Bệnh Sài Sốt Chó - Canine Distemper (Caré) | Vetshop.VN


Bệnh Sài Sốt Chó - Canine Distemper (Caré)

Đăng bởi: | ngày: 13.10.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Canine Distemper trên chó con
Canine Distemper trên chó con

I. Đặc điểm chung của bệnh

Mầm bệnh:

  • Bệnh care hay bệnh sài sốt chó có tên khoa học là Fibris catarrhalis infectionsa canium
  • Do virus canine distemper thuộc nhóm paramyxo gây nên
  •  Vi rút có cấu trúc ARN. trong nhiễm sắc chất và nhân tế bào, virus tạo thành thể bao hàm gọi là thể lents.

Loài mắc:

  • Tất cả các giống chó đều mắc. nhưng bệnh thường xảy ra ở chó từ 2-12 tháng tuổi, đặc biệt là chó con từ 3-4 tuổi, tỷ lệ nhiễm cao hơn cả và tỷ lệ chết 90- 100%, chó nhập nội hay mắc bệnh.
  • Chó con theo mẹ ít gặp bệnh care do có kháng thể truyền từ mẹ.
  • Ngoài chó ra, chó sói, cáo, chồn, chồn đen, rái cá cũng mắc bệnh.
  • Trong phòng thí nghiệm chồn đen mẫn cảm nhất, ngoài ra có thể dùng chuột lang , thỏ, chuột nhắt trắng, khỉ.
  • Người và động vật khác là môi giới trung gian truyền bệnh
  • Chó trưởng thành nhiễm virrus nhưng không phát bệnh mà ở thể mang trùng.

Chất chứa virus:

  • Chó bệnh virrus có trong máu, phủ tạng chất bài tiết ….
  • Trong máu có độc lực thì chó sốt cho đến khi lành bệnh
  • Nước tiểu thường xuyên có virus
  • Óc, lách, hạch, tuỷ xương, là nơi chứa mầm bệnh nhiều nhất
 Đường xâm nhập:
  • Virus xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hoá cũng có thể qua da
  • Trong phòng thí nghiệm: tiêm, uống, bôi niêm mạc mũi đêu gây được bệnh

Cách sinh bệnh

Thời kỳ nung bệnh ở chó từ 3-6 ngày, dài nhất từ 17-21 ngày, kéo dài trên dưới một tháng, tối đa là 5 tuần.
  • Sau khi qua niêm mạc virus vào hệ thống lâm ba phát truyển ở đó sau đó virus vào máu gây bại huyết, tác động vào nội mạc mạch quản gây sốt kéo dài 24-46 giời.
  • Do sức đề kháng yếu, các vi khuẩn gây kế phát như: staphylococcus, Bacdetella, bronchiseptica, streptococus, salmomela, E. coli… gây đột sốt thứ 2 kéo dài 3-4 ngày. Vì vậy chó cũng có những biến chứng như viêm phổi, viêm ruột thể cata, viêm não.

Cách lây lan:

  • Lây trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe. Do tiếp súc với dịch mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân.
  • Bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá.

Sức đề kháng:

Sức đề kháng của virus yếu khi ra điều kiện ngoại cảnh
  • Ở điều kiện thường, ánh sáng môi trường, virus bị diệt sau vài giờ
  • Ở 550c/1h + 600c/30 phút +100 trong vòng 35 ngày
  • Trong trong sác chết lên men thối nó chỉ sống được 38h
  • Các chất sát trùng thông thường NaOH, focmon có thể tiêu diệt được virus dễ dàng

II. Triệu chứng

Do virus có tính hướng niêm mạc nên tác động lên niêm mạc
Da tăng sinh ở gan bàn chân
Da tăng sinh ở gan bàn chân

1. Đường tiêu hoá, hô hấp, sinh dục, niêm mạc mắt, gây nên các triệu chứng ở đó.

Đường tiêu hoá:
Viêm cata dạ dày, ruột làm con vật khát nước, nôn mửa, ỉa chảy.
  • Lúc đầu phân lỏng có mầu xám vàng, trong phân có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột lầy nhầy. số lần đi ỉa 5-7 ngày làm chó kiệt sức, mệt mỏi da nhăn nheo.
  • Sau đó phân chuyển sang mầu café nhạt do lẫn máu.
  • Giai đoạn cuối phân loãng có lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra, tanh khắm, bết ở hậu môn.
  • Nôn là triệu chứng thường gặp, do virus tác động lên niêm mạc đường tiêu hoá gây viêm nặng. Lúc đầu môn ra bọt có mầu vàng
  •  Vì vậy con vật mất nước và mất chất điện giải làm chó gầy sút nhanh, có biểu hiện mắt trũng, bụng hóp, đi lại không vững, nằm liệt một chỗ, nhiệt độ hạ, loạn nhịp tim.
  • Chó có thể chết trong vòng 5-7 ngày.
  • Chó có thể viêm niêm mạc miệng, viêm hạch hạnh nhân
  • Giai đoạn cuối thân sau liệt. Bài tiết tiểu tiện và đại tiện không tự chủ được.
 Đường hô hấp:
Viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản dẫn đến viêm phổi.
  • Nước mũi chảy ra có mầu xanh và dịnh nhày, có khí máu do xuất huyết.
  • Lúc đầu ho khô sau ho ướt
  • Thở gấp, thở khò khè, thè lưỡi ra thở
  • Hai bên mét phập phồng ,có thể có bọt, có khi chó thở giật cơ nông
Chó bệnh đi tiểu ra máu.
Chó bệnh đi tiểu ra máu.
Biêu hiện ở mắt
Viêm niêm mạc mắt, lúc đầu nước mắt trong, sau đó đục dần như có mủ, có khi loét, đục niêm mạc mắt thậm trí có thể mù (ảnh trên).

Đường sinh dục:
  • Con đực viêm niêm mạc túi dương vật
  • Con cái có chửa có thể dẫn đến sảy thai

2. Triệu chứng ngoài da

Giả thích tại sao bệnh có tên là bệnh sài sốt chó
  • Ở những vùng da mòng và ít long như: Bụng ngực, hang, trong đùi… đầu tiên nổi những chấm đỏ, sau đó biến thành những mụn có mầu vàng có viền đỏ. Người ta gọi đó là nốt sài
  • Mụn có thể khô đi mà không vỗ, hoặc vỡ ra chảy mủ khô lại rồi đóng vẩy, vẩy làm cho long bết lại rồi rụng, để lại vết thương chóng lành, không tạo thành sẹo.
  • Có hiện tượng da tăng sinh: thường thầy ở gan bàn chân, mõm. Làm gan bàn chân cúng lại, con vật đi lại khó khăn, khập khiễng có khi gan bàn chân nứt ra

3. Triệu chứng thần kinh

Xuất hiện khi bệnh kéo dài, tuỳ thuộc vào vùng não và tuỷ bị viêm
  • Có lúc con vật ủ rũ, buồn rầu có lúc lại hung dữ
  • Về sau xuất hiện co giật đều đặn ở bắp thịt, mũi tai chân hay bóng đái.
  • Vật đi loạng choạng, đứng lên ngã suống, run rẩy, có khi méo mặt mắt to mắt nhỏ.
  • Vật lành bệnh thường mang di chứng: đi xiêu vẹo, gầy còm, điếc, đau mắt.....
Thể thần kinh: Thể thần kinh phân làm 4 loại
  1. Miệng há - đớp, đầu và một chân giật giật. 2 chân hoặc cả 4 chân giật có qui luật.
  2. Vận động không phương hướng.
  3. Động kinh, không tự chủ được miệng cắn bất kỳ vật gì gần miệng, miệng chảy nước bọt màu trắng, có khi có lẫn máu, tự động tiểu, đại tiện, co giật liên hồi không nghỉ, chạy lung tung, vô thức cuối cùng toàn thân mất lực nằm một chỗ nghỉ.
  4. Thân sau không động đậy được hoặc liệt.

IV. Chẩn đoán bệnh:

1. Dựa vào triệu chứng bệnh tích:

- Trừ khi bệnh xả ra điển hình với chó non chó chưa tiêm phòng vacxin: Sốt có triệu chứng ở đường tiêu hoá, đăc biệt xuất hiên nốt sài ở các vùng da mỏng: ( bụng ngực, bẹn).

2. Chẩn đoán phân biệt với:

Bệnh cảm mạo: ở giai đoạn đầu.

Bệnh viêm phổi: Chó thường mắc khi thời tiết thay đổi, gió mua đông lạnh, mắc ở tất cả các lưa tuổi
  • Chó sốt cao, khó thở thở khò khè.
  • Điêu trị bằng kháng sinh đặc hiệu bệnh ở đường hô hấp sau 5-7 ngày bệnh giảm và khỏi, chó chở lại bình thường.
Bệnh tiêu chảy: Do nhiễm khuẩn hay ăn thức ăn không vệ sinh
  • Chó có thể sốt (do nhiễm khuẩn) hoặc không sốt
  • Ỉa chảy không có máu
  • Điều trị bằng kháng sịnh đặc hiệu cùng bổ xung nước và càc chất điện giải, sau 7-10 ngày bnh sẽ giảm rồi dần khỏi.
Bệnh do parvovirus và viêm gan do virus ở chó:
Giống nhau đều có triệu chứng tiêu chảy, mùi phân tanh khắm

Khác nhau
Bệnh care: Số lượng phân ở mức trung bình, thường nát, phân có mầu cafe
Do parvovirus: Phân loãng như nước, mỗi lần đi ỉa số lượng phân nhiều

Viêm gan do virus:
  • Phân thành khuôn nhưng phân sống
  • Bụng chướng to do gan sưng, báng nước
  • Niên mạc mắt viêm nặng hơn care, trong giống như cùi nhãn
Bệnh dại ở chó với biểu hiên thần kinh:
Bệnh care thường xuất hiện các triệu chứng thần kinh ở giai đoạn cuối của bệnh ..... còn giai đoạn đầu của bệnh biểu hiện không rõ. Nên chó khỏi bệnh thường có biểu hiện đần độn.
  • Bệnh dại: chó biểu hiện rõ ở các giai đoạn khác nhau.
  • Có thể phân biệt bằng cách lấy não làm tiêu bản ( bệnh dai)
  • Lấy tế bào biểu ( cere) để phát hiện thể: - Nêgri ở bênh dai
  • Lentz ở bệnh care

3. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học

  • Bệnh sảy ra trên chó đặc biệt ở chó ngoại, chó cảnh.
  • Mùa đông xuân là mùa rễ phát bệnh
  • Mưc độ cảm nhiễm với bệnh tuỳ thuộc vào lứa tuổi, mắc nhiều nhất vào 3-4 tháng tuổi.

 4. Chuẩn đoán phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm bằng tế bào: tìm trong nguyên sinh chất, chủ yếu trên lớp tế bào biểu mô ( thể lentz).
  • Với chó sống lấy lớp màng biểu mô đường sinh dục hay đường tiết niệu.
  • Chó bị chết lấy sớm mẫu bệnh phẩm phổi bàng quang, thân, tiểu não, não, do virus đề kháng kém với môi trường.
Tim virus trong tế bào biểu mô bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
Phương pháp huyết thanh học: không có giá trị cao do bệnh tiến chiển nhanh quá thường không tìm thấy kháng thể.

V. Điều trị

Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ các các biện pháp hộ lý nâng cao sức đề kháng và diệt vi khuẩn bội nhiễm, kế phát là được chú ý.

Chỉ có biện pháp tiêm phòng mới là biện pháp tối ưu nhất bảo vệ chó của bạn khỏi bệnh này.

Nguồn: Vietdog



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y