Viêm Ruột Hoại Tử Trên Gà - Necrotic Enteritis (Clostridium perfingens) | Vetshop VN


Viêm Ruột Hoại Tử Trên Gà - Necrotic Enteritis (Clostridium perfingens)

Post by: | date: 13.10.13 Bình luận cho bài viết! | Print
Clostridium perfingens trong lòng ruột.
Clostridium perfingens trong lòng ruột.
Viêm ruột hoại tử là một bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện kế phát sau các bệnh nguyên phát hoặc stress do vi khuẩn Gram dương Clostridium perfingens gây nên.
  • Bệng có tên khoa học : tiếng Anh Necrotic Enteritis (NE).
  • Tiếng Latinh: Enteritis Necroficans (EN).
  • Bệnh có thể xuất hiện ở gà với mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở gà sau 3 tuần tuổi trở lên.
  • Bệnh gây thất thoát khoảng 4 – 8% số đầu con, giảm khả năng tăng trọng, tiếu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng cao …

1. Dịch tễ bệnh NE

Vi khuẩn Clostridium Perfingens là một loại vi khuẩn yếm khí sống trong đường ruột và ít gây bệnh cho gà, nếu không có các yếu tố thúc đẩy.
Các yếu tố nguy cơ stress có hại làm thay đổi môi sinh trong đường ruột như cầu trùng giun sán, rối loạn tiêu hóa, do gà quá đói, quá khát, thay đổi đột ngột nguồn thức ăn, nước uống, thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc, mật độ gà quá cao, chuồng trại ẩm ướt, chất độn chuồng không sạch không khô, cắt mỏ, chuyển chuồng, san đàn, tiêm phòng… rất có lợi cho việc Clostridium phát triển và gây bệnh. Trong các trường hợp này bệnh chỉ phát ở dạng lẻ tẻ.

Nguy hiểm hơn là một số chủng Clostridium Perfingens có độc lực lớn sống và ô nhiễm môi trường bên ngoài chuồng, khi các dụng cụ thiết bị, con người … vì lý do nào đó mang mầm bệnh vào đàn gà thì bệnh xảy ra với quy mô lớn và bao giờ cũng ở dạng cấp tính. Điều này khác với đặc điểm dịch tễ của bệnh tụ huyết trùng.

2. Cơ chế sinh bệnh NE

Cũng giống như E. coli vi khuẩn Clostridium Perfingens ký sinh bình thường trong đường ruột mà không gây bệnh, chúng tham gia vào quá trình lên men, phân hủy thức ăn giúp cho gà đồng hóa tốt và tăng trưởng tốt. Thế nhưng khi có các bệnh hoặc các yếu tố thúc đẩy (đã nêu ở trên) làm cho nhu động đường ruột thay đổi và Clostridium có điều kiện sinh sản nhanh, phá vở thế cân bằng vi sinh có lợi cho chúng. Trên cơ sở của rối loạn tiêu hóa, hoặc các bệnh cầu trùng, giun sán, …đã phá vở cấu trúc niêm mạc ruột tạo điều kiện cho Clostridium bám vào lông mao niêm mạc ruột gây viêm xuất huyết hoại tử ruột. Chúng không dừng ở đây mà tiếp tục vào đường huyết gây nên hiện tượng nhiễm trùng máu. Trong môi trường chảy máu chúng không thể tồn tại được lâu, xác chết của chúng được phân hủy và giải phóng ra nội độc tố làm cho gà chết nhanh hơn, bệnh xảy ra cấp tính hơn.

3. Triệu chứng bệnh NE

Bệnh thường phát ra ở thể cấp tính hoặc quá cấp tính.

Những gà có tiền bệnh như cầu trùng, giun, sán hoặc căn nguyên đưa từ môi trường bên ngoài vào … bệnh diễn biến rất nhanh, gà chết trong vòng 1 giờ và nhiều trường hợp các cán bộ kỹ thuật bỏ qua bệnh NE và cho đó là gà chết do cầu trùng hoặc tụ huyết trùng.

Những trường hợp bệnh phát ra do các yếu tố stress khác thì thấy lác đác 1 số gà đột nhiên thâm tím vùng đầu mào, tích và các vùng da không hoặc ít lông ở vùng đầu rồi co dật động kinh hoặc co cứng lại và chết, cũng chỉ vài ba giờ thời gian.

Diễn biến bệnh rất nhanh nhưng không mang tính dịch lớn (lẻ tẻ, lác đác).

Tỷ lệ ốm không cao và tỷ lệ chết cũng không cao lắm 4 – 8%.

4. Mổ khám bệnh tích NE

Hiện tượng nhiễm trùng huyết thể hiện rất rõ. Bệnh tích tập trung ở đường ruột, gan, lách, thận:
Mức độ bệnh do Clostridium perfingens tương ứng với số điểm.
Mức độ bệnh do Clostridium perfingens tương ứng với số điểm.
  • Niêm mạc đường ruột có nhiều đám đỏ tấy, xuất huyết thành vệt, thành mảng. Rất nhiều trường hợp khi mổ ra đã thấy các vùng viêm hoại tử tạo vết loét hoặc đám loét phủ một lớp màu vàng ngà.
  • Gan, lách không to nhưng màu sắc lại thay đổi. Màu của gan có thể thâm hoặc vàng hơn bình thường. Trên bề mặt gan có nhiều điểm lấm tấm hoại tử màu vàng.
  • Thân và lách xưng to biến màu, khó quan sát được các điểm hoại tử.

5. Chẩn đoán bệnh NE

Bệnh NE rất dễ chẩn đoán trên cơ sở dịch tễ học lâm sàng và giải phẫu bệnh lý học.

Bệnh xảy ra hoặc rất đột ngột hoặc gắn liền với bệnh tiền phát hoặc với các yếu tố stress. Diễn biến lác đác lẻ tẻ, nhanh, thâm tím vùng đầu, co cứng và chết. Khi mổ bệnh tích tập trung ở đường ruột: Viêm xuất huyết hoại tử ruột và viêm hoại tử gan…

Chẩn đoán phân biệt.

Bệnh viêm ruột hoại tử (NE) cần phân biệt với tụ huyết trùng: Bệnh tụ huyết trùng không có bệnh tích điển hình ở đường ruột, nhưng lại có thêm xuất huyết vàng tim, cơ đùi, cơ tim và tích nước bao tim…

Điều trị bệnh viêm ruột hoại tử.

Đối với các trường hợp bệnh NE là bệnh kế phát ta phải đồng thời điều trị bệnh tiền phát.

Ví dụ: Bệnh NE là kế phát của bệnh cấu trùng thì ta phải điều trị cả cấu trùng và NE cùng một lúc : thuốc trị cầu trùng + Penicilin G. Potassium: 3 triệu UI + Vinamin + Điện giải , Thuốc pha vào nước cho gà uống trong ngày đêm.

Nếu bệnh NE do các yếu tố stress thúc đẩy sinh ra bệnh thì loại bỏ các yếu tố stress ấy và dùng 1 trong các loại thuốc nguyên liệu như sau: Penicillin : 3 triệu UI; Ampicillin: 3 gram hoặc Amoxillin : 3gram ; Doxycyclin: 3gram

Nguồn: 100 Câu hỏi đáp dành cho CB thú y và CN Gà



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y