Hệ Cơ Và Hệ Xương Của Gia Cầm | Vetshop VN


Hệ Cơ Và Hệ Xương Của Gia Cầm

Post by: | date: 29.9.13 Bình luận cho bài viết! | Print

1. Hệ xương

Các phần của hệ xương gia cầm tương ứng như các động vật khác. Cánh gà tương ứng với cánh tay và bàn tay ở động vật bậc cao, cẳng chân và ngón chân tương ứng cẳng và ngón chân ở động vật, xương bàn chân của gà là sự nối tiếp và kéo dài ra từ xương chân của động vật.

Sơ đồ bộ xương gà
Sơ đồ bộ xương gà
1  Xương đầu; 2  Xương cổ; 3 - Cột sống; 4  Xương lưỡi hái; 5  Xương cánh; 6  Xương đùi; 7  Xương cẳng; 8 Xương bàn chân; 9 Xương ngón chân;
Hệ xương gia cầm có kết cấu vững chắc, xốp, nhẹ và khoẻ (cứng). Hệ x ương bao gồm xương đầu, x ương sống, x ương ngực, x ương sườn và x ương chi. Xương đầu chia thành hai loại là xương sọ và xương mặt. Xương sống chia ra x ương sống cổ, x ương ngực, x ương hông (l ưng, khum) và x ương đuôi. Bộ x ương chiếm khối l ượng 7-8% khối l ượng cơ thể. Số l ượng các đốt sống ở các loại gia cầm trên bảng 1.1.

        Bng 1.1. Số lưng các đt sng ở gia cầm
Đt sống
Vịt
Ngng
Đốt sng cổ
13-14
14-15
17-18
Đốt sng ngc
7
9
9
Đốt sng lưng
1-2
1-2
1-3
Đốt sng hông
12
12
12
Đốt đuôi
5-6
7
7

Xương ngực (xương lưỡi hái) ở gia cầm phát triển mạnh. mỏm xương ngực ở một số gia cầm như gà Plymouth, gà Cornick, gà tây... phát triển mạnh. Phần xương này là nơi bám vào của những cơ quan có giá trị quý (cơ trắng). Ở ngỗng, vịt, mỏm xương ngực phát triển kém hơn, vì vậy chỗ bám của cơ là hai phía của xương ngực; đà điểu không có xương này vì chúng không phải là chim bay mà là chim chạy. các phần còn lại của bộ xương như cánh, đùi, chân... được tạo thành từ các xương riêng biệt và có sự kết hợp hài hòa với nhau.

Bộ xương của gia cầm mái còn là nơi dự trữ khoáng để tạo thành vỏ trứng. trong những xương dài có nhiều gai xốp trong tủy xương. khi hoạt động sinh dục mạnh, cái gai này phát triển và chứa đầy Ca, dự trữ cho quá trình đẻ trứng. Khi thức ăn nghèo Ca, gia cầm mái sẽ huy động đến 40% Ca từ xương khi đẻ ra 6 quả trứng đầu tiên.

2. Hệ 


Sơ đồ hệ cơ gà
Sơ đồ hệ cơ gà
1 – Cơ ngực nông; 2 – Cơ ngực sâu; 3 – Cơ đùi; 4 – Cơ cẳng chân

Ở gia cầm, hệ cơ mịn, sợi nhỏ và chắc. Sự phát triển của hệ cơ phụ thuộc vào loài, giống, tuổi gia cầm. Ở các phần khác nhau của cơ thể gia cầm, hệ cơ phát triển ở mức độ khác nhau. Cơ ngực phát triển tốt theo sự vận động của cánh và bảo vệ các cơ quan bên trong của ngực và bụng. Cơ ngực có ý nghĩa kinh tế quan trọng trong sản xuất thịt, nó chiếm khoảng 17 % khối lượng cơ thể và 40 % tổng lượng cơ trong phần thịt ăn được của gà. Ở một số giống gà tây, cơ ngực có thể phát triển đạt đến 1,5-1,9 kg.

Màu sắc cơ của gia cầm là màu trắng hoặc đỏ sẫm. Khi luộc thì cơ của gà và gà tây sáng hơn, còn ở thuỷ cầm thì sẫm hơn. Tốc độ chảy của máu qua cơ quy định màu của nó. Đùi có thịt màu sẫm trong khi ngực và cánh có thịt màu trắng. Gà, gà tây đi lại nhiều thì thịt có màu sáng hơn, trong khi thuỷ cầm tất cả thịt đều có màu sẫm.

Độ lớn của tế bào cơ biến động từ 10-100 mm, chiều dài từ 6-12 cm. Các tế bào cơ chứa 70-75% là nước, 17-19% protein, 1-7% các hợp chất không chứa nitơ, khoảng 1% chất khoáng và 3,9% mỡ.

Nguồn: Vetshop VN



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y