Thu Y | Vetshop VN


Nạn Kháng Kháng Sinh: Kịch Bản Diệt Vong!

Cuốn Kẻ tử thù lớn nhất: Cuộc chiến của chúng ta chống lại những vi khuẩn giết người của Michael T. Osterholm và Mark Olshaker.
Cuốn Kẻ tử thù lớn nhất: Cuộc chiến của
chúng ta chống lại những vi khuẩn giết người
của Michael T. Osterholm và Mark Olshaker.
Kháng sinh, cùng với các biện pháp y tế căn bản khác, đã có tác động lớn tới chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của con người hiện đại. Thiên hạ chẳng hề cường điệu khi xem các thuốc penicillin và sulfa là thần dược. Nhưng...

Kháng sinh và kháng kháng sinh

Kháng sinh đã tồn tại hàng triệu năm. Từ khi hình thành khoảng 4 triệu năm trước, hang Lechuguilla ở New Mexico không bị con người hay thú vật động đến, mãi cho tới khi nó được khám phá vào năm 1986. Khi phân tích các vi khuẩn tìm thấy trên vách của hang Lechuguilla, các nhà khoa học xác định nhiều loại không chỉ kháng được các kháng sinh tự nhiên như penicillin mà cả các kháng sinh tổng hợp mà mãi tới nửa sau của thế kỷ 20 mới có trên trái đất. Chuyên gia về bệnh Brad Spellberg nhận xét rằng các kết quả này cho thấy sự kháng kháng sinh đã tồn tại phổ biến trong tự nhiên.

Bát Nháo Thị Trường Thuốc Thú Y

Hiện người chăn nuôi cũng như các cửa hàng thuốc thú y đều mù mờ về cách sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong phòng, điều trị bệnh gia súc, gia cầm.

Tiêm phòng cho gà vào đầu mùa mưa ở một trang trại tại Đồng Nai
Tiêm phòng cho gà vào đầu mùa mưa ở một trang trại tại Đồng Nai
Trong khi cả nước có hàng nghìn sản phẩm thuốc thú y được lưu hành với số lượng cửa hàng lớn, thì chính quyền địa phương lại chưa siết chặt việc quản lý dẫn đến nhiều vi phạm và diễn biến ngày càng phức tạp khó kiểm soát.

Nhiều bất cập trong quản lý

Hội thuốc thú y Việt Nam cho biết, hiện cả nước có 58 công ty sản xuất, phân phối với 6.768 loại thuốc có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành và hơn 3.000 loại thuốc của 40 nước nhập khẩu.

Nâng Cao Hiệu Quả Việc Sử Dụng Vaccin Trong Chăn Nuôi

Một loại vaccin sử dụng trong chăn  nuôi heo. Ảnh minh họa
Một loại vaccin sử dụng trong chăn
 nuôi heo. Ảnh minh họa
Ngày nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Trách nhiệm của người chăn nuôi là phải cung cấp thịt heo an toàn. Việc sử dụng vaccin nhằm góp phần nâng cao sức miễn dịch phòng chống dịch bệnh cho heo, giảm lượng kháng sinh tồn lưu trong heo.

Vaccin có hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh. Nhưng cũng có một số trường hợp vaccin không đạt hiệu quả như mong muốn. Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng vaccin thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Sự khác biệt giữa vaccin và kháng sinh

Vaccin giúp heo có khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và vi-rút. Miễn dịch giúp cơ thể sống đào thải các tác nhân gây bệnh bằng các kháng thể và tế bào miễn dịch. Tuy nhiên, vaccin chỉ có hiệu quả trên một nguyên nhân gây bệnh nhất định, không có tác dụng trực tiếp với các loại bệnh khác.

Độc Tố Nấm Mốc Cần Được Ngăn Chặn Ngay Tại Nguồn

Nấm mốc phát triển trên bắp sau thu hoạch.
Nấm mốc phát triển trên bắp sau thu hoạch
Nấm mốc và các độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dinh dưỡng và tiêu hóa các chất dinh dưỡng của vật nuôi, dẫn đến hiệu suất thấp, Tiến sĩ Kurt Richardson cảnh báo. "Tác động của nấm mốc tới chất lượng dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi thường không được chú ý tới.

Nấm mốc và các độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dinh dưỡng và tiêu hóa các chất dinh dưỡng của vật nuôi, dẫn đến hiệu suất thấp, Tiến sĩ Kurt Richardson cảnh báo.

Siêu Vi Khuẩn Vào Châu Âu Thông Qua Thịt Gà

Siêu vi khuẩn. Ảnh minh họa.
Hình mô phỏng siêu vi khuẩn. Ảnh minh họa.
Nếu không tìm ra thứ vũ khí thích hợp để tiêu diệt loại vi khuẩn này thì đến năm 2050 ước tính số người phải thiệt mạng do các bệnh nhiễm khuẩn thông thường sẽ lên đến con số 10 triệu.

Một bệnh nhân tại Đan Mạch bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, các chuyên gia tại Đại học kỹ thuật Đan Mạch cho biết họ đã phát hiện một dạng vi khuẩn đặc biệt có thể chống lại tác động của những loại thuốc kháng sinh thông thường, thậm chí kháng sinh Polymyxin - phương án cuối cùng để chống lại nhiễm trùng - cũng không hề có tác dụng.

Động Vật Hoang Dã Có Thể Truyền Bệnh Nguy Hiểm Cho Người

Các mầm bệnh trên người có nguồn gốc từ động vật.
Các mầm bệnh trên người
có nguồn gốc từ động vật.
Trong thời gian gần đây, phong trào nuôi thú cưng phát triển một cách rầm rộ, đặc biệt động vật có nguồn gốc từ hoang dã. Điều này dấy lên những lo ngại xung quanh vấn đề này. Sau đây chúng tôi giới thiệu bạn đọc bài viết về: "Các bệnh mà thú hoang có thể truyền cho con người".

Khi nuôi động vật hoang dã làm thú cưng, chủ nuôi phải có giấy phép và phải được kiểm dịch. Nếu chúng không có giấy phép và không được kiểm dịch đầy đủ, điều này có thể tiềm ẩn những nguy cơ chết người cho chủ nuôi và cho cả cộng đồng. Các loài động vật hoang dã chứa trong mình đủ thứ “bệnh tật”, từ dịch Ebola đến ung thư và thậm chí cả dịch hạch, nguy cơ lây nhiễm sang người rất cao.

Dịch Ebola

Năm 2014, 10.000 người trên toàn cầu đã thiệt mạng vì dịch Ebola. Nhưng Ebola cũng thổi bay một lượng lớn dân số các loài khỉ lớn. Vào đầu thập niên 1990, dịch Ebola đã tiêu diệt một số quần thể khỉ tinh tinh sinh sống ở Vườn quốc gia Taï (Côte d’Ivoire). Một thập niên sau đó, những đợt dịch bùng phát tương tự cũng đã bùng nổ ở Cộng hòa dân chủ Công-gô đã làm thiệt hại nặng dân số loài khỉ đột.

Kháng Kháng Sinh - Nguy Cơ Hiện Hữu Đối Với Ngành Chăn Nuôi

Nếu không quản lý và nâng cao kiến thức sử dụng cho người chăn nuôi, kháng sinh sẽ tràn lan trên thị trường, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người, gây tổn thất lớn cho người dân.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo thống kê của Cục Thú y, hiện có gần 9.000 sản phẩm thuốc thú y đã được đăng ký lưu hành, trong đó sản xuất trong nước là hơn 6.000 sản phẩm (gần 4.000 sản phẩm có chứa hoạt chất kháng sinh), nhập khẩu được phép lưu hành là hơn 3.000 sản phẩm (trong đó gần 2.000 có chứa hoạt chất kháng sinh). Trung bình mỗi tỉnh có khoảng gần 200 cửa hàng thuốc thú y.

Cảnh Báo Nuôi Thú Cưng Khi Có Trẻ Nhỏ Trong Nhà

Bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 1 đang trao
đổi về một trường hợp trẻ em bị chó tấn công
Ảnh: TẤN NGUYÊN
Dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bị cào cắn... là những mối nguy mà động vật nuôi trong nhà có thể gây ra cho trẻ nhỏ nếu người lớn không biết cách kiểm soát.

Cậu con trai 7 tuổi vừa mới khỏe được vài ngày sau đợt bệnh tay chân miệng, chị N.H.T (34 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) lại phải ôm con đến Viện Pasteur TP HCM chích ngừa sau khi bé bị chính con mèo nuôi trong nhà cào một vết lớn lên má. “Tôi thấy con còn mệt vì mới bệnh dậy nên định theo dõi con mèo, không chích nhưng nghe chị bạn làm điều dưỡng nói mèo cào có nguy cơ dại còn cao hơn chó nên đành ôm con đi” - chị than thở.

Khi chó, mèo nhà “nổi điên”

BS Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1, cho biết ông đã từng gặp mấy chục ca trẻ con bị chó cắn gây thương tích nặng phải nhập viện, trong đó hầu hết là chó nhà nuôi. Ca mới nhất mà Khoa Răng Hàm Mặt tiếp nhận là bé trai 3 tuổi tên T.T.T ở Củ Chi, bị chó cắn với hàng loạt vết thương ở má và môi khiến các bác sĩ phải khâu thẩm mỹ tới vài trăm mũi.

Các Bệnh Sinh Sản Thường Gặp Trên Heo Nái Sau Khi Sinh

Cấu tạo tử cung heo (ảnh minh họa)
Cấu tạo tử cung heo (ảnh minh họa)
Sinh sản trên heo nái có vai trò quyết định đến thành công của việc chăn nuôi heo nái nói riêng và kết quả chăn nuôi của toàn trại nói chung. Vấn đề quản lý bệnh sinh sản trên heo nái là 1 yếu tố quan trọng. Sau đây chúng tôi giới thiệu một số bệnh về sinh sản thường gặp trên heo nái sau khi sinh.

Thông thường chỉ có 1 số bệnh chính hay gặp trên heo nái như sau:
  1. Bệnh sót nhau.
  2. Bệnh sốt sữa.
  3. Bệnh viêm vú, viêm tử cung, mất sữa.
  4. Bệnh bại liệt.
  5. Hiện tượng heo nái chậm động dục trở lại.
Dưới đây là 1 số thông tin cơ bản về mỗi bệnh giúp những người chăn nuôi hiểu và khống chế phần nào thiệt hại do chúng gây ra.

1. Bệnh sót nhau

Trong quá trình sinh đẻ bình thường của heo mẹ, sau khi sổ thai (heo con sổ ra ngoài) 10-60 phút thì nhau thai sẽ ra ngoài. Nếu quá thời gian trung bình kể trên mà nhau thai không được đẩy ra ngoài thì được gọi là sót nhau.

Căn cứ vào mức độ của bệnh mà có thể chia ra như sau:
  • Thể sót nhau hoàn toàn: Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung ở cả 2 sừng tử cung.
  • Thể sót nhau không hoàn toàn: phía sừng tử cung không chứa thai thì nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung. Sừng tử cung bên có thai thì nhau thai còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ.
  • Thể sót nhau từng phần: một phần của màng nhung hay 1 ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung.

Nguyên nhân gây bệnh?

Heo nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết.
Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại.
Tử cung co bóp kém không đẩy được nhau thai ra được. Nguyên nhân làm cho tử cung co bóp kém có thể là:
  • Heo nái quá già, đẻ nhiều đuối sức.
  • Trong thời gian có thai heo mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là Canxi.
  • Con heo mẹ quá gầy hoặc quá béo.
  • Quá nhiều bào thai, bào thai quá to, dịch thai quá nhiều dẫn đến cỏ tử cung mở quá độ, giảm đàn tính và sự co bóp.
  • Tất cả những ca đẻ khó → ảnh hưởng đến quá trình co bóp của tử cung → giảm sức rặn của con mẹ.

Bệnh biểu hiện như thế nào?

Heo bị sót nhau thường biểu hiện triệu chứng không rõ ràng:
  • Heo mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, thỉnh thoảng rặn, thân nhiệt hơi tăng, heo thích uống nước (nhờ vào kinh nghiệm chăm sóc cũng như theo dõi trong quá trình chăm sóc thực tế mà ta biết được lượng nước heo uống có nhiều hơn bình thường hay không).
  • Từ cơ quan sinh dục của heo mẹ luôn thải ra dịch màu nâu.

Cách phát hiện heo mẹ sót nhau:

  • Sót nhau hoàn toàn: quan sát kỹ sẽ thấy 1 màng mỏng còn nằm trong âm đạo hay treo lòng thòng ở mép âm môn.
  • Sót nhau không hoàn toàn: nhìn thấy 1 ít nhung mao trên mặt màng nhung của heo mẹ.
  • Sót nhau từng phần: Trải toàn bộ phần nhau thai đã ra ngoài → quan sát: thấy được những chỗ màng thai bị đứt → suy ra phần màng thai còn lại nằm trong tử cung.

Biện pháp khắc phục

  • Chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu chuồng trại, vận động, thức ăn và dinh dưỡng.
  • Can thiệp kịp thời (ngay khi phát hiện ra heo mẹ có những dấu hiệu bệnh, không để quá muộn), đúng kỹ thuật (không quá mạnh tay → tránh những tổn thương → sót nhau).
  • Tiêm thuốc Oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết.
  • Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 0,1% hoặc nước muối 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.

2. Bệnh sốt sữa (bệnh liệt nhẹ sau sinh)

Là 1 bệnh phát sinh đột ngột, nhanh chóng gây nhiều nguy hiểm cho heo mẹ sau khi sinh. Bệnh gây ra cho con vật tình trạng mất cảm giác, tê liệt ở các chân, ruột, họng và gây rối loạn tất cả các phản xạ có và không có điều kiện.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Heo nái sốt sữa do nhau thai ra không hết, nhau thai ở trong tử cung sẽ tiết ra hoocmon follienlia, làm ức chế sự phát sinh của hoocmon prolactine nên tuyến vú không phát triển được gây sốt sữa.
  • Do tử cung và vú bị nhiễm trùng.
  • Do thức ăn mất cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng.

Biện pháp khắc phục

  • Nếu sốt sữa do nhau thai ra không hết thì dùng dung dịch Gluconat canxi 10% tiêm tĩnh mạch với liều 20ml/con hoặc tiêm dung dịch Oxytoxin với liều 10 - 20 UI/con hoặc có thể dùng dung dịch Ergotin tiêm bắp với liều 0,3 - 0,5mg/con.
  • Nếu sốt sữa do thiếu canxi thì dùng dung dịch Gluconat canxi 10% tiêm tĩnh mạch với liều 20 - 40ml/con.
  • Nếu sốt sữa do thiếu vitamin C thì có thể tiêm 200ml nước cất cộng với 5ml vitaminC/con/ngày.
  • Khi thấy lợn trở lại trạng thái bình thường nhưng vẫn ít sữa thì có thể tiêm dung dịch Thyrosin ngày một lần, với liều 1ml/con/ngày.

3. Bệnh viêm vú, viêm tử cung, mất sữa

4. Bệnh bại liệt sau sinh

Là bệnh mà heo mẹ mất khả năng vận động sau thời gian sổ thai. Có 3 bệnh bại liệt khác nhau trên heo nái: Bệnh bại liệt trên heo trước khi sinh, bệnh bại liệt trên heo sau khi sinh, bệnh liệt nhẹ trên heo sau khi sinh (hay còn gọi là bệnh sốt sữa).

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do thai quá to, tư thế và chiều hướng của thai không bình thường.
  • Quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác… →Từ đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đấm rối hông khum → heo mẹ bại liệt.

Biểu hiện bệnh

  • Lúc đầu heo mẹ đi lại khó khăn, về sau không đứng lên được mà nằm bẹp 1 chỗ.
  • Bệnh thường kế phát với 1 số bệnh ở hệ tiêu hóa, hô hấp như: chướng bụng đầy hơi, viêm phế quản cấp.
  • Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng.
  • Sau 3-4 tuần con vật gầy dần và chết.

Biện pháp khắc phục

  • Thao tác can thiệp kịp thời, đúng kỹ thuật.
  • Để con vật nằm trên nền chuồng có đệm rơm, rạ hay cỏ khô dày và sạch.
  • Hằng ngày trở mình cho heo mẹ → tránh bầm huyết, hoại tử da và kế phát với chướng bụng, đầy hơi.
  • Tăng cường thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng nhất là Canxi và Photpho.
  • Dùng các loại dầu nóng xoa bóp mạnh 2 chân cho heo mẹ.
  • Tiêm gluconat canxi hay clorus canxi, kết hợp với vitamin B1, strchnin. Đồng thời kết hợp với phương pháp châm cứu.

5. Hiện tượng chậm động dục trở lại của heo nái

Sau khi cai sữa cho heo con, thông thường heo mẹ sẽ động dục trở lại vào ngày thứ 4-7 (chiếm 85-90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con mà không thấy heo mẹ động dục trở lại thì heo mẹ đó gọi là chậm động dục trở lại. Bệnh thường gặp tại các cơ sở chăn nuôi có điều kiện nuôi dưỡng kém.

Nguyên nhân

Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp, thành phần dinh dưỡng mất cân đối, thức ăn hôi mốc, có nhiều độc tố...
  • Thức ăn nhiều chất bột đường hoặc thiếu đạm và vitamin A,D,E → buồng trứng heo nái chậm phát triển → chậm hay không động dục; thai yếu và quái thai.
  • Thức ăn hôi mốc → sinh độc tố →gây ngộ độc cho heo → sẩy thai, chậm động dục, đẻ ít con.
  • Do heo mắc các bệnh sinh sản như: Những bệnh nhiễm trùng đường máu hay đường sinh dục, bệnh tai xanh, bệnh thai gỗ… → tổn thương trên tử cung → ảnh hưởng đến sự phân tiết hormon, viêm buồng trứng → chậm động dục.
  • Do chuồng trại chật hẹp, heo mẹ không thường xuyên được đi lại vận động nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi quá nhiều heo gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.
  • Do lai tạo đồng huyết, cận huyết → giống heo bị thoái hóa, chậm sinh, vô sinh. heo nái có chửa sẽ khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai...
  • Do nội tiết bên trong cơ thể heo: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến việc khả năng heo không sinh sản là 4%.
  • Do nhiều nguyên nhân khác dẫn đến → rối loạn hormon sinh sản → thể vàng không tiêu biến đi như bình thường → nồng độ hoocmon Progesteron tăng cao → ức chế tiết hoocmon LH và FSH → ức chế quá trình động dục → heo mẹ chậm động dục trở lại.
Phòng ngừa bằng dinh dưỡng: Cho heo ăn với khẩu phần thức ăn cân đối đạm, canxi và vitamin, nhất là vitamin E.
Chăm sóc quản lý: Cai sữa cho heo con lúc 3-5 tuần tuổi và cho heo nái tiếp xúc với heo đực giống từ ngày đầu cai sữa heo con.
Sử dụng kích dục tố tiêm cho heo mẹ → thúc đẩy nhanh quá trình động dục lại.

Khắc phục

  • Kiểm tra lại thức ăn cho heo xem thức ăn có đảm bảo chất lượng hay không để có thể kịp thời loại bỏ thức ăn hôi mốc và cân đối lại các thành phần và giá trị dinh dưỡng như: chất bột, đường, đạm, khoáng cho hợp lý.
  • Cần bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng cho heo, nhất là đạm, khoáng, vitamin. Các chất này có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, khô dầu đậu, đỗ, dầu cá, bí đỏ, giá đỗ nảy mầm, rau xanh non ngon,...
  • Bổ sung vào cám cho heo ăn hàng ngày các loại thuốc bổ trợ như vitamin A, D, E, C, B.complex…
  • Tiêm thuốc kích dục tố eCG và hCG cho heo nái. Ngoài ra, có thể tiêm eCG và Estrogen để điều trị bệnh chậm động dục sau cai sữa của heo nái.
  • Nếu lần 1 không đậu thì tiếp tục cho phối lần 2, nếu đã qua 2 lần phối giống mà vẫn không đậu thì nên loại thải.
Như vậy, quá trình chăm sóc heo mẹ sau khi sinh luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro rất lớn. Việc nắm được căn bản nguyên nhân, biểu hiện của bệnh cũng như hướng xử lý của mỗi bệnh sẽ là cơ sở giúp chúng ta chủ động trong công tác kiểm soát, điều trị bệnh. Từ đó giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại đáng kể do bệnh gây ra.


Hoa Đá

7 Dạng Vô Sinh Ở Heo Đực Giống

Heo đực giống. Ảnh minh họa
Heo đực giống. Ảnh minh họa
Hiện nay, việc dùng đực giống không những bằng phương pháp nhảy trực tiếp mà cả bằng những phương pháp gián tiếp – thụ tinh nhân tạo (TTNT) đang được áp dụng rộng rãi trong các vùng chăn nuôi heo công nghiệp. Tuy nhiên, những rối loạn khả năng sinh sản của heo đực đã cản trở và gây nhiều thiệt hại kinh tế trong công tác truyền giống.

Vô sinh của heo đực xảy ra ở hai dạng: Rối loạn các phản xạ sinh dục đặc trưng với việc giảm từng phần hoặc toàn bộ khả năng giao phối và giảm khả năng thụ thai do các biến đổi bệnh lý của tinh trùng.

Nguy Cơ Ung Thư Dạ Dày Từ Việc Hôn Thú Cưng

Nguy cơ ung thư dạ dày từ việc hôn thú cưng
Nguy cơ ung thư dạ dày từ việc hôn thú cưng
Một nghiên cứu mới đây từ Nhật Bản cảnh báo mối đe dọa sức khỏe từ việc nuôi động vật trong nhà.

Tuần báo Shukan Gendai (Nhật) số ra ngày 19/9 trích dẫn kết luận từ bản nghiên cứu do GS Masahiko Nakamura và các đồng sự đến từ trường Đại học Kitasato tiến hành.

Theo đó, những hành động như ôm hôn hay bồng bế chó, mèo con có thể gây nên bệnh ung thư dạ dày.

Sự Thất Bại Của Ký Chủ Chống Lại Sự Nhiễm Trùng

Sự phát bệnh trên thú phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Sự phát bệnh trên thú phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó quan trọng nhất là hàng rào miễn dịch tự nhiên.
Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thú cho tới trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Trong thời kỳ này, trên thú không có triệu chứng gì. Thời kỳ nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể. Thời kỳ này có thể rất ngắn (hàng giờ) nhưng có thể rất dài (hàng tháng). Có không ít trường hợp thú nhiễm bệnh mang mầm bệnh kéo dài (thể tiềm tàng hoặc thể mang khuẩn). 

Hiểm Họa Từ Những Thói Quen, Bệnh Lây Từ Động Vật

Bệnh lây nhiễm từ động vật có mặt trên khắp thế giới.
Bệnh lây nhiễm từ động vật có mặt trên khắp thế giới.
Dịch bệnh mới nổi nguy hiểm có nguồn gốc lây truyền từ động vật sang người như cúm A/H5N1, SARS, Ebola, MERS-CoV, dại… đã liên tục xuất hiện trong những năm gần đây với tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao, khiến cho cộng đồng rất hoang mang lo lắng, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Bệnh Do Virus Gây Ra Trên Heo: Một Cái Nhìn Tổng Quát !

Các bệnh do virus gây ra trên heo thường được chẩn đoán bởi các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng, tổn thương cơ quan sau khi chết và khẳng định chắc chắn bằng xét nghiệm huyết thanh học trong phòng thí nghiệm.

1. Virus là gì?

Virus là những vi sinh vật ký sinh nội bào bắt buộc, virus có kích thước nhỏ nhất trong số các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Rất nhiều virus là mầm bệnh lây nhiễm trên heo. Chúng không thể được nhìn thấy bằng các loại kính hiển vi quang học thường được sử dụng để quan sát vi khuẩn. Chúng chỉ có thể được nhìn thấy thông qua kính hiển vi điện tử.

Virus chỉ được nhìn thấy thông qua kính hiển vi điện tử

Tại Sao Salbutamol Bị Cấm Dùng Trong Chăn Nuôi Heo?

Ventolin, một loại thuốc dựa trên salbutamol
Ventolin, một loại thuốc dựa trên salbutamol
Vừa qua, phần lớn trại heo ở xã Xuân Đông (Chợ Gạo, Tiền Giang) bị phát hiện có sử dụng chất cấm salbutamol. Vậy các trại heo này sử dụng salbutamol làm gì? Nó độc hại thế nào? Và làm thế nào để tránh mua phải thịt heo có dư lượng salbutamol?

Theo báo Tuổi trẻ đưa tin, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Tiền Giang đã túc trực ở xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo để kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm truy tìm những trại heo có sử dụng chất cấm salbutamol. Xã này hiện có khoảng 700 hộ chăn nuôi heo và tổng đàn tới hơn 35.000 con. Tuy vậy, đoàn đã gặp rất nhiều khó khăn do các cơ sở đều tìm cách né tránh việc kiểm tra. Thực tế, đoàn tuy chỉ mới kiểm tra được 9 trại đã phát hiện có tới 5 trại sử dụng salbutamol. Tất cả các mẫu được lấy đều là heo lớn sắp xuất chuồng và sẽ có mặt ở các gian hàng chợ nếu đoàn không có mặt kịp thời.

Bệnh Giun Tim Trên Chó Lây Nhiễm Qua Người

Dirofilaria immitis trong tim chó
Dirofilaria immitis trong tim chó
Ký sinh trùng Dirofilaria immitis là một loại giun chỉ (filaria) thường sống ký sinh trong tim chó và đôi khi cũng gặp trong tim mèo.

Đây là giun tim chó (canine heartworm). Những năm gần đây có rất nhiều báo cáo khoa học cho biết có bằng chứng giun chỉ Dirofilaria có thể từ thú lây nhiễm sang cho người.

Bắt Đầu Từ Bệnh Giun Tim Chó

Giun tim chó D. immitis là một bệnh ký sinh khá phổ biến khắp thế giới. Bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở loài chó, bất kỳ con đực hay cái, bất kỳ tuổi tác hay nơi chốn ở.

Bệnh cũng còn có thể thấy ở mèo nhà và ở một số thú rừng như chó sói, coyote, chồn và ferret, sư tử biển...

Cúm Gia Cầm Và Phương Pháp Nhận Biết

Gà bị bệnh chết rất nhanh (Ảnh sưu tầm)
Gà bị bệnh chết rất nhanh.
Cũng giống như các bệnh thông thường khác, luôn có hai phương pháp giúp nhận diện 1 bệnh là dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bệnh tích lúc mổ khám (gọi chung là nhận diện lâm sàng) và phương pháp thứ hai là nhận diện dựa vào các phản ứng đặc trưng trong phòng thí nghiệm (nhận diện trong phòng thí nghiệm). Khi nghi ngờ có dịch xuất hiện, ta lần lượt nhận diện bằng hai phương pháp trên.

5 Căn Bệnh Đáng Sợ Từ Lũ Chuột

Hình 1: Chuột cắn chân người
Hình 1: Chuột cắn chân người
Chuột không chỉ phá hoại tài sản, lương thực thực phẩm mà chúng còn là nguồn gốc gây nên rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người.

Chuột thuộc bộ gặm nhấm, chúng thường được chia thành các loại khác nhau như: Chuột cống, chuột nhà, chuột nhắt, chuột chũi, chuột chù,…chuột là kẻ thù của con người về cả phương diện vật chất lẫn tinh thần.

Xử Trí Nhanh Khi Chó Mèo (Nghi Dại) Cắn

SKĐS - Khi bị các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo (chưa tiêm phòng bệnh dại) hoặc chó, mèo hoang cắn, nạn nhân và những người xung quanh cần biết cách xử trí như sau:

Những Đại Dịch Trên Người Liên Quan Tới Động Vật

Hình 1: Những đại dịch khủng khiếp trên người
Hình 1: Những đại dịch khủng khiếp trên người
Những căn bệnh trên toàn thế giới có tốc độ lây lan nhanh, khó khống chế cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, là tiếng còi báo động sức khỏe của người dân đang bị đe dọa.

Trước kia người ta chỉ coi HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ không có kháng sinh phòng ngừa và thuốc điều trị được bệnh thì đến ngày nay con số về các dịch bệnh đe dọa đến sức khỏe của người dân toàn thế giới ngày càng tăng lên đáng kể.


/

Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y