Tốc Độ Gió Trong Chuồng Nuôi
Lão làng chăn nuôi heo Thái Lan, SOMTHAD BUNTAPHAN. |
I. Đặt vấn đề.
Những năm gần đây ngành chăn nuôi heo nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cả về số lượng đầu con và sản lượng thịt. Tuy nhiên bên cạnh đó vấn đề dịch bệnh cũng ngày càng trở nên phức tạp. Mô hình chuồng nuôi heo khép kín được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại bên trong nhằm tạo một môi trường tiểu khí hậu tốt nhất cho heo đã, đang được bước đầu ứng dụng nhằm cải thiện và kiểm soát tình hình dịch bệnh. Ví dụ như các trang trại của CP Group, Mitraco Hà Tĩnh,..v.v.Vấn đề điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi đối với các trang trại ở nước ta vẫn còn đang là mới và chưa chuyên sâu. Để điều khiển được tiểu khí hậu trong chuồng nuôi hợp lý ta cần kiểm soát và hiểu rõ sự biến đổi của 3 yếu tố: Tốc độ gió; Nhiệt độ; Độ ẩm. Ba yếu tố luôn giằng buộc và đi kèm nhau tạo môi trường lý tưởng nhất cho heo. Trong đó nhiệt độ và độ ẩm phụ thuộc nhiều vào môi trường, và yếu tố tham gia cải thiện, biến đổi nhiệt độ, độ ẩm đó chính là Tốc Độ Gió! Ta có thể kiểm soát hoàn toàn ! Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng tốc độ gió, cách xử lý tiểu khí hậu, và các thiết bị hỗ trợ điều khiển tiểu khí hậu.
II. Tầm quan trọng tốc độ gió trong chuồng nuôi khép kín.
Ai cũng hiểu rõ sử dụng hệ thống quạt trong chuồng nuôi giúp cho sự thông thóang không khí, cuốn tất cả khí thải, mùi hôi, bụi bẩn ra ngoài, làm cho heo mát mẻ hơn. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được Tốc Độ Gió và Điều Chỉnh nó tương ứng với nhiệt độ, độ ẩm như thế nào là hợp lý. Từ đó hạn chế xâm nhập những mầm bệnh từ bên ngoài vào. Đảm bảo ổn định sức khỏe và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho heo sinh trưởng và phát triển. Môi trường khép kín hạn chế bệnh tật sảy ra nếu ta điều chỉnh môi trường hợp lý và do đó cũng hạn chế can thiệp bằng thuốc cho heo. Nhờ đó tránh được sự nhờn thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, kiểm soát được tình hình dịch bệnh dễ dàng hơn.Tốc độ gió có vai trò Lập Lại Cân Bằng Môi Trường ở mức gần nhất theo ý đồ người chăn nuôi lựa chọn cho từng giai đoạn, loại heo chăm sóc.
Với mỗi mỗi một giai đoạn tuổi heo, hay thời kỳ của heo và tương ứng với từng mùa, từng ngày điều kiện khí hậu môi trường luôn thay đổi. Tuy nhiên ta luôn có những phương án cho tốc độ gió hợp lý để từ đó ổn định môi trường. Tốc độ gió ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến khả năng sinh trưởng của heo ở giai đoạn heo con sơ sinh và heo con sau khi cai sữa từ 1-3 tuần ( tức heo ở 4 đến 7 tuần tuổi). Các giai đoạn heo từ 8 đến 21 tuần tuổi và Giai đoạn heo chờ phối, heo mang thai và chuồng heo đực giống, lúc này vai trò chính của tốc độ gió là dung hòa môi trường kết hợp mật độ hơi nước (độ ẩm) cùng biến đổi nhiệt độ tạo điều kiện phù hợp với sinh trưởng, sinh sản và phát triển của heo. Tuy nhiên mỗi giai đoạn lớn này lại có các giai đoạn nhỏ tương ứng tốc độ gió khác nhau kết hợp với sự khéo léo điều chỉnh của người kỹ thuật tạo nên chuỗi suyên suốt thích hợp cho heo phát triển.
Ở Việt Nam ta, 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, cùng với sự biến đổi bất thường của thời tiết thực sự là vấn đề khó khăn cho điều chỉnh tiểu khí hậu mà không có bảng điều khiển tốc độ gió, nhiệt độ tự động. Tôi nhấn mạnh hai chữ TỰ ĐỘNG. Bạn có thể đo nhiệt độ và độ ẩm là bao nhiêu, bạn chỉnh cho quạt quay chậm lại hay nhanh hơn. Nhưng bạn không thể đứng đó đo mãi được vì, sáng nhiệt độ khác, trưa khác, đêm đến khác.v.v. Nhất là đối với mùa đông và mùa mưa, tôi sẽ xin đề cập đến phần sau ở sử dụng Speed Chock. Ở đây tôi không đề cập đến độ ẩm tự động. Vì ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu có thời gian tưới nước cho tấm làm mát. Tuy nhiên nếu máy bơn nước làm việc ăn nhịp tự động với nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi thì đó là điều tuyệt vời!
III. Kinh nghiệm điều chỉnh tốc độ gió nói riêng và tiểu khí hậu nói chung.
Hiện nay trang trại chúng tôi đang sử dụng hệ thống quạt biến tần làm việc dưới sự cài đặt của bảng điều khiển tự động về nhiệt độ, độ ẩm và % tốc độ quạt làm việc ăn nhịp với hoạt động máy bơm nước lên tấm làm mát. Muốn điều chỉnh tốt tốc độ gió cần nẵm vững những vấn đề sau:3.1 Kiểm tra quạt và tốc độ gió.
Tốc độ gió trong chuồng phụ thuộc vào những yếu tố sau:- Số lượng quạt và kích thước, kết cấu chuồng heo.
- Các quạt như nhau nhưng không phải luôn làm việc hiệu suất như nhau.
- Mật độ heo và loại heo.
- Mật độ các chất trong không khí chuồng nuôi ( H2O, NH3, H2S, NO3.v.v)
- Kiểm tra khả năng làm việc hệ thống quạt thông gió:
- Bật chế độ Manual quạt có làm việc như ý hay hết công suất không ( tùy theo chế độ lắp đặt).
2. Ta tính tốc độ gió ở các % quạt làm việc để biết công suất % tương ứng vận tốc gió như thế nào!
Đo tốc độ gió trong điều kiện không có heo. Yêu cầu có dụng cụ đo.
Điều chỉnh Volume theo các mức chênh nhau 2% : 2%, 4%, 8%...48%,50%....( tùy theo giới hạn tối đa hộp điều chỉnh). Đối với bảng Control của chúng tôi, giới hạn là 50% và 1% tương ứng với quạt sẽ quay công suất 2%; tức 50% trong hộp điều khiển thì quạt sẽ làm việc hết công suất 100%.
Ở mỗi % đó. Ta cầm dụng cụ đo đứng ở 9 vị trí khác nhau trong chuồng: 3 vị trí đầu, 3 vị trí giữa và 3 vị trí cuối chuồng ( 3 vị trí này xếp thành hàng ngang, vị trí 1 góc trái, 3 góc phải và 2 ở giữa 1 và 3).
Ví dụ ở 38%. Ta được tốc độ gió tương ứng là: 3 vị trí đầu (0,5 – 0,4 – 0,6(m/s)); 3 vị trí giữa (0,6 – 0,7 – 0,7); và 3 vị trí cuối (0,5 – 0,6 – 0,5). Như vậy ở hộp ta điều chỉnh 19% tức quạt làm việc 38% tốc độ gió đạt được là:
V = (0,5+0,4+0,6+0,6+0,7+0,7+0,5+0,6+0,5)/9 = 0,56 ≈ 0,6 (m/s)
Sau khi đo hết các % công suất ta lập ra 1 bảng chuẩn cho kiểu chuồng đó. Làm tương tự cho các kiểu: Chuồng phối, chuồng đẻ, cai sữa, cho chuồng 6 quạt, cho chuồng 4 quạt..v.v. Căn cứ vào đó làm giá trị ước lượng điều chỉnh tốc độ gió trong chuồng nuôi khi NHẬP HEO vào! Sau khi nhập heo vào, dùng các giá trị này và do cụ thể xem thực tế chênh với ko có heo là bao nhiêu, ước lượng giá trị gần đúng của công suất quạt cho tốc độ gió theo ý muốn.
Lưu ý: Tôi nói là ước lượng vì khi nhập heo vào tốc độ gió hoàn toàn khác. Phụ thuộc mật độ heo nhiều hay ít, heo lớn hay nhỏ. Tuy nhiên độ chênh lệch nằm trong tầm ước lượng được.
Sau khi có được bảng chuẩn. Tắt Manual, chuyển sang Automatic kiểm tra. Điều chỉnh trên bảng điều khiển ( Speed Hi; Speed Lo) về 38 % và đo ở 3 vị trí chính giữa chuồng, nếu trung bình ≈ 0.6 là chấp nhận. Đối với kiểu bảng điều khiển không có Volume chỉn tốc độ gió thì phải đưa về Automatic và chỉnh SpeedLo= Speed Hi = Giá trị công suất quạt cần biết vận tốc gió sinh ra..
3.2 Kinh nghiệm điều chỉnh tốc độ gió phù hợp môi trường bên ngoài và loại heo.
Yêu cầu:- Nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng tốc độ gió, tiểu khí hậu chuồng nuôi:
- Nước làm mát: Yếu tố này phụ thuộc vào máy bơm, ống dẫn nước, thời gian bơm.
- Khí hậu bên ngoài
- Thân nhiệt heo trong chuồng
- Dụng cụ sưởi, trang thiết bị chuồng trại.
Nắm rõ quy luật sinh lý và sinh sản của heo, sự phát triển heo qua các thời kỳ. Mỗi giai đoạn heo có nhu cầu khác nhau.
Hiểu được %công suất quạt tương ứng m/s.
Hiểu những nguyên do gây sai lệch tiểu khí hậu so với chương trình ta cài đặt cho hệ thống Automatic (bộ nhớ Automatic, cài đặt thiếu, động cơ quạt, tấm làm mát, ống dẫn nước, máy bơm..v.v.)
Phân loại môi trường:
Ở đây tôi không phân loại theo mùa mà phân loại theo kiểu biến đổi từng ngày hay vài ngày. Vì một kỹ thuật điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi khép kín tốt phải luôn kiểm soát được sức khỏe heo sau khi điều chỉnh tiểu khí hậu. Thời tiết biến đổi hàng ngày, do đó cần phải xem dự báo thời tiết để có phương hướng cài đặt cho hệ thống điều chỉnh tiểu khí hậu tương ứng.
- Nhiệt độ cao, độ ẩm cao: Những ngày nắng nóng mà mưa nhiều, hoặc mưa thất thường ( đang nắng lại mưa).
- Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp: Những ngày nắng nóng nhưng thời tiết hanh khô.
- Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao: Trời lạnh mà mưa nhiều.
- Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp: Trời lạnh nhưng hanh khô không mưa, chỉ có gió nhiều.
- Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp: Thích hợp là nói đến cho từng giai đoạn lứa tuổi.
Quạt biến tần làm việc theo sự biến thiên nhiệt độ.
Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp | |
Heo đực giống | 2,0 => 2,8 m/s (17-200C; AH: 85%) |
Chờ phối + Phối | 2,3 => 2,8 m/s (18-220C; AH: 80%) |
Thai kỳ 1 +2 | 2,2 => 2,8 m/s (25-280C; AH: 80%) |
Thai kỳ 3 | 2,0 => 2,5 m/s (25-280C; AH: 85%) |
Nuôi con tuần 1 | 2,0 => 2,5 m/s (26-280C; AH: 85%) |
Nuôi con tuần 2,3 | 2,0 => 2,8 m/s (26-280C; AH: 85%) |
Heo con 4 tuần tuổi | 0,3 => 0,7 m/s (32-350C; AH: 60%) |
Heo con 5 tuần tuổi | 0,5 => 0,8 m/s (30-340C; AH: 62%) |
Heo con 6 tuần tuổi | 0,7 => 1,0 m/s (28-320C; AH: 64%) |
Heo con 7 tuần tuổi | 0,9 => 1,2 m/s (26-300C; AH: 66%) |
Heo con 8 tuần tuổi | 1,1 => 1,5 m/s (24-280C; AH: 68%) |
Heo con 9 tuần tuổi | 1,2 => 1,7 m/s (22-260C; AH: 68%) |
Heo con 10 tuần tuổi | 1,3 => 1,8 m/s (20-240C; AH: 70%) |
Heo 11 -14 tuần tuổi | 1,5 => 2,0 m/s (18-220C; AH: 72%) |
Heo 15-18 tuần tuổi | 1,8 => 2,4 m/s (17-220C; AH: 75%) |
Heo từ 19-25 tuần. | 2,0 => 2,8 m/s (17-210C; AH: 75%) |
Nhiệt độ cao, độ ẩm cao Lư ý: Ta có thể giảm T nhưng độ ẩm tăng thì dễ chứ không giảm được so với môi trường. | |
Heo đực giống | Tăng tốc độ gió, mở nước làm mát, AH 100% |
Chờ phối + phối Mang thai. | Đo xem làm mát hết mức AH 100% thì nhiệt độ thấp nhất là bao nhiêu. Từ đó chỉnh tốc độ gió tăng. Tới gần đẻ nên kéo dài giới hạn nhiệt để quạt biến thiên chậm lại. |
Nái mẹ nuôi con Heo con 1-3 tuần | Chú ý những ngày mưa, nhiệt độ đang cao, xuống thấp nhanh chóng, Chỉnh tốc độ gió giảm xuống theo nhiệt độ thấp nhất những ngày đó. |
Heo con 4-5 tuần | Không mở nước làm mát, tùy mật độ heo, cân nặng cai sữa, chất thải mà có thể tăng tốc độ gió thấp nhất từ 0,3 lên 0,5 m/s. Quan sát giấc ngủ và hoạt động heo con tốt là OK. |
Heo con tuần 5-6 | Giai đoạn này heo con đi ỉa phân lỏng nhiều vì có sự chuyển giao thức ăn, và cơ địa cũng phát triển nhanh. Do đó tốc độ gió có thể đạt 1m/s liên tục nếu nhiệt độ >300C. Đối với trại có bảng điều khiển tự động nước làm mát, hết sức chú ý đến thời gian mở nước. |
Heo con 7-14 tuần | Giai đoan này heo lớn nhanh nên tốc độ gió chậm vừa tùy theo mức T, và AH. Nếu tốc độ gió lớn, AH cao, heo ho nhiều + ăn no => hay lòi dom. |
Heo 15-25 tuần | Kéo dài giới hạn nhiệt, tính đúng thời gian làm mát. |
Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp Trường hợp này kỹ thuật dễ can thiệp nhất để có môi trường ổn định theo ý muốn. Giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm! | |
Heo đực giống | Ở các loại heo này, tốc độ gió lớn nhất khi ở nhiệt độ trùng với nhiệt độ yêu cầu cung cấp nước làm mát cho heo. |
Chờ phối + Phối | |
Thai kỳ 1 +2 | |
Thai kỳ 3 | |
Nuôi con tuần 1 | |
Nuôi con tuần 2,3 | |
Heo con 4-6 tuần | |
Heo con 7-10 | |
Heo choai 11-18 | |
Heo từ 19-25 tuần. |
Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao Trường hợp này khó nhất! Bạn cần vận dụng mọi yếu tố trong trang trại và những gì hệ điều khiển tự động cho phép sử dụng. Lúc này quạt sẽ làm việc ở mức thấp nhất cài đặt theo nhiệt độ liên tục. | |
Heo đực giống | 17- 210C là tốt, AH >80% vẫn tốt. Nếu lạnh quá từ 7 – 170C tốc độ gió cũng phải giữ tối thiểu 1,2 -1,5 m/s (Tùy mức nhiệt độ và tình trạng heo). Không nhất thiết phải dùng Speed Chock! |
Chờ phối + Phối | |
Thai kỳ 1 +2 | |
Thai kỳ 3 | Ở giai đoạn này chỉnh tương tự trên, tuy nhiên có thể cài đặt Speed Chock: Tức là chế độ quạt làm việc nhanh đủ để không khí trong chuồng là SẠCH và làm việc chậm lại trong khoảng thời gian hàm lượng khí thải( CO2, NH3, H2S.. ) bắt đầu tới giới hạn làm con vật khó chịu. |
Nuôi con tuần 1 | |
Nuôi con tuần 2,3 | |
Heo con 4-6 tuần | Ngoài việc tăng cường đèn úm, tấm che, tốc độ gió lúc này cũng phải dùng tới Speed chock (Tuần đầu và 2 chỉnh tốc độ gió thấp và ko cần Speed Chock, nhưng tuần 3 sau cai sữa nên dùng) |
Heo con 7-10 | Yêu cầu dùng Speed Chock, kiểm tra sức chịu của heo và mùi trong chuồng, tốc độ gió thường xuyên. |
Heo choai 11-18 | Có thể ko cần dùng Speed Chock, nhưng tốc độ gió phải đảm bảo heo không ho. |
Heo từ 19-25 tuần. | Tốc độ gió thấp nhất là 1,5m/s, nếu mùi hôi, và công nhân dọn vệ sinh kém thì cần phải dùng Speed Chock. |
Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp Nhiệt thấp có thể tăng lên, độ ẩm thấp có thể mở nước nhưng phải chú ý:Loại heo và thời gian mở nước cho phù hợp. | |
Heo đực giống | Nhiệt độ cao nhất, và độ ẩm khoảng 60% là phải mở nước trên tấm làm mát. Tính toán thời gian cụ thể mở nước với mức tăng độ ẩm và mức giảm nhiệt trong chuồng. Để có thời gian mở nước hợp lý. Duy trì tốc độ gió ở 1,2-1,5m/s |
Chờ phối + Phối | |
Thai kỳ 1 +2 | |
Thai kỳ 3 | |
Nuôi con tuần 1 | Vừa kết hợp Speed Chock, Vừa giãn giới hạn nhiệt để biến thiên quạt chậm lại, đồng thời mở nước làm mát sao cho độ ẩm không quá 85%. |
Nuôi con tuần 2,3 | |
Heo con 4-6 tuần | Không cần thiết mở nước, tốc độ gió 0,3-0,9 m/s.Có thể ko cần dùng Speed Chock. |
Heo con 7-10 | Không dùng Speed Chock, tốc độ gió 0,8-1,5 m/s. Mở nước ở nhiệt độ khi độ ẩm là 55% tăng đến 65 % là được ko cần cao quá heo sẽ lạnh. |
Heo 11-18 tuần tuổi | Nếu nuôi ở kết cấu chuồng khác, cần lưu ý % công suất quạt. Tốc độ gió cần tối thiểu 1,5-1,8 m/s. Tối đa tùy theo những ngày nắng nhiệt độ cao nhất bao nhiêu mà tăng giới hạn nhiệt và giới hạn công suất tương ứng để đạt như bình thường. |
Heo từ 19-25 tuần. |
3.3 Điều chỉnh tiểu khí hậu với chuồng nuôi heo sau cai sữa nhiều lứa tuổi và chuồng heo nái đẻ chia thành nhiều đợt.
Như ở trên tôi đã trình bày, và nó áp dụng cho từng giai đoạn riêng biệt. Tuy nhiên đối với những giai đoạn đầu các trang trại đang gây dựng giống hay các trại heo nhỏ số lượng heo 1 giai đoạn chưa đủ để nuôi 1 chuồng, mà 1 chuồng nuôi rất nhiều lứa tuổi ở các nhu cầu tiểu khí hậu khác nhau. Hoặc chuồng đẻ, có sự tồn tại đan xen giữa heo nái chờ đẻ, heo nái đang đẻ, heo nái đẻ được 1 tuần, 2, 3 tuần. Sự điều chỉnh tiểu khí hậu để phù hợp là rất khó!a) Với heo con sau cai sữa nhiều lứa tuổi.
- Chọn lọc heo lớn ở gần tấm mát và heo nhỏ ở cuối chuồng gần quạt nhất.
- Nắm được các yêu cầu tiểu khí hậu các lứa tuổi.
- Tốc độ gió được ưu tiên gần với tiêu chuẩn heo lớn nhất. Tuy nhiên cần xem tổng đàn heo lớn nhất bao nhiêu con, heo lứa 2, 3...6,7 là bao nhiêu con. Từ đó có được max tốc độ gió. Min tốc độ gió sẽ được gần với min của lứa nhập có tuổi 5-6 tuần. Dỹ nhiên ta phải căn cứ vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường để đặt tốc độ gió.
- Giới hạn nhiệt độ, độ ẩm để có tốc độ gió tương thích, chọn tương tự tốc độ gió.
- Mở nước tính thời gian vừa đủ mát từ tấm làm mát tới ô chứa heo cần làm mát.
- Với trời lạnh cần sử dụng đèn úm kéo dài hơn và sử dụng Speed Chock cho heo. Thời gian làm việc Speed Chock ít nhất bằng 2 lần chiều dài chuồng nuôi.
- Kéo dài giới hạn nhiệt độ để biến thiên tốc độ gió vừa phải.
- Mở nước làm mát vừa đủ AH% là 85% với mùa hè, 75% với mùa lạnh hanh khô, ko mưa.
- Trời lạnh sử dụng Speed Chock hợp lý, khi cai sữa heo mẹ đi chuồng sẽ trống nhiều và do đó có thể giảm max tốc độ gió hay kéo dài giới hạn nhiệt.
IV. Các trang thiết bị hỗ trợ:
- Quạt biến tần.
- Bảng điều khiển tự động nhiệt độ, độ ẩm.
- Đầu cảm ứng đo nhiệt độ, độ ẩm.
- Dụng cụ chuyên dụng đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
SOMTHAD BUNTAPHAN
Receive articles via Email!