Gia Suc | Vetshop VN


Phương Pháp Dự Đoán Ngày Sinh Của Bò

Phương pháp dự đoán ngày sinh của bò. Ảnh minh họa
Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy việc biết ngày sinh của bò là rất quan trọng. Để dự tính ngày sinh của bò, phải tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.

1. Cách tính ngày

Lấy ngày phối giống bò cộng với 5 hay 7 ngày (có thể vào tháng 2 có 28 ngày) và lấy tháng phối giống cộng với 9, sẽ có ngày sinh dự kiến. Ví dụ:
  • Bò phối giống lần cuối vào 10/2/2015, cách tính sẽ là ngày 10 + ngày 7 = ngày 17; tháng 2 + tháng 9 = 11 tháng, vậy là ngày sinh dự kiến vào ngày 17-11-2015.
  • Bò phối giống 7/3/2015, sẽ là: ngày 7 + ngày 5 = ngày 12; tháng 3 + tháng 9 = 12 tháng, vậy ngày sinh dự kiến vào ngày 12/12/2015.
  • Bò cũng có thể sinh sớm hơn hay muộn hơn nên cần theo dõi biểu hiện của bò mẹ trước ngày sinh dự kiến là 7-10 ngày.

Hà Nội Sẽ Sản Xuất Tinh Bò Đông Lạnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Cty CP Giống gia súc Hà Nội (viết tắt là HLBC) đang hợp tác để xây dựng trung tâm chăn nuôi bò đực giống và sản xuất tinh cọng rạ đông lạnh.

Ông Hoàng Thanh Vân (thứ 2 từ phải sang) rất tâm đắc với chương trình “Ứng cụng công nghệ cao trong sản xuất tinh bò thịt chất lượng cao”.
Ông Hoàng Thanh Vân (thứ 2 từ phải sang) rất tâm đắc với chương trình “Ứng cụng công nghệ cao trong sản xuất tinh bò thịt chất lượng cao”.

6 bò đực Brahman nhập từ Úc đã về Hà Nội

Để hiện thực hóa điều đó, hai đơn vị này vừa tổ chức lễ nghiệm thu và bàn giao đợt 1 lô bò đực giống gồm 6 con giống Brahman thuần nhập từ Úc.

“Những con bò khổng lồ” nặng 500 - 600kg có cuộc sống rất “vương giả” tại Trung tâm Giống và sữa bò Phù Đổng (thuộc HLBC), huyện Gia Lâm, Hà Nội. Phòng ở của các “quý ông Brahman” được lắp điều hòa để làm mát mỗi lúc khí trời nóng bức; được công nhân vuốt ve, tắm rửa hằng ngày và cung phụng những thức ăn tươi ngon, giàu dưỡng chất nhất.

Tìm Hiểu Về Khái Niệm Sữa Hữu Cơ

Bò được chăn thả trong môi  trường tự nhiên. Ảnh minh họa
Bò được chăn thả trong môi
trường tự nhiên. Ảnh minh họa
Sữa hữu cơ dùng để chỉ một số sản phẩm sữa từ gia súc được nuôi theo phương pháp canh tác hữu cơ. Trong hầu hết các khu vực pháp lý, sử dụng thuật ngữ “hữu cơ” hay tương đương như “sinh học” hay “sinh thái”, trên bất kỳ sản phẩm được quy định bởi cơ quan chức năng thực phẩm. Nói chung, các quy định rằng ngành chăn nuôi phải được: cho phép chăn thả, được cho ăn thức ăn gia súc hoặc hợp chất thức ăn hữu cơ được chứng nhận, không được điều trị với hầu hết các thuốc (bao gồm hormone tăng trưởng), và nói chung phải được đối xử nhân đạo.

Bất Cập Trong Việc Khuyến Khích Nông Dân Nuôi Bò Sữa

Chăn nuôi bò sữa nước ta đang cơn bĩ cực, và manh nha tương lai kém sáng sủa. Thế nhưng, Bộ NN-PTNT vẫn lên kế hoạch năm 2020 phát triển tổng đàn tăng gấp đôi hiện nay. Ở quê hương gốc gác của bò sữa, tình trạng bi đát khiến "người giàu cũng khóc"…

Thê thảm giá sữa

Không thể có số liệu chính xác, vì đàn bò sữa nước ta đang phát triển nặng “tự phát”. Ước tính đến nay, thì tổng đàn bò sữa cả nước vào khoảng 300.000 con, tăng trên 20% cả về số lượng và sản lượng sữa. Đàn bò này cho sản lượng sữa ước cỡ 700.000 tấn/năm.


Một trang trại chăn nuôi bò sữa. Ảnh minh họa
Một trang trại chăn nuôi bò sữa. Ảnh minh họa
Dẫn đầu là Vinamilk đã đầu tư 9 trang trại chăn nuôi, tổng đàn 120.000 con, sản lượng sữa ước đạt 200 triệu lít/năm. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có đàn bò sữa hùng hậu nhất nước với gần 150.000 con, sản lượng sữa đạt gần 300.000 tấn/năm; dù theo kế hoạch năm 2015, chỉ phát triển lên 83.000 con.

Theo bà Huỳnh Kim Cúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.Hồ Chí Minh, trong thời gian khá dài, giá sữa bò và con giống tăng mạnh, nông dân đổ xô nuôi, người chưa biết gì cũng săn lùng bò sữa về gây đàn…

Bò sữa có chu kỳ cho sữa 10 tháng/năm, mỗi con cho sữa ít nhất 15kg sữa/ngày. Giá sữa lúc ấy bình quân 12.000đ/kg nhưng chi phí thấp, chỉ bằng 1/2 thu nhập từ sữa. Nhà nuôi 10 con bò sữa, "bỏ túi" trung bình 30 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền bán con giống, lúc sốt cao có giá 40-50 triệu đồng/con. Thế là nhà nhà thành "phú hộ".

Nhưng từ cuối năm 2014 đến nay, giá sữa cứ giảm dần. Các công ty khống chế số lượng sữa mua vào, quản lý và kiểm tra chất lượng sữa gắt gao, đưa ra đủ thứ điều kiện đối với nông dân. Hộ nào may mắn ký được hợp đồng với công ty, muốn bán được sữa cũng… vã mồ hôi.

Hiện các công ty mua sữa theo 2 loại giá (7.400đ/kg và trên 10.000đ/kg). Điều này được giải thích do giá sữa trong nước phụ thuộc giá sữa thị trường thế giới và do đàn bò sữa trong nước liên tục tăng làm lệch cán cân cung-cầu. Và lý do nữa là Việt Nam đã hội nhập, buộc doanh nghiệp phải thay đối "chiến lược" thu mua sữa có chất lượng và giá cân bằng với số lượng.

Tuy nhiên, với giá sữa như trên nông dân phải “lấy công làm lời” được là may. Những hộ không đáp ứng được yêu cầu của công ty hoặc để sữa nhiễm kháng sinh, vi sinh sẽ bị ngưng hợp đồng, và khó biết bao giờ mới được công ty mua trở lại. Những hộ nuôi tự phát không ký được hợp đồng phải bán sữa cho... người vắt sữa thuê với giá 7.000đ-9.000đ/kg và “ôm” lỗ. Có hộ không bán được phải đem sữa cho... lợn ăn, hoặc đổ bỏ. Giá con giống theo đó cũng giảm sâu, từ 40-50 triệu đồng/con xuống còn 20-22 triệu đồng/con 15 tháng tuổi nhưng vẫn không có người mua. Nhiều hộ bức bách quá phải bán bò sữa cho... lò mổ, với giá bò thịt.

Sữa bò nuôi giờ không chỉ cạnh tranh về chất lượng, mà còn cạnh cạnh với các loại sữa khác, nhất là cạnh tranh "nghẹt thở" với… sữa bột. Giá sữa bột trên thế giới đang "rơi tự do", giảm 50% so với các năm trước, hiện còn 2.000 USD/tấn. Thế là doanh nghiệp nhập sữa bột về "nấu lại", gắn cho cái tên sữa hoàn nguyên, với giá bán chỉ còn 6.000đ/lít - chỉ bằng 1/2 giá sữa tươi nội. Dễ hiểu vì sao loại sữa chất lượng kém, khó kiểm soát thành phần dinh dưỡng và an toàn thực phẩm này chèn ép được sữa bò nuôi.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết, Việt Nam là 1 trong 20 nước nhập khẩu các sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới, trung bình 1,2 triệu tấn/năm, chủ yếu là sữa, kem cô đặc. Trong đó, sữa hoàn nguyên chiếm 70%.

Người giàu cũng khóc

Tai họa giá sữa đến từ "cái nôi" bò sữa. Năm 2015, giá sữa bò ở các nước EU rớt xuống thấp nhất trong 13 năm qua. Nhu cầu nhập khẩu sữa giảm mạnh ở các thị trường chủ lực như Trung Quốc, Trung Đông, Bắc Phi… trong khi đàn bò sữa của EU vẫn "thừa thắng xông lên". Kết quả là nông dân EU bị thua lỗ kéo đi biểu tình khắp nơi. Tại Pháp, người nuôi bò sữa lái máy kéo đổ về Lyon biểu tình chặn không cho xe chở sữa giá rẻ từ Tây Ban Nha và Đức nhập vào nước mình. Ở Bỉ, nông dân vào siêu thị mua sữa ra đổ trước cửa rồi đứng biểu tình vì siêu thị bán sữa giá cao, trong khi nông dân bán sữa giá rẻ mạt. Tại Anh, xuất hiện nhiều ông chủ rao bán cả trang trại bò sữa...

Hiệu ứng domino ấy lan tới Việt Nam, nhưng theo chiều hướng oái oăm hơn nhiều. Trong khi phần lớn do doanh nghiệp tăng qui mô đầu tư, thì nông dân lại phải… phải bán bò.

Vĩnh Phúc, Tuyên Quang nhiều năm liền chăn nuôi bò sữa tăng mạnh, nhưng nay dự án gần như teo tóp. Cao nguyên Mộc Châu có tiếng là "vương quốc" bò sữa nhưng phát triển đàn cũng nhiều trở ngại. Ở ĐBSCL có Sóc Trăng, từ 2011 đàn bò sữa đắt đầu giảm dần vì các dự án đã hết hạn, không còn tài trợ, nông dân không dám giữ bò lại mà đem bán. Bò sữa Sóc Trăng hiện chỉ còn 4.700 con.

Nhưng oái oăm là trong đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của mình, Sóc Trăng vẫn đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ phát triển đàn bò sữa lên 17.800 con, gấp 3 lần hiện nay... Ngược lại, thành phố Hồ Chí Minh lại có kế hoạch cắt giảm đàn bò từ gần 150.000 con hiện nay, xuống còn 80.000-100.000 con vào năm 2020; giảm nuôi nhỏ lẻ nhưng tăng qui mô và chất lượng đàn bò để nâng cao sức cạnh tranh.

Theo Bộ NN-PTNT, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm từ sữa trị giá trên 1 tỷ USD. Thị trường tiêu thụ sữa Việt Nam mới chỉ đạt 14,8kg/người/năm, trong khi ở châu Á là 35kg/người/năm. Sản lượng sữa tươi trong nước mới đáp ứng 28% nhu cầu. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh nâng cao hệ số IQ, tầm vóc thế hệ trẻ, sức khoẻ cho người già nhu cầu sữa còn tiếp tục tăng cao. Nhu cầu tiềm năng về sữa ở Việt Nam được xem là rất lớn, hấp dẫn bất cứ nhà cung cấp nào.

Tiềm năng là vậy, nhưng thực tế chăn nuôi bò sữa lại chưa hề tươi đẹp với nông dân Việt. Đã thế, đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Bộ NN-PTNT lại đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ phát triển đàn bò lên gấp đôi, với trên 500.000 con, sản lương sữa đạt trên 1 triệu tấn “để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu”.

Mục tiêu của đề án làm các chuyên gia... ngơ ngác. Có người thắc mắc không biết bằng cách nào có thể tăng tổng đàn lên hùng hậu như thế, trong khi nông dân nuôi bò sữa đang khốn đốn.

Hiện, Việt Nam đã và đang tiếp tục ký các hiệp định thương mại, thuế quan được dỡ bỏ. Trong 10 quốc gia hàng đầu xuất sữa sang Việt Nam, có 5 quốc gia tham gia TPP, chiếm 60% thị phần. Ba “cường quốc bò sữa” là Mỹ, Úc, New Zealand có tiềm lực mạnh nuôi bò theo công nghệ tiên tiến, giá thành thấp. Khi TPP có hiệu lực, sữa bò giá rẻ từ các nước sẽ tràn ngập và ai dám chắc là không nhấn chìm sữa bò nội. Vậy thì đâu là cơ hội cho nông dân nuôi bò sữa Việt ?

Theo: Viettimes

Nuôi Bò Úc Qua 'Lăng Kính' Chuyên Gia Hungary

Trong chuyến công tác gần đây tại trại bò Úc Kiều Phương (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), chúng tôi tình cờ gặp Tiến sỹ khoa học Tama’s, một chuyên gia nghiên cứu chăn nuôi bò, lợn của Công ty VITAFORT (Hungary).

Ông Tama’s trong chuyến thăm trang trại Kiều Phương.
Ông Tama’s trong chuyến thăm trang trại Kiều Phương.
Ông đã chia sẻ cởi mở, thú vị về chăn nuôi bò tại Hungary và dự đoán tiềm năng, triển vọng của chăn nuôi bò Úc tại Việt Nam. TS Tama’s cho rằng, giá bò hơi tại Việt Nam quá cao, về lý thuyết, người chăn nuôi lãi lớn và vẫn có thể tăng hiệu quả kinh tế nếu có những thay đổi hợp lý về công nghệ chăn nuôi.

Trại bò Úc Kiều Phương hiện có trên 300 con bò Úc và 230 con bê, 20 lao động thường xuyên làm việc với mức lương trung bình là 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài diện tích 20ha cỏ voi, trang trại chủ yếu thu mua ngô sinh khối làm nguồn thức ăn chính.

Theo tính toán của ông Tô Anh Phương, chủ trang trại Kiều Phương thì mỗi ngày, trang trại cần 13 tấn ngô sinh khối, cỏ voi và bổ sung một lượng thức ăn tinh bột, thức ăn công nghiệp nhất định cho bê tách sữa, bò trong giai đoạn chửa, đẻ.

“Thời gian bò chửa là 10 tháng, đến khi bê tròn 17 tháng thì xuất giống, đạt trọng lượng từ 350 - 400 kg. Bình quân, tổng chi phí cho chu kỳ này gồm thức ăn cho bò, bê khoảng 27 triệu đồng. Với giá bán 120.000 đồng/kg bò hơi xuất giống, tôi thu về 42 - 48 triệu đồng, lãi ròng bình quân khoảng 10 triệu đồng/con. Nếu xuất bò thịt với giá 80.000 - 100.000 đ/kg bò hơi thì cũng thu lãi tương tự nhưng thời gian nuôi dài hơn, bò có thể đạt trọng lượng trung bình 600 kg khi xuất chuồng.

Về điều này, ông Tama’s cho rằng, nuôi bò Úc tại Việt Nam thậm chí còn có thể lãi cao hơn nữa nếu tính toán chi li và đầu tư công nghệ hợp lý. Giá bò hơi ở Việt Nam hiện tại cao gấp 3 lần so với tại Hungary. Ở Hungary, giá nhân công chăn nuôi bò khoảng 1,5 nghìn USD, gấp 5 lần giá nhân công tại Việt Nam nhưng lại phụ trách số lượng bò lớn gấp 8 - 10 lần. Giá ngô sinh khối, cỏ tại Hungary đắt gấp 2 - 3 lần tại Việt Nam do chỉ trồng được đúng 1 mùa, những mùa còn lại cây trồng không phát triển được nhưng công nghệ chăn nuôi tại Hungary tiên tiến hơn rất nhiều. Mỗi con bò được gắn chíp điện tử theo dõi tình hình sức khỏe, dịch bệnh, giám sát khẩu phần thức ăn để bổ sung, điều chỉnh phù hợp.

Vì vậy, bò thịt tại Hungary luôn đảm bảo tăng trọng đồng đều từ 1,4 - 1,6 kg/ngày. Thịt bò tại Hungary xuất khẩu khoảng 90% sản lượng, chủ yếu sang các nước Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia… Điều đáng nói, giá bò hơi tại đất nước 10 triệu dân này chỉ 32.000 đồng/kg.

“Đi một số trang trại, tôi thấy về cơ sở hạ tầng, giá thức ăn xanh ở đất nước các bạn có nhiều lợi thế hơn hẳn đất nước chúng tôi nhưng giá bò hơi lại quá cao. Tôi nghĩ, nếu các bạn chăn nuôi đúng quy trình, tính toán hợp lý thì với giá bò hơi như vậy các bạn có thể lãi cao hơn nữa. Sau khi các bạn nhập bò Úc về nuôi, về mặt con giống, giữa Việt Nam và Hungary sẽ có nhiều điểm tương đồng.

Bò Úc tại trang trại Kiều Phương.
Bò Úc tại trang trại Kiều Phương.
Ví dụ, bình quân các giống bò tại Hungary tăng trọng chừng 1,4 - 1,6 kg/ngày, đạt trọng lượng từ 400 - 600 kg thì xuất chuồng, trọng lượng càng nhỏ thì giá càng cao. Tôi cũng nghe các bạn nói như vậy về tốc độ tăng trọng của bò Úc trên đất nước Việt Nam. Nếu điều các bạn nói là đúng thì nuôi bò thịt ở Việt Nam sẽ lãi lớn hơn nếu phát triển đúng hướng!”, ông Tama’s phân tích.

Tama’s cũng chia sẻ thêm, chăn nuôi bò tại Hungary chủ yếu là chăn nuôi nông trại, quy mô từ 10 - 7.500 con bò. Các giống bò được ưa chuộng tại Hungary là ANGUS, HEREFORD (trọng lượng tối đa là 400 kg); bò xám HGR, LIMOUSIN, CHAROLAIS… (trọng lượng tối đa 600 kg). Bò sinh sản tại Hungary sử dụng tương đối ít thức ăn công nghiệp, chủ yếu chỉ dùng trong thời kỳ chửa, cho bê con bú. Bò thịt sử dụng khoảng 25 - 30% thức ăn công nghiệp. Vào mùa hè, các nông trại đều kết hợp bán chăn thả để tận dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên giúp chất lượng thịt bò thơm ngon hơn.

“Hungary là một trong những đất nước có trình độ chăn nuôi bò đạt tốp cao tại châu Âu, vượt xa Việt Nam về công nghệ. Tôi nghĩ, đất nước các bạn có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia súc lớn nhưng phát triển chưa tương xứng. Nếu không sớm thay đổi, đầu tư công nghệ chăn nuôi, giảm được giá bò hơi, các bạn sẽ gặp khó khi gia nhập TPP”, Tama’s cho biết thêm.

Tiến sỹ khoa học Tama’s, chuyên gia chuyên nghiên cứu về bò - lợn thuộc Công ty VITAFORT Hungary đến Việt Nam theo chương trình hợp tác, chuyển giao công nghệ với Công ty CP Nông sản Phú Gia có trụ sở tại TP Thanh Hóa. Ông đánh giá cao tiềm năng phát triển bò Úc tại Việt Nam nhưng về công nghệ chăn nuôi, Việt Nam đang thua xa các nước phát triển. Vì thế, khi gia nhập TTP, chăn nuôi bò ở Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tại Nghệ An, bò Úc đã được một số trang trại nhập về nuôi bò nái, cung cấp bê giống, bò thịt cho thị trường. Lớn nhất có thể kể đến trang trại chăn nuôi bò Úc vỗ béo của Công ty An Thịnh Khang tại huyện Nghi Lộc với quy mô 3.500 con. Theo tính toán của các chủ trang trại, hiện tại đang là thời điểm “nóng” về bò giống, bán được giá. Nếu nuôi vỗ béo, bò Úc có thể đạt trọng lượng tối đa 600 kg (bò cái), 1.000 kg (bò đực). Nghề nuôi bò Úc đang “hot”, có thể hái ra tiền vì cùng thời gian nuôi nhưng trọng lượng bò Úc hơn hẳn các giống bò địa phương trong khi giá bò hơi cũng ngang ngửa với các giống bò khác. Nhận thấy nhu cầu ngô sinh khối của các trang trại đang tăng cao, nông dân một số vùng đã chuyển một số diện tích ruộng cao cưỡng sang trồng ngô, đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với trồng lúa.

Tìm Hiểu Về Bệnh Nhiệt Thán Trên Trâu/ Bò

Trực khuẩn nhiệt thán (màu xanh), màng bao quanh là lớp giáp mô.
Trực khuẩn nhiệt thán (màu xanh), màng
bao quanh là lớp giáp mô.
Bệnh nhiệt thán (Anthrax) xảy ra cấp tính hoặc quá cấp trên trâu bò, có đặc điểm bại huyết gây chết nhanh. Đây là bệnh động vật lây lan cho nhiều loài (Zoonosis) do Davaine (1850) phát hiện lần đầu tiên trên máu cừu bị bệnh.

1. Căn bệnh học:

B. anthracis là loại trực khuẩn Gram dương, có kích thước tương đối lớn có thể hơi cong và thường có dạng hình chữ nhật. Trên môi trường thạch vi khuẩn thường xếp thành chuỗi dài. Trong cơ thể thú bệnh chúng thường ở dạng từng cặp hoặc chuỗi 3 hoặc 4 trực khuẩn. Chúng không di động. Giáp mô bao quanh vi khuẩn chứa D-glutamic acid và phát triển in vivo hoặc khi mọc trên thạch huyết thanh và trên môi trường có bicarbonate trong điều kiện có CO2. Khả năng sinh giáp mô mất đi khi vi khuẩn mọc trên agar. Plasmid PXO2 có vai trò trong sự hình thành giáp mô và độc tố.


Ngộ Độc Hóa Chất Từ Thức Ăn Trên Trâu / Bò

Trâu, bò luôn có nguy cơ ngộ  độc hóa chất từ thức ăn.
Trâu, bò luôn có nguy cơ ngộ 
độc hóa chất từ thức ăn.

I. Nguyên nhân gây bệnh

Do bò ăn phải một số loại thức ăn có chứa độc chất và bị ngộ độc.

1. Thức ăn có chứa nhóm Cianglucosid: 

Khi thủy phân glucosid này sẽ sinh ra acid cianhydric (HCN). Acid này khi vào cơ thể bò sẽ liên kết với hemoglobin, gây ức chế quá trình vận chuyển oxy, làm bò ngạt thở và chết rất nhanh khi ăn phải lượng lớn. Khoai mì có chứa linamarin, cao lương và cỏ Xudan có chứa durrin là loại chất độc thực vật thuộc dạng này.

2. Thức ăn có chứa nhóm glycoside cải dầu:

Đặc biệt là các nhóm thioglycoside. Các chất này có thể gây tình trạng bướu cổ hoặc hiện tượng vỡ hồng cầu (hemolisis) nghiêm trọng . Khi bò ăn nhiều thức ăn có chứa các chất này sẽ làm cho nước tiểu của bò có màu đỏ (do hiện tượng vỡ hồng cầu). Bắp cải có chứa brasiconapin, phần xanh của vỏ khoai tây và mầm củ khoai tây có chứa nhiều solanin (chất này cũng có thể xếp vào nhóm alkaloide) là thực vật có chứa chất độc thuộc dạng này.

3. Thức ăn chứa các acid amin bất thường:

Mimosin có nhiều trong cây bình linh, khi bò ăn nhiều sẽ gây bướu cổ.

Gossipol có nhiều trong khô dầu bông vải. Chất này gây ức chế sinh trưởng. Ở bò , các vi sinh vật trong dạ cỏ có thể phân hủy chất này, nên bò có thể sử dụng tốt khô dầu bông vải. Nhưng khi cho ăn nhiều, một phần khô dầu đi qua dạ cỏ, và một phần gossipol được hấp thu vào máu, qua màng thai gây hại cho bào thai. Vì vậy, đối với bò mang thai nên hạn chế sử dụng khô dầu bông vải.

4. Các loại nấm mốc: 

Các loại thức ăn nếu không được bảo quản tốt sẽ phát sinh nấm mốc, và một số loại nấm mốc gây hại cho bò như giảm khả năng đề kháng, gan thoái hóa, sẩy thai, giảm độ ngon miệng …

5. Độc chất từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt chuột: 

Khi cho bò ăn cỏ cắt ở những vùng vừa mới phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hoặc uống nước có nhiễm độc chất này thì bò sẽ bị ngộ độc. Khi ngộ độc, bò sẽ có triệu chứng như không tự chủ (đi đứng xiêu vẹo, liệt), thở nhanh, tim dập nhanh, loạn nhịp tim và ngừng hô hấp. Trong trường hợp bò nhiễm độc từ từ thì khó phát hiện.

II. Triệu chứng bệnh

Tùy theo từng loại hóa chất và liều lượng mà bò ăn hoặc uống phải, các hóa chất này gây tác động với các mức độ khác nhau lên thần kinh trung ương, lên hệ thống tiêu hóa và các cơ quan khác của cơ thể.

1. Trường hợp ngộ độc cấp diễn:

Bò sữa đột ngột chảy dãi dớt như bọt xà phòng, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt liên tục. Một số trường hợp gia súc ỉa chảy dữ dội, thậm chí ỉa chảy có máu tươi.

Các loại hóa chất có thể gây hưng phấn trung khu vận động, làm cho con vật chạy nhảy, đi vòng tròn, siêu vẹo không tự chủ được và sau đó liệt, nằm một chỗ. Chất độc còn tác động lên trung khu hô hấp và tuần hoàn, làm cho bò lúc đầu thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp sau đó ngừng hô hấp, trụy tim mạch và chết rất nhanh sau 3-6 giờ.

2. Trường hợp ngộ độc trường diễn:

Bò sữa tiếp nhận chất độc với lượng nhỏ, nhưng liên tục trong một thời gian nhất định. Các chất độc tích lũy trong cơ thể, gây ra các biến đổi bệnh lý, khó phát hiện ngay. Thông thường, đó là những biến đổi như: thoái hóa gan, rối loạn tiêu hóa, bần huyết, nhiễm độc thần kinh.... Điều nguy hiểm là các chất độc này tích lũy trong cơ thể hoặc được thải qua sữa và người tiêu thụ thịt, sữa này cũng sẽ bị ngộ độc.

III. Điều trị

Để điều trị, việc xét nghiệm tìm ra chất độc mà bò bị nhiễm rất quan trọng, nó cho phép áp dụng biện pháp giải độc và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp bách, khi chưa xác định được loại chất độc và dựa vào dấu hiệu lâm sàng ta có thể can thiệp theo phác đồ sau:
  • Điều trị triệu chứng:
  • Trợ tim mạch, dùng Cafein với liều10-50 mg/kg TT.
  • Dùng thuốc an thần.
  • Chống xuất huyết, dùng vitamin K.
  • Giải độc cho bò: hàng ngày truyền tĩnh mạch nước sinh lý mặn (NaCl 0,9%), sinh lý ngọt (Glucoza 5%) với liều 2000ml/100 kgTT, kết hợp cho uống dụng dịch Thuốc điện giải, pha 100 g/5 lít nước.
  • Hộ lý: để gia súc nơi thoáng khí. Nếu trời lạnh cần sưởi ấm cho bò. Cho bò ăn cháo muối loãng, dễ tiêu.

IV. Phòng bệnh

Hàng ngày cần chú ý kiểm tra thức ăn, nguồn nước dùng cho bò sữa, nếu phát hiện mùi lạ thì phải bỏ và cách ly, không cho bò ăn, uống.

Ở những cánh đồng cỏ có phun thuốc trừ sâu, phải chờ ít nhất là 10 ngày sau cho thuốc trừ sâu phân hủy mới cắt cỏ cho bò ăn. Cỏ cắt về nên rửa sạch sẽ, phơi tái trước khi cho bò ăn.

Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ Trên Trâu / Bò (Tympany, Rumen bloat)

Thăm khám dạ cỏ trên bò. Ảnh minh họa

I. Nguyên nhân gây bệnh 

Là sự lên men, sinh khí và tích khí quá nhiều trong dạ cỏ, không thoát (ợ) ra được và gây chư­ơng dãn, chèn ép hô hấp, tim, nhiều trường hợp cấp tính làm bò chết.

Có 2 dạng chư­ớng hơi là chướng hơi thể hơi (khí tự do) và chướng thể bọt khí. 
  • Chướng khí tự do (gassy bloat) do thức ăn lên men sinh khí nhanh, nhiều (nguyên cấp), do liệt dạ cỏ, tắc thực quản không thoát khí ra được (thứ cấp). 
  • Chướng bọt khí (frothy bloat): cỏ non, lên men, độ nhớt cao, bọt bền, khó thoát và tích tụ gây chướng.
Do bò ăn quá nhiều cỏ họp đậu, cỏ non đầu mùa mưa hoặc ăn các loại thức ăn lên men nhanh, quá chua, thức ăn bị mốc, thối hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ và gây ra các phản ứng lên men sinh hơi quá mức.

Một số cây họ đậu thường gặp gây chướng hơi dạ cỏ
Một số cây họ đậu thường gặp gây chướng hơi dạ cỏ
Ngoài ra, cũng có thể bò sữa mắc một số bệnh truyền nhiễm hoặc nội khoa như: Bệnh giả ung khí thán, bệnh tụ huyết trùng, bệnh viêm dạ tổ ong do ngoại vật…

II. Triệu chứng bệnh

Do lượng hơi sinh ra quá mức, bụng bò to dần, rõ nhất là vùng hõm hông phía trái, gõ kêu, ấn tay vào thấy như quả bóng đầy hơi (âm trống) và có tiếng bọt khí.

Ba mức độ chướng hơi dạ cỏ: Nhẹ (A), trung bình (B), nặng (C)
Ba mức độ chướng hơi dạ cỏ: Nhẹ (A), trung bình (B), nặng (C)
Bò bệnh bỏ ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống bứt rứt, khó chịu và thở khó khăn bằng miệng, lưỡi thè ra, đầu duỗi thẳng... Trường hợp nặng, bò không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi bơi, bí đái, bí ỉa, nếu không điều trị kịp thời con vật có thể bị ngạt và chết.

Xem thêm:

III. Chữa bệnh

Nguyên tắc điều trị, trước tiên phải giải phóng, giảm bớt hơi, bọt trong dạ cỏ, sau đó hạn chế sự lên men sinh hơi. Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà dùng một trong các biện pháp sau:
  • Luồn ống thông vào dạ cỏ qua đường miệng - thực quản để hơi tự do thoát ra.
Ống thông hơi và cách luồn ống vào dạ cỏ nhằm thoát hơi
Ống thông hơi và cách luồn ống vào dạ cỏ nhằm thoát hơi
  • Nếu thể bọt khí: Uống 300-450 g dầu, qua ống thông dạ dày.
  • Để chống tạo bọt: Uống 100-250 ml dầu ăn.
  • Dùng Magnesi sulphat 100g + muối ăn 50g + thuốc tím 2 g, pha trong 2 lít nước, cho uống 2 lần/ngày, liên tục 2-3 ngày.
  • Uống 50 g muối Nabica (NaHCO3, muối tiêu) pha 2-3 lít nước ấm.
  • Tiêm Pilocarpine 1% ~10 ml, liên tục 2-3 ngày.
  • Trường hợp cấp, nặng, nguy kịch thì phải cấp cứu bằng một trong các biện pháp sau:
Chọc troca vào chỗ cao nhất của lõm hông trái (chỗ căng nhất) để thoát hơi ra (lưu ý: chọc troca dạ cỏ phải rút lõi từ từ, để tránh hơi ra quá nhanh, giảm áp suất xoang bụng đột ngột, máu dồn từ não xuống gây choáng, chết đột ngột). Khi hơi ra hết vẫn để nguyên troca và lõi hoặc kim chọc ở đó để hơi sinh ra tới đâu sẽ thoát ra tới đó, sau 1-2 ngày thì rút ra.


Chọc troca phải vệ sinh, sát trùng vùng da và tiêm kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Troca và vị trí chọc troca nhằm thoát hơi cho dạ cỏ
Chọc troca phải vệ sinh, sát trùng vùng da và tiêm kháng sinh để chống nhiễm trùng.

Một số mẹo dân gian:

  • Biện pháp cơ học: Dắt bò đi ngược chỗ dốc, kéo thẳng đầu lên cao, kéo lưỡi ra ngoài khóe miệng.
  • Dùng rơm khô và muối rang bọc giẻ chà xát mạnh lên hông trái và hai bên sườn. Lấy tay kéo lưỡi bò ra và sát gừng vào lưỡi để bò ợ hơi. Dùng tay moi phân ở hậu môn để thông hơi, hạ áp lực xoang bụng.
  • Tỏi 50-100 g, lá trầu 200 g, gừng 100 g, phèn chua 10 g, dọc khoai nước 500 g, muối 30-50 g. Giã nhỏ, hoà 1-2 lít nước, vắt kiệt, bỏ bã, cho uống để chống lên men sinh hơi.
  • Gừng 30g, tỏi 50g, muối ăn 100g, giã nhỏ, pha 2 lít nước cho uống ngày 2 lần, liên tục 2-3 ngày.
  • Cho bò uống nước dưa chua hoặc 3-5 lít bia.
Để bò nơi thoáng mát, ăn các loại thức ăn dễ tiêu, uống nước pha một ít muối ăn. Tuyệt đối, không sử dụng nhiều thức ăn tinh như cháo, cám ngô…ép bò ăn khi con vật chưa có phản xạ nhai lại.

IV. Phòng bệnh

  • Loại bỏ vật lạ làm tắc thực quản.
  • Bảo quản tốt thức ăn cho bò sữa, tránh thối mốc.
  • Cỏ họ đậu, cỏ non, đặc biệt là sau mưa, nên cắt, rửa sạch và phơi tái trước khi cho ăn.
  • Không thay đổi thức ăn đột ngột.

Tăng Tỷ Lệ Sống Cho Bê Sơ Sinh

Blair Murray – Chuyên gia Di truyền Giống Bò sữa/OMAFRA

Tăng tỷ lệ sống cho bê sơ sinh.
Tăng tỷ lệ sống cho bê sơ sinh.
Nuôi thành công bê có nghĩa là chúng ta đã có thể có một con bò sữa sản xuất sữa nhiều, sinh sản tốt.

Những vấn đề đề cập sau đây là những kỹ thuật cơ bản để nuôi được con bê tốt.

Mặc dù công nghệ nuôi dưỡng giờ đây đã tiên tiến, nhưng bê con vẫn chết nhiều, đáng báo động, và chưa có dấu hiệu được cải thiện. Hai việc phải làm là làm sao cho giảm thiểu các ca đẻ khó và tăng khả năng miễn dịch cho bê bằng cách cung cấp đầy đủ sữa non cho chúng.

Bệnh Ung Khí Thán Trên Trâu, Bò (Bệnh Cẳng Đen - Blackleg Disease)

Là một bệnh gây hoại tử cơ do hoạt tính của loài vi khuẩn Cl. chauvoei ở dạng bào tử gây bệnh (Jubb và ctv, 1983). Các tác giả này cũng có đề cập đến bệnh tương tự do do một số loài Clostridium như Cl. septicum, Cl. novyi hầu như liên kết với nhiễm trùng từ vết thương gọi là phù thũng ác tính. Thông thường khó hoặc không thể phân biệt 2 bệnh trên về lâm sàng hoặc mổ khám bệnh tích (Williams, 1977).

1. Căn bệnh:

Ảnh vi khuẩn Clostridium dưới kính hiển vi.
Ảnh vi khuẩn Clostridium dưới kính hiển vi.
Cl. chauvoei là vi khuẩn Gr+, trực khuẩn kỵ khí có khả năng sinh bào tử. Bào tử vi khuẩn trên có sức đề kháng rất cao với ngoại cảnh và tồn tại nhiều năm. Nó được coi như một vi khuẩn thổ nhưỡng. Sau khi được trâu bò, cừu và các thú khác ăn phải, các bào tử sẽ vào khu trú trong lách, gan và cơ (Kerry, 1964). Dạng dinh dưỡng của vi khuẩn sản xuất ra một số độc tố, có thể gây hoại tử cơ và nhiễm độc huyết. Cơ chế chủ yếu làm hoạt động bào tử đang nằm im để gây ra bệnh còn chưa được hiểu rõ, nhưng giả thiết cho là tình trạng giảm áp lực Oxy và một mức độ tổn thương cơ là cần thiết. Sau khi hoạt hóa, vi khuẩn nhân lên rất nhanh và sinh độc tố làm cơ bị hoại tử và nhiễm độc huyết.


/

Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y