Chan Nuoi | Vetshop VN


Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chăn nuôi: Giải pháp cho tương lai

Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chăn nuôi: Giải pháp cho tương lai
Sử dụng AI nhận diện từng cá thể

Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, ngành này đang phải đối mặt với nhiều thách thức như năng suất thấp, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng tăng. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho những thách thức này, hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành chăn nuôi trong tương lai. 

Xu Hướng Dinh Dưỡng Gia Cầm Trong Tương Lai

Trong hội nghị chuyên đề về dinh dưỡng gia cầm tại châu Âu vừa qua, 1500 đại biểu đã cùng nhau thảo luận và đưa ra những tiên đoán về xu hướng trong tương lai gần của ngành chăn nuôi gia cầm căn cứ vào những nghiên cứu trong các trường đại học và trong các tổ chức thú y trên khắp thế giới.


Dinh dưỡng gia cầm trong tương lai. Ảnh minh họa.

Dưới đây là 6 xu hướng chính mà đa phần các đại biểu tin rằng sẽ ảnh hưởng đến chăn nuôi gia cầm trong tương lai gần.

1. Dinh dưỡng và di truyền học biểu sinh trong chăn nuôi gia cầm

Di truyền học là ngành khoa học nghiên cứu các phản ứng tổng hợp bộ gen (AND) của bố và mẹ, trong khi di truyền học biểu sinh là một nhánh mới chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố gây stress như môi trường, ngoại cảnh, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống…lên biểu hiện của hệ gen.

Nghĩa là các yếu tố stress đó có thể làm “tắt” vài gen và để cho vài gen khác hoạt động. Trong thực tế, sự thay đổi biểu hiện gen này có thể di truyền cho ít nhất tới 2 thế hệ tiếp theo.

Tiến sĩ Ferket từ Đại học Bắc Carolina – Hoa Kỳ và Tiến sĩ Haron từ Đại học Hebrew ở Jerusalem – Israel còn cho biết, các yếu tố gây stress trong quá trình ủ trứng còn có thể làm cho gà sau khi nở có khả năng kháng lại stress nhiệt tốt hơn.

Như vậy có nghĩa là một chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, mất cân bằng gây stress cho gia cầm mái có thể ảnh hưởng cả đến đời con, cháu. Vì vậy, trong chăn nuôi gia cầm chế độ ăn uống của gia cầm giống là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần chú ý nếu không muốn ảnh hưởng tới chất lượng đời sau.

2. Dinh dưỡng từ giai đoạn phôi bào (trứng)

Tiêm các dưỡng chất dạng nước (dung dịch ovo) cho trứng trong quá trình ấp nở nhằm làm tăng chất lượng cho đàn gà con sau khi nở là một kỹ thuật rất sáng tạo được nghiên cứu gần 20 năm nay.

Xu hướng này chắc chắn sẽ được ứng dụng nhiều trong tương lai ngành chăn nuôi gia cầm vì theo tiến sĩ Ferket, nếu có thể tác động lên gà ngay từ giai đoạn ấp nở thì số ngày nuôi càng giảm và thời gian tiếp thị thịt gà tới người tiêu dùng càng ngắn.

Dinh dưỡng từ giai đoạn phôi bào có thể được coi là cuộc cách mạng trong ngành chăn nuôi gia cầm. Giống như sự phát triển của premix trong dinh dưỡng vật nuôi trước kia, các dung dịch ovo cung cấp chất dinh dưỡng và các hợp chất có hoạt tính sinh học khác giúp tăng cường dưỡng chất có trong trứng.

Các chất dinh dưỡng này bao gồm từ carbohydrate đến amino axit, vitamin và khoáng chất, ngoài ra, các chất như probiotic và các hợp chất như axit butyric hoặc IGF-1 cũng đang được thử nghiệm với kết quả đầy hứa hẹn.

Để kỹ thuật này trở thành xu hướng chủ đạo trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, chúng ta cần rất nhiều nghiên cứu và hiểu biết rõ ràng hơn nữa về quy trình chi tiết và lợi ích cụ thể của nó.

3. Giác quan điều tiết hàm lượng chất dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm

Gia cầm được coi là loài có khả năng cảm nhận hương vị kém hơn động vật có vú. Nhưng theo Tiến sĩ Roura từ Đại học Queensland tại Australia, khái niệm này là khá lỗi thời. Trên thực tế, số lượng các vị giác trong khoang miệng của gia cầm trên một đơn vị khối lượng không hề thấp hơn so với động vật có vú. Trong khi đó, các nghiên cứu cho thấy có một hệ thống các chất hóa học đa dạng tồn tại trong cơ thể gia cầm với tác dụng điều chỉnh lượng chất dinh dưỡng.

Tuy vậy cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có nhiều hiểu biết về cách thức mà gia cầm sử dụng bộ máy cảm giác của mình để kiểm soát hàm lượng các chất dinh dưỡng và lượng thức ăn ăn vào.

Một sự hiểu biết rõ ràng hơn về vấn đề này chính là chìa khóa giúp chúng ta có thể cung cấp chính xác lượng chất dinh dưỡng mà con vật cần (không thừa không thiếu), từ đó năng suất chăn nuôi gia cầm sẽ được cải thiện rõ rệt.

4. Mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe của con vật trong chăn nuôi gia cầm

Mặc dù ruột chứa nhiều vi khuẩn hơn các tế bào trong cơ thể của mỗi gia cầm nhưng theo Tiến sĩ Van Immerseel từ Đại học Ghent – Bỉ, thì đó chính là những vi khuẩn gắn liền với hàng rào niêm mạc nên được quan tâm nhiều nhất khi nói về mối liên hệ giữa vi sinh vật với sức khỏe của của con vật trong chăn nuôi gia cầm.

Ví dụ như loại vi khuẩn tạo ra axit butyric, đang được nuôi dưỡng bởi các sản phẩm từ quá trình phân hủy xylan (chẳng hạn như thông qua hoạt động của Enzyme có trong thức ăn hoặc Enzyme được sinh ra bởi các vi khuẩn khác trong ruột) giải phóng axit butyric. Axit lên men đơn giản sau đó được hấp thụ bởi các tế bào biểu mô ruột làm giảm viêm, tăng sự gia tăng tế bào biểu mô và tăng sức đề kháng của ruột – tất cả đều dẫn đến tăng cường sức khỏe của đường ruột trong chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra, axit butyric còn đóng vai trò là một phân tử tín hiệu làm giảm tính độc của Salmonella.

Các hợp chất khác có thể mang lại những kết quả có lợi tương tự, và xu thế của tương lai chính là điều chỉnh thức ăn mà gia cầm ăn vào để giúp hệ vi sinh vật sản sinh ra những chất có lợi cho cơ thể, giúp gia cầm khỏe mạnh hơn.

5. Thức ăn có chứa Enzyme tiêu hóa 130kg chất xơ

Mỗi tấn thức ăn gia cầm chứa khoảng 130 kg chất xơ – thành phần mà nếu không có nó thì gia cầm có thể sẽ có chỗ để chứa đựng và hấp thu thêm các chất dinh dưỡng cũng như các chất cung cấp nhiều năng lượng hơn.

Trong số 130kg đó, xylans chiếm khoảng 50-70%. Như vậy, theo tiến sĩ Choct từ Đại học New England tại Australia, đây vẫn là mục tiêu của NSP enzyme (là những enzyme chống lại phân tử polysaccharides không tinh bột) trong tương lai gần.

Các thành phần khó tiêu hóa chủ yếu là cellulose, pectin và lignin, tất cả các thành phần trên đều rất khó bị phá vỡ kết cấu trong thời gian ngắn di chuyển trong hệ tiêu hóa của gia cầm.

Có vẻ như những thách thức lớn trong công nghệ xylanase (là loại enzyme có khả năng thủy phân đường xylose với hiệu suất cao và có ảnh hưởng tới quá trình thủy phân xylan) là đặc trưng cho hơn 2000 xylanaz sẵn có và làm thế nào để hiểu được sự biến đổi của xylans trong ngũ cốc thông thường và làm thế nào để kết hợp enzyme với chất nền của nó.
Mặc dù xylanases hiện đang được sử dụng để giảm độ nhớt trong ruột, nhưng trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, nó cũng đang được nghiên cứu phối hợp sử dụng với vai trò giống như probiotics.

Một điều thú vị nữa cũng cần được lưu ý ở đây chính là việc sử dụng xylo-oligosaccharides đã được kết nối với các tác dụng có lợi trên vi khuẩn sản xuất butyrate trong ruột.

6. Yêu cầu về phospho trong chăn nuôi gia cầm (cụ thể là trên gà broilers)

Phospho vẫn là một chủ đề thịnh hành trong nhiều năm tới, không chỉ vì phospho dư thừa là một mối nguy hiểm cho môi trường tự nhiên mà còn vì phospho vô cơ hiện có giá khá cao và sẽ ngày càng tăng hơn nữa. Trong khi đó, các nhà sản xuất enzyme tiếp tục đầu tư vào phytase (là enzyme có tác dụng làm tăng hấp thu phospho trong cơ thể lên đến 60%).
Như vậy trong một ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm mà lợi nhuận được tính bằng từng đồng đô la một thì việc đánh giá đúng về nhu cầu phospho – loại nguyên liệu đắt thứ 3 trong số các nguyên liệu bổ sung vào thức ăn chăn nuôi – là một việc làm vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng.

Các nhà nghiên cứu tại INRA, Pháp bao gồm tiến sĩ Khaksar, Meda và Narcy đã phát hiện ra bốn khía cạnh sau đây về phospho có sẵn trong chăn nuôi gia cầm:
  1. Nhu cầu phospho mà 1 con gia cầm cần để duy trì duy trì cơ thể: dưới 10% trên tổng số toàn bộ phospho gà hấp thu trong suốt cả cuộc đời.
  2. Vai trò của phospho có liên quan nhiều đến trọng lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng của gia cầm.
  3. Các nhu cầu về phospho vẫn duy trì liên tục trong 30 ngày đầu tiên sau khi nở, sau đó giảm dần.
  4. Lượng phospho mà mỗi con gia cầm cần trung bình khoảng 0,07-0,48g/ngày từ khi nở cho đến tuổi trưởng thành.
Những dữ liệu này đã được xác nhận với dữ liệu từ các thí nghiệm về chăn nuôi gia cầm được tiến hành giữa năm 2012 và năm 2015.


Trên đây chỉ là một phác thảo ngắn gọn về những chủ đề mà chúng tôi coi là quan trọng nhất, hay đúng hơn là sáng tạo nhất và theo chúng tôi, chúng sẽ là những xu thế của ngành chăn nuôi gia cầm trong nay mai.

Biên dịch: VietDVM team  (Theo Wattagnet)

6 Bước Trong Lập Công Thức Thức Ăn Chăn Nuôi

Công thức thức ăn vẫn còn là một bí ẩn không chỉ đối với hầu hết sinh viên mới ra trường mà ngay cả đối với một số chuyên gia, những người đôi khi mới đụng chạm đến vấn đề này.

6 bước lập công thức trong chăn nuôi. Ảnh minh họa
6 bước lập công thức trong chăn nuôi. Ảnh minh họa.
Hầu hết các trường đại học giảng về công thức thức ăn trong một hoặc hai phiên, và sau đó chỉ mang tính bề ngoài vì bất kỳ phân tích sâu nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn; các phòng thí nghiệm chuyên làm công thức thức ăn rất hiếm! Như vậy, hầu hết sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp về khoa học động vật hoặc thú y đều có một ý tưởng mơ hồ về việc thức ăn được hình thành như thế nào. Đó là do kinh nghiệm cay đắng, được gọi là phương pháp thử và sai, là cách mà hầu hết các chuyên gia trải qua để biết rõ ràng về các cách thức tạo ra một công thức thức ăn.

Nhu Cầu Protein Trên Vật Nuôi Bị Bệnh

Khi đối mặt với áp lực dịch bệnh, vật nuôi có nhu cầu protein khác hơn so với bình thường, nhưng chúng ta vẫn còn thiếu nhiều thông tin để định lượng các nhu cầu này.

Gia súc ở các trại chăn nuôi thâm canh thường xuyên tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh, điều này kích thích hệ thống miễn dịch của thú liên tục. Ở thời điểm vật nuôi khỏe mạnh, việc kích thích này giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch của chúng, nhưng trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra. Ở trường hợp thứ hai, việc hoạt hóa hệ miễn dịch biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc cận lâm sàng của tình trạng bệnh, làm giảm hiệu quả kinh tế và sinh học của protein tích lũy, và giảm tăng trọng hàng ngày. Đồng thời, hiệu quả tích lũy protein kém còn làm tăng bài tiết các dưỡng chất, đặc biệt là nitơ, một chất được xem là gây ô nhiễm môi trường.

Kiểm tra định kỳ sức khỏe thú trong trang trại. Ảnh minh họa
Kiểm tra định kỳ sức khỏe thú trong trang trại. Ảnh minh họa
Vật nuôi đang bệnh cần được cung cấp khẩu phần dinh dưỡng khác với khẩu phần dinh dưỡng của vật nuôi khỏe mạnh

Những chức năng chính xác của hệ thống miễn dịch là điều tối cần thiết cho sự sống còn và tồn tại của vật nuôi. Đồng thời, sự hoạt hóa hệ thống miễn dịch còn chịu trách nhiệm cho việc giảm tích lũy protein trong thân thịt, như chúng ta đã quan sát thấy trong thời gian chăm sóc nuôi dưỡng thú bệnh. Cung cấp dưỡng chất đúng cách và chính xác, đặc biệt là các axit amin, sẽ giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch cho vật nuôi trong suốt thời gian bệnh, đồng thời giúp làm giảm thiểu các tác động bất lợi đến sự phát triển mô cơ.


Nhìn chung, nhiều tài liệu giá trị cho thấy chế độ dinh dưỡng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật, hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh. Các chất bổ sung trong thức ăn để phòng bệnh đã được sử dụng trong thực tiễn chăn nuôi từ khá lâu. Một số chất phổ biến được biết đến như oxit kẽm, sulfat đồng và kháng sinh. Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia dinh dưỡng hướng tiêu điểm của họ vào việc tối đa hóa, hoặc hỗ trợ tổng thể hệ thống miễn dịch của vật nuôi. Ví dụ một số sản phẩm như nấm men và kháng thể làm giàu từ trứng. Ngoài ra, việc phối hợp khẩu phần dinh dưỡng đặc biệt cho thú bệnh được đánh giá là công tác rất quan trọng, vì hiện nay có nhiều tài liệu nhận định nhu cầu dinh dưỡng của thú bệnh không giống nhu cầu ở thú khỏe mạnh. Trong trường hợp này, nhu cầu của các axit amin là quan trọng nhất.

Bệnh tác động đến sự trao đổi chất và nhu cầu dinh dưỡng

Việc tiếp xúc với các kháng nguyên gây bệnh kích thích hệ thống miễn dịch của vật nuôi và dẫn đến giải phóng các cytokine tiền viêm (loại protein điều chỉnh các phản ứng miễn dịch và quá trình trao đổi chất tổng thể). Các cytokine quan trọng nhất là interleukin-1 (IL-1), IL-6 và yếu tố gây hoại tử khối u alpha (TNF-α). Việc hoạt hóa hệ thống miễn dịch bằng các cytokine không chỉ làm giảm sự ngon miệng mà còn làm giảm sự tổng hợp protein cơ bắp, tăng sự thoái hóa protein cơ (thấp hơn tốc độ tích lũy protein). Đồng thời, sự tổng hợp các protein pha cấp tính trong gan được kích hoạt, dẫn đến nhu cầu axit amin tổng thể hoàn toàn khác biệt. Vì vậy, quá trình trao đổi chất bình thường được chuyển từ đồng hóa (tích lũy protein) và tăng trưởng ở gia súc khỏe mạnh sang quá trình dị hóa và thoái hóa cơ ở vật nuôi bị bệnh. Do đó, sự đào thải nitơ tăng lên rất nhiều từ việc hao tổn protein cơ bắp. Thay đổi chuyển hóa này được xem là điều cần thiết cho sự thành công của hệ thống phản ứng miễn dịch vì các dưỡng chất được tái phân bổ lại từ nhu cầu tăng trưởng sang hỗ trợ các chức năng miễn dịch để kiểm soát sự xâm nhiễm của các vi sinh vật gây bệnh.

Vật nuôi cần axit amin trong suốt thời gian bị bệnh

Chúng ta đã hiểu rõ hệ thống miễn dịch được kích hoạt khi có sự hiện diện của mầm bệnh, quá trình trao đổi chất chuyển hướng sang tổng hợp của các hợp chất thuộc hệ thống miễn dịch. Nhu cầu dinh dưỡng cần cho các quá trình này khá khác biệt so với nhu cầu sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên, hiện tại có rất ít thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi trong thời gian bệnh vì những số liệu hiện tại có nguồn gốc từ những thí nghiệm điều chỉnh lại liều lượng cho vật nuôi khỏe mạnh trong điều kiện tối ưu.

Hệ thống miễn dịch có nhu cầu dinh dưỡng đặc trưng riêng, và có thể khác với nhu cầu của các hệ thống khác trong cơ thể. Ví dụ, protein trong pha cấp tính được gan sản xuất để đáp ứng với các cytokine có thành phần axit amin khác so với protein cơ xương. Vào lúc khởi phát bệnh, hàm lượng lớn các axit amin vòng thơm (phenylalanine, tyrosine và tryptophan) trong pha cấp tính được gan sản xuất với số lượng lớn. Điều này gợi mở nguyên nhân của sự suy thoái cơ quá mức là do khác biệt thành phần axit amin trong protein cơ bắp và protein pha cấp tính. Ở động vật, threonine là thành phần chính của immunoglobulin G (IgG), và nhu cầu threonine cần cho quá trình sản xuất kháng thể cao hơn nhu cầu tăng trưởng cơ thể. Ngoài ra stress miễn dịch còn làm tăng nhu cầu axit amin duy trì cần thiết trong nhu cầu tổng. Chính vì vậy, nhu cầu của methionine, cysteine và threonine có thể tăng tương đối so với lysine ở những vật nuôi bị bệnh.

Thật đáng tiếc là hiện tại những kiến thức này hoàn toàn dựa trên những thử nghiệm thí điểm ngày nay. Kết quả này do các nhà dinh dưỡng thực hiện để đánh giá điều kiện thực tế, và áp dụng chiến lược can thiệp dinh dưỡng dựa trên những dự đoán của chính họ. Việc đánh giá tình trạng sức khỏe là bước quan trọng nhất cho việc thiết lập ma trận thông số kỹ thuật dưỡng chất cho gia súc trong điều kiện chăn nuôi thương mại.

Biên dịch: Ecovet Team (theo WattAgNet)
Nguồn tin: Ecovet

Ảnh Hưởng Của Việc Cắt Đuôi Đối Với Heo Con

Việc cắt đuôi được áp dụng ở heo con sơ sinh nhằm tránh những vấn đề tiềm ẩn phát sinh về sau do heo cắn đuôi nhau. Nhưng việc cắt đuôi có gây ảnh hưởng gì cho heo con hay không? Có rất ít nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi đó, như Tiến sĩ Pierpaolo Di Giminiani, nghiên cứu viên ở trường Đại học Newcastle, Anh.

Lược sử nghiên cứu

Đuôi có thực sự là một phần nhạy cảm của cơ thể heo? Tiến sĩ Pierpaolo Di Giminiani suy nghĩ một lúc và nói: “Đó là một câu hỏi rất hay! Tôi sẽ không nói về việc đuôi ít hay nhạy cảm hơn so với các bộ phận cơ thể khác hay không. Về mặt giải phẫu học, đuôi có đầy đủ cấu trúc thần kinh chịu trách nhiệm cho các phản ứng đau. Nó được so sánh tương tự với làn da của chúng ta”. Không giống như nhiều loài động vật khác, đuôi heo có thể không có một loạt các chức năng. Vai trò tốt nhất là có lẽ là đuổi côn trùng, và với đuôi xoắn, đó là dấu hiệu chỉ thị sức khỏe của con vật. Tuy nhiên, khi có vấn đề xảy ra với phần đuôi, cho dù được cắt đi hoặc bị cắn, thì phần cơ thể này cũng phản ứng giống như bất kỳ các bộ phận khác.

Các nghiên cứu của Tiến sĩ Di Giminiani tập trung vào việc heo con bị đau khi mới cắt đuôi và những ảnh hưởng về sau. Ảnh: Ronald Hissink
Các nghiên cứu của Tiến sĩ Di Giminiani tập trung vào việc heo con bị đau khi mới cắt đuôi và những ảnh hưởng về sau. Ảnh: Ronald Hissink
Tiến sĩ Pierpaolo Di Giminiani là một nhà nghiên cứu về tập tính học (hành vi động vật) ở trường Đại học Newcastle, Anh. Trong thời gian học ở trường Đại học Linköping, Thụy Điển, anh đã nghiên cứu về sự suy giảm nhận thức do gây mê trên các loài gặm nhấm. Khi học tiến sĩ tại trường Đại học Aarhus, Đan Mạch, anh tập trung vào việc đánh giá mức phản ứng đau ở heo do viêm da. Hiện tại, anh đang tiến hành điều tra nghiên cứu cảm giác đau có liên quan đến việc cắt đuôi ở heo con và những tổn thương phần đuôi ở heo lớn.

Phương Pháp Dự Đoán Ngày Sinh Của Bò

Phương pháp dự đoán ngày sinh của bò. Ảnh minh họa
Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy việc biết ngày sinh của bò là rất quan trọng. Để dự tính ngày sinh của bò, phải tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.

1. Cách tính ngày

Lấy ngày phối giống bò cộng với 5 hay 7 ngày (có thể vào tháng 2 có 28 ngày) và lấy tháng phối giống cộng với 9, sẽ có ngày sinh dự kiến. Ví dụ:
  • Bò phối giống lần cuối vào 10/2/2015, cách tính sẽ là ngày 10 + ngày 7 = ngày 17; tháng 2 + tháng 9 = 11 tháng, vậy là ngày sinh dự kiến vào ngày 17-11-2015.
  • Bò phối giống 7/3/2015, sẽ là: ngày 7 + ngày 5 = ngày 12; tháng 3 + tháng 9 = 12 tháng, vậy ngày sinh dự kiến vào ngày 12/12/2015.
  • Bò cũng có thể sinh sớm hơn hay muộn hơn nên cần theo dõi biểu hiện của bò mẹ trước ngày sinh dự kiến là 7-10 ngày.

Thịt Ngoại Đổ Bộ Ồ Ạt, Chăn Nuôi Nội Gặp Khó Vì "Một Cổ Hai Tròng"

Nhập khẩu nhiều loại thịt ngoại năm 2016 đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2015 và 2014. Trong khi đó, năm 2017 được dự đoán nhiều loại thịt ngoại sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam do thuế quan được bãi bỏ. Ngành chăn nuôi trong nước vừa phải cải tổ chính mình vừa phải cạnh tranh quyết liệt ngay chính trên sân nhà.

Thịt ngoại nhập được bày bán trong siêu thị.
Thịt ngoại nhập được bày bán trong siêu thị
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), năm 2016 ước tính nhập khẩu trên 230.000 tấn thịt các loại, trong đó có 140.000 tấn thịt gà, hơn 100.000 tấn thịt heo và hơn 90.000 tấn thịt bò ...

Các Yếu Tố Quan Trọng Khi Xây Dựng Một Trang Trại Heo Mới?

Trong số nhiều vấn đề cần xem xét khi xây dựng một trại heo mới có một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là: các yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công khi quyết định xây dựng một trại heo mới là gì?

Đó là một câu hỏi rất thiết thực nhưng cũng rất khó để đưa ra một câu trả lời hoàn thiện. Trong đó, nhiều người cho rằng hệ thống chuồng trại hợp lý và khí hậu vẫn là những yếu tố quan trọng cần lưu ý. Mặc dù đã có nhiều cải tiến trong những thập kỷ gần đây nhưng nhiều lỗi nghiêm trọng vẫn xuất hiện trên cả những trang trại heo mới làm tăng chi phí xây dựng và vận hành một cách không đáng có. Bởi vậy mà các chủ trang trại cần tính toán kỹ, thảo luận chi tiết khi thiết kế một trại heo mới.

Bài viết dưới đây là bản tóm tắt của một bài thuyết trình tại hội nghị sản xuất thịt heo ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào hồi đầu tháng 9, năm 2016 để trả lời cho câu hỏi trên và hy vọng sẽ giúp các bạn hạn chế được tối đa những biến cố sau này trong quá trình chăn nuôi.

Ảnh 1: Hệ thống vận chuyển thức ăn tự động trong một trại heo
Ảnh 1: Hệ thống vận chuyển thức ăn tự động trong một trại heo

Sự biến đổi điều kiện khí hậu ở châu Á - Khó khăn khi xây trại heo mới.

Sự biến đổi điều kiện khí hậu với biên độ cực lớn ở châu Á, từ những nơi cực kỳ lạnh và khô ở phía bắc đến cực kỳ nóng và ẩm ở phía nam cho đến những vùng, mùa thường xuyên mưa, bão, ngập lụt…là những yếu tố vô cùng bất lợi khi xây dựng một trang trại heo mới.

Chăn Nuôi Hiện Đại Và Bài Toán Môi Trường

Một số địa phương, sự tăng trưởng “nóng” về đàn vật nuôi đã tạo ra một khối lượng chất thải hữu cơ khổng lồ, uy hiếp môi trường trong lành của nhiều miền quê.

Những năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam có sự bứt phá mạnh mẽ. Sự chuyển dịch từ quy mô chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán, xen lẫn khu dân cư sang quy mô gia trại và trang trại tập trung là con đường tất yếu.

Nhưng ở một số địa phương, sự tăng trưởng “nóng” về đàn vật nuôi đã tạo ra một khối lượng chất thải hữu cơ khổng lồ, uy hiếp môi trường trong lành của nhiều miền quê.

Nhiều trang trại chăn nuôi ở Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về môi trường
Nhiều trang trại chăn nuôi ở Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về môi trường

Hầu hết trang trại chưa đạt tiêu chí môi trường

Theo ông Nguyễn Trọng Tấn, điều phối viên dự án LCASP Nam Định: Hiện nay hầu hết các trang trại nuôi lợn quy mô lớn ở Nam Định vẫn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường về tất cả các tiêu chí.

Vai Trò Của Tiểu Khí Hậu Chuồng Nuôi Trong Chăn Nuôi Heo

Vai trò tiểu khí hậu chuồng nuôi trong chăn nuôi nói chung cũng như trong chăn nuôi heo nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định không nhỏ tới hiệu quả chăn nuôi.

Để quản lý tiểu khí hậu chuồng thành công điều này chúng ta cần chú ý tới:
  • Tốc độ lưu thông không khí trong chuồng
  • Nhiệt độ trong chuồng
  • Độ ẩm chuồng
Đây là 3 yếu tố quan trọng giúp giải bài toán tiểu khí hậu chuồng nuôi.

Quản lý tiểu khí hậu chuồng nuôi
Quản lý tiểu khí hậu chuồng nuôi

Quản lý tốc độ gió trong chuồng nuôi heo (thông gió trong chuồng nuôi)

Nguyên tắc chung của việc thông gió trong chuồng nuôi là: đưa một lượng không khí mới, sạch và mát vào chuồng , như vậy sẽ đẩy một phần không khí ô nhiễm ở trong chuồng ra ngoài. Điều này sẽ giúp chúng ta quản lý được nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng, đồng thời cũng đưa một phần khí độc, bụi ra ngoài.

Giải Pháp Thay Thế Thuốc Kháng Sinh Trong Thức Ăn Chăn Nuôi

Cần sớm loại bỏ kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Ảnh minh họa
Cần sớm loại bỏ kháng sinh trong
 thức ăn chăn nuôi. Ảnh minh họa
Do lệnh cấm hoàn toàn việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi trong khối Châu Âu EU, nhu cầu cấp thiết để tìm giải pháp thay thế trở thành 1 chủ đề đáng lưu ý trong thời gian vừa qua. Giáo sư Vassilios G. Papatsiros của trường đại học Thessaly của Hy Lạp đã hợp tác cùng các Sở Y Học ở các học viện danh tiếng tại Hy Lạp để hoàn thành bài viết nghiên cứu chi tiết về những giải pháp thay thế hiệu quả kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Theo giáo sư, những giải pháp này gồm có – Acid hữu cơ, thảo dược, probiotic, prebiotic, và khoáng chất silicat nhôm.

Giới thiệu chung về các giải pháp thay thế và cơ chế hoạt động của chúng

Axit Hữu Cơ

Axit hữu cơ là những chuỗi axit có cấu trúc chung R-COOH. Chúng được phân bố rộng rãi dưới dạng tự nhiên trong thành phần của thực vật hoặc các mô động vât, và cũng được hình thành thông qua quá trình lên men vi sinh của carbohydrates, chủ yếu ở ruột già. Hầu hết những axit hữu cơ có hoạt tính kháng khuẩn riêng biệt là những chuỗi axit ngắn (C1-C7, SCFA) và có độ pK từ 3 đến 5.

Hệ Tiêu Hóa Của Heo Con Và Bệnh Tiêu Chảy

Sự phát triển đường ruột của heo con trước và sau cai sữa
Sự phát triển đường ruột của heo con
trước và sau cai sữa

1. Heo con đối mặt với sự thay đổi

Từ lúc mới sinh, hệ tiêu hóa của heo con đã phải thích ứng với nhiều thay đổi như sự gia tăng vi khuẩn và hình thành hệ vi khuẩn. Mặt khác, dịch a-xít trong dạ dày chưa được tiết đầy đủ và hệ thống đường ruột còn chưa phát triển khiến heo khó thích nghi với việc chuyển từ sữa mẹ sang cám công nghiệp.

Sau cai sữa, heo con phải đối mặt với sự cạnh tranh cùng các heo khác trong bầy, sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm, sự thay đổi về thức ăn khiến chúng rất dễ bị stress, tiêu chảy . Đây chính là thời điểm mà các tác nhân gây bệnh có dịp bùng phát thành bệnh.

Nâng Cao Hiệu Quả Việc Sử Dụng Vaccin Trong Chăn Nuôi

Một loại vaccin sử dụng trong chăn  nuôi heo. Ảnh minh họa
Một loại vaccin sử dụng trong chăn
 nuôi heo. Ảnh minh họa
Ngày nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Trách nhiệm của người chăn nuôi là phải cung cấp thịt heo an toàn. Việc sử dụng vaccin nhằm góp phần nâng cao sức miễn dịch phòng chống dịch bệnh cho heo, giảm lượng kháng sinh tồn lưu trong heo.

Vaccin có hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh. Nhưng cũng có một số trường hợp vaccin không đạt hiệu quả như mong muốn. Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng vaccin thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Sự khác biệt giữa vaccin và kháng sinh

Vaccin giúp heo có khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và vi-rút. Miễn dịch giúp cơ thể sống đào thải các tác nhân gây bệnh bằng các kháng thể và tế bào miễn dịch. Tuy nhiên, vaccin chỉ có hiệu quả trên một nguyên nhân gây bệnh nhất định, không có tác dụng trực tiếp với các loại bệnh khác.

Thay Thế Kháng Sinh Trong Thức Ăn Chăn Nuôi

Thuốc kháng sinh và các chất ức chế vi khuẩn bổ sung vào thức ăn đã bị cấm ở liên minh châu Âu. Và các nước khác cũng đang đi theo con đường này, bắt đầu kiểm soát kháng sinh nghiêm ngặt hơn trong lộ trình tiến tới cấm hoàn toàn.

Những kinh nghiệm từ châu Âu có thể là một gợi ý tốt để sản xuất thức ăn chăn nuôi không có kháng sinh kích thích tăng trọng (antibiotic growth promoter – AGP) cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Theo đó, không có một chất bổ sung đơn lẻ nào có thể làm được việc này một cách hoàn hảo. Và chắc chắn, chi phí của cám không kháng sinh sẽ đắt đỏ hơn nhiều.

Một hộ chăn nuôi đang trộn kháng sinh vào TĂCN
Một hộ chăn nuôi đang trộn kháng sinh vào TĂCN
Để chuẩn bị cho viễn cảnh thức ăn chăn nuôi hạn chế hoặc cấm kháng sinh trong tương lai không xa, có ba vấn đề cần được quan tâm, đó là:

1. An toàn sinh học ở trại

Một điều không thể phủ nhận là kháng sinh giúp nâng mức độ phòng chống dịch bệnh lên cao. Cùng với việc sử dụng cám không kháng sinh, vấn đề an toàn sinh học cần phải được đánh giá lại và nâng tiêu chuẩn lên cao hơn. Có thể là, trong những điều kiện hiện tại của trại, xếp hạng sức khỏe vật nuôi ở mức ‘’trung bình’, chúng ta phải lệ thuộc vào một số chất bổ sung thay thế nào đó. Tuy nhiên, nếu điều kiện an toàn sinh học được nâng cao lên sẽ góp phần đáng kể giảm sự lệ thuộc vào những chất thay thế kháng sinh đắt đỏ khác.

2. Tổ hợp khẩu phần thức ăn vật nuôi

Kháng sinh giúp thức ăn lưu giữ tốt protein thô vì chúng kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn đối với những thành phần đạm khó tiêu hóa. Tuy nhiên, khi không có kháng sinh, protein thô phải được cắt giảm đáng kể để đảm bảo vật nuôi nhận được chính xác và đủ lượng protein cần thiết cho những mục tiêu sinh hóa trong cơ thể. Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với sắt, vốn được biết là tạo môi trường phát triển thuận lợi cho vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy ở thú non.

Đánh Giá Trực Tiếp Tinh Trùng Của Heo Đực Giống

1. Vô tinh

Dạng đầu và đuôi bất thường  của tinh trùng. Ảnh minh hoa
Dạng đầu và đuôi bất thường
của tinh trùng. Ảnh minh họa
Là hiện tượng không có tinh trùng ở trong tinh dịch. Tinh trùng không được hình thành và vô tinh xảy ra trong bệnh ẩn tinh hoàn (cả 2 tinh hoàn), tinh hoàn kém phát triển, các quá trình thoái hoá trong tinh hoàn do thiếu dinh dưỡng, do bệnh, do sử dụng đực quá mức hoặc do viêm ống dẫn tinh.

Cần loại thải những con đực giống này.

2. Ít tinh

Là giai đoạn trung gian chuyển tiếp đến hiện tượng vô tinh hoặc quá trình tạo tinh đang hồi phục. Trong bệnh này ở tinh dịch số lượng tinh trùng ít, đôi khi hoạt dục của con đực rất tốt nhưng sức sống của tinh trùng lại rất yếu.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng này cũng giống như nguyên nhân gây nên vô tinh, để khắc phục, cần loại bỏ các yếu tố bất lợi:
  • Nếu tinh hoàn kém phát triển cần cải thiện thức ăn và chăm sóc đực giống tốt, có thể dùng huyết thanh ngựa chửa hoặc mát xa tinh hoàn; phương pháp hiệu quả là cho đực tiếp xúc với nái chịu đực.
  • Nếu quá trình tạo tinh rối loạn do thức ăn thì cần cải thiện thức ăn (bổ sung giá đỗ, ngô mầm, thóc mầm, trứng gà...).

3. Lãnh tinh

Là trường hợp tinh trùng không chuyển động ở trong tinh dịch tươi, nguyên nhân gây chứng bệnh này rất nhiều nhưng phổ biến hơn cả là do rối loạn chức năng của phó tinh hoàn. Các quá trình viêm cấp tính và mãn tính tinh hoàn, phó tinh hoàn và các màng của chúng xảy ra do nhiễm trùng, chấn thương và băng giá gây nên rối loạn chế độ điều tiết nhiệt trong quá trình tạo tinh trùng ở trong tinh hoàn và giữ chúng ở trong ống dẫn của phó tinh hoàn. Các nguyên nhân đó dẫn đến tinh trùng bị chết, bất động và thay đổi thành phần cấu tạo.

Xem thêm trên Vetshop.VN:
Lãnh tinh tạm thời có thể xảy ra khi nhiệt độ tinh hoàn tăng cao do nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc do chuồng bẩn phân rác bám chặt lên bìu tinh hoàn làm tăng nhiệt.

Chứng lãnh tinh xảy ra khi các tuyến sinh dục phụ và túi đựng tinh của ống dẫn tinh bị bệnh, khi xuất tinh các chất tiết bệnh lý trộn lẫn vào tinh làm tinh trùng yếu đi hoặc bị chết.

Lãnh tinh còn gặp khi nghỉ lâu giữa 2 lần giao phối hoặc chế độ sử dụng bất hợp lí, chế độ ăn uống không bảo đảm, thức ăn thiếu vitamin và khoáng chất, thiếu vận động. Trong trường hợp này cần loại bỏ các yếu tố bất lợi. Hàng ngày, cần vệ sinh bao tinh hoàn lợn đực bằng nước sạch. Trong mùa hè cần tắm mát hàng ngày.

4. Tinh trùng kỳ hình

Kiểu kỳ hình của tinh trùng có các dạng sau: đầu biến dị, có hai đầu, gẫy cổ, đầu cách ly, đuôi cong hoặc bẻ gập, hai đuôi, đuôi to... Tinh trùng có đầu to quá hoặc bé quá liên quan đến sự rối loạn chức năng của tinh hoàn (viêm mãn tính, bị nóng quá). Nếu tinh trùng bị dị dạng đuôi và dập thì liên quan tới trạng thái bệnh lý ở ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ, rối loạn chức năng điều nhiệt của bao tinh hoàn hoặc do tinh hoàn quá nóng. Trường hợp đuôi tinh trùng bị vặn có thể là do nước lạnh lẫn vào tinh.

Yêu cầu tối thiểu cho hoạt lực tinh trùng là 0,8; nếu quá 20% kỳ hình sẽ phải loại thải. Thường xuyên kiểm tra chất lượng tinh dịch để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nguồn: TS. Liên Hương

Thời Kỳ Tuyến Vú Phát Triển Và Thể Trọng Của Heo Khi Cai Sữa

Thời kỳ tuyến vú phát triển và thể  trọng heo con sau cai sữa. Ảnh minh họa
Thời kỳ tuyến vú phát triển và thể 
trọng heo con sau cai sữa. Ảnh minh họa
Heo mẹ khỏe mạnh và heo con cũng khỏe mạnh là điều mà tự bản thân chúng không thực hiện được. Để thành công trong việc nuôi heo thì cần có sự nỗ lực nghiên cứu tìm tòi của các nhà chăn nuôi. Tác giả bài viết này muốn thông qua một tạp chí nổi tiếng về chuyên môn để đề cập đến nhiều vấn đề cần chú ý về tuyến vú phát triển của heo nái trong thời mang thai. 

Để Quản Lý Tốt Trại Heo Nái Đẻ / Farrowing Room Management

Nuôi heo nái tốt là chìa khóa thành công cho trang trại.
Nuôi heo nái tốt là chìa khóa 
thành công cho trang trại.
Nếu tổng số con đẻ ra là 13 con để đạt 11 con cai sữa nặng trên 6 kg ( 85%) thì phải quản lí số heo con chết dưới 8%. Tiến hành đỡ đẻ cho heo đúng kĩ thuật. Nái lứa đầu để tuyến vú phát triển tối đa nên cho nuôi khoảng 12 heo con khỏe mạnh. Sau khi sinh từ 3~4 ngày cần cho nái nuôi con ăn không giới hạn cho lượng cám ăn tăng dần dần sao cho đến ngày thứ mười là đạt cao nhất và cố duy trì không cho lượng cám ăn giảm xuống cho đến ngày cai sữa ( tiêu chuẩn: thời gian nuôi con tính 20 ngày)

1. Quản lí trước khi đẻ

  • Trại đẻ áp dụng phương pháp “cùng vào cùng ra”.
  • Sau khi “cùng ra” tiến hành vệ sinh tiêu độc giữ khô và nhập heo chờ đẻ vào. Sau khi vệ sinh nhờ dành thời gian cho chuồng khô ráo.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ lót chuồng đặc biệt nếu heo con bị tiêu chảy cần vệ sinh tiêu độc kĩ hơn ( ngâm trong thuốc sát trùng trong một đêm)
  • Quạt đèn úm núm uống và máng ăn đều phải kiểm tra kỹ trước khi nhập heo nái vào.
  • Nái trước khi đẻ ngày cho ăn 2 lần ( sáng và chiều) khoảng 1kg.

2. Biện pháp kích thích sinh

Các trường hợp dưới đây không khuyến cáo áp dụng các biện pháp kích thích sinh:
  • Quá trình đẻ đã bắt đầu trước đó ( hành động của nái tiết ra dịch nhờn co bóp tử cung)
  • Mang thai trước 115 ngày so sánh heo con từ mẹ áp dụng biện pháp khích thích sinh sớm so với heo con sinh tự nhiên thì chúng có trọng lượng sơ sinh trọng lượng cai sữa nhỏ hơn tỷ lệ chết trước khi cai sữa cao hơn ( thời gian mang thai trung bình là 115~116 ngày).
  • Trong quá trình sinh không có nhân viên đỡ đẻ.
Mục đích của việc sử dụng các biện pháp khích thích là tăng thời gian heo sinh có được sự trợ đẻ của nhân viên.

3. Đỡ đẻ cho heo nái

  • Nái đẻ trên 5 lứa nái đau chân nái béo phì thì mỗi 20 phút phải kiểm tra một lần. Nái lứa thấp và nái bình thường thì mỗi 40 phút kiểm tra( ghi vào bảng tên của nái thời gian- số con đẻ- số con chết chết khô).
  • Trước khi móc heo hoặc làm các động tác khác cần vệ sinh sạch phân heo ở chuồng.
  • Xoa dầu bôi trơn vào bao tay. Phải kiên nhẫn nếu heo con có thể được đẻ ra thì không cần móc quá sâu. Nếu như sờ không thấy heo con ở bên ngoài ta chờ 10~20 phút để chờ tử cung nái co bóp đẩy heo ra ngoài.Nếu như không thấy gì diễn ra ta cho tay thọc vào sâu hơn.
  • Trường hợp bắt buộc phải sử dụng Ocxytocin. Ocxytoxin được sử dụng trong trường hợp nái mệt không rặn hoặc heo con bị kẹt. Nái bình thường dưới 5 lứa không nên sử dụng.
  • Mỗi lần đẻ chỉ được chích Ocxytoxin 2 lần khoảng cách tối thiểu 2 lần chích phải là 2 tiếng liều lượng mỗi lần chích không quá 10 IU
  • Ocxytoxin được sử dụng sau khi nái đẻ hơn phân nữa số con sẽ an toàn hơn ( không chích khi nái chưa đẻ đến con thứ 6)

4. Quản lí heo con mới sinh

  • Nhiệt độ ở khu vực dưới đèn úm phải từ 32~35 độ C.
  • Heo con khi mới sinh cần lấy khăn lau sạch làm khô và bỏ dưới đèn úm.Quản lí lúc mới sinh sẽ làm giảm tối đa heo con còi.
  • Cho bú sữa đầu đầy đủ. Chuẩn bị ghép bầy ( Áp dụng trong trường hợp nếu nái đẻ trên 12 con. Không tiến hành nếu đã quá 12 tiếng sau khi đẻ).
  • Để tiến hành ghép bầy ta chia bầy heo thành 2 loại con lớn và con nhỏ. Những con lớn ta cho vào đèn úm và con nhỏ cho bú sữa trước ( những con đẻ ra trước đã bú nhiều sữa đầu có thể bỏ trong đèn úm- cần đánh số thứ tự sinh trên lưng)
  • Cần phải đếm số lượng vú có thể sử dụng của nái ghi trên bảng tên để quyết định số heo con theo mẹ.
  • Tận dụng tối đa lượng sữa của nái.
  • Nếu số con nuôi ít hơn số vú có thể sử dụng của nái cần ghép bầy
  • Phải chuẩn bị trước để chăm sóc khoảng 5 % là heo con còi yếu .

5. Quản lí cấp cám cho nái nuôi con

Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy lượng cám ăn vào giảm sút
  • Bệnh của nái hoặc heo con
  • Nhiệt độ trại đẻ quá cao
  • Không cung cấp nước sạch
  • Không tiếp cận được với cám hoặc cám không ngon ( bị nấm mốc)
  • Vấn đề về chân
Để giải quyết những vấn đề phát sinh cần kiểm ra heo con và heo mẹ. Sau khi sinh khoảng 2~3 ngày cần kiểm tra cẩn thận nái và heo con. Mỗi ngày cần cho nái ăn cám tươi và uống nước sạch. Khi cần thiết phải nhanh chóng điều trị cho nái hoặc heo con.

Phương pháp cấp cám

  • Vào ngày sinh hoặc có dấu hiệu sinh không cho nái ăn cám. Tuy nhiên nếu đến chiều ngày đó vẫn chưa sinh thì ta cấp cám ngày 2 lần mỗi lần một kí. Khi nhìn thấy dấu hiệu sinh phải ngưng cấp cám ngay lập tức
  • Ngày thứ 2 sau khi sinh mỗi ngày cho ăn từ 15~2.0 kg chia làm 2 lần
  • Ngày thứ 3 cho ăn 3 kg chia làm 2 lần
  • Ngày thứ 4. cho ăn 36 kg chia làm 2 lần
  • Kể từ ngày thứ 5 trở đi cho ăn không giới hạn. Thế nhưng trên thực tế lượng cám nái ăn sẽ tăng dần từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sẽ đạt mức cao nhất ( lý tưởng là 10kg) cố gắng duy trì để mức ngày không giảm sút cho đến khi cai sữa( thời gian nuôi con tiêu chuẩn là 20 ngày mỗi ngày cho ăn tối thiểu từ 3~4 lần.

Sau khi đẻ nhanh chóng tăng lượng cám nái ăn vào

Trong thời gian nuôi con bình quân lượng cám ăn vào mỗi ngày phải đạt từ 59~63 kg.

Nhanh chóng kiểm tra điều trị nái bệnh. Viêm tử cung bệnh dạ dày và vấn đề về chân có thể khiến lượng cám ăn vào giảm sút. Nái bị đau sẽ giảm lượng sữa tiết gây ảnh hưởng tới heo con.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc heo nái và heo con toàn tập

Kiểm tra thân nhiệt nái. Trong vòng 2 này đầu sau khi sinh nếu thân nhiệt tăng thì có nghĩa là heo đã bị viêm nhiễm. Nếu nhiệt độ trên 393 độ C cần nhanh chóng điều trị bằng kháng sinh.

Nhiệt độ trại đẻ phải điều chỉnh phù hợp với nái. Nhiệt độ sau khi đẻ trong vòng 3 ngày ( ngày 1~ ngày 4) từ 21~23 độ C. Sau đó điều chỉnh xuống từ 18~20 độ C. Khu vực của heo con lắp đèn úm nhằm duy trì nhiệt độ sàn từ 32~35 độ C.

Kiểm tra áp lực núm uống có đạt 2 lit /phút.

Để cho nái ban đêm không bị đói lần cho ăn cuối cùng trong ngày phải thật đầy đủ. Tốt nhất là cho nái ăn mỗi ngày đạt 10kg.

6. Sản xuất sữa

  • Nái lứa đầu nên cho nuôi khoảng từ 12~14 heo con khỏe mạnh nhằm phát triển tuyến vú lên mức tối 9 đa. Nái lứa 2 hoặc 3 thì nuôi những heo con nhỏ.
  • Tối thiểu 2/3 heo con được nuôi bởi chính mẹ của chúng
  • Tránh ghép bầy sau khi sinh 24 tiếng
  • Cần giới hạn số lần ghép bầy bởi vì khi nái cảm thấy không thoải mái sẽ giảm lượng sữa tiết ra.
Theo Pig & Pork (Biên dịch: Heo Team)

Ruồi – Tác Nhân Trung Gian Gây Bệnh Trong Trại Heo

 Chu kỳ sinh học của ruồi
Chu kỳ sinh học của ruồi
Ruồi đóng vai trò vận chuyển mầm bệnh trong trại heo, gây phiền toái tới người và vật nuôi trong trại. Nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa có các biện pháp phòng chống và giảm tác hại của ruồi thật hiệu quả. Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã chỉ ra những bệnh mà ruồi có thể là tác nhân trung gian truyền bệnh trong cũng như ngoài trại heo.

1. Những bệnh mà ruồi là tác nhân trung gian truyền bệnh

Để quản lý sức khỏe bầy heo, ta cần nắm rõ những bệnh mà ruồi có thể là tác nhân trung gian truyền bệnh, tiêu biểu như bệnh lỵ trên heo, tiêu chảy do E. coli... Ngoài ra, theo báo cáo của các nhà khoa học Đức thì còn có thêm một số bệnh khác đó là: bệnh giả dại, bệnh giun đũa, bệnh sẩy thai truyền nhiễm trên heo, bệnh dịch tả heo châu Phi, E. coli, đóng dấu son, lở mồm long móng...

Quản Lý Thiết Bị Chuồng Trại Vào Mùa Nóng Cho Heo

Heo rất dễ bị stress nhiệt trong  mùa nắng nóng. Ảnh minh họa
Heo rất dễ bị stress nhiệt trong
mùa nắng nóng. Ảnh minh họa
Thời gian gần đây, do do nắng nóng dịch bệnh phát sinh trong trại thường xuyên, nên vấn đề đặt ra là phải giữ môi trường nuôi sạch sẽ, thoáng mát, kiểm soát người và hàng hóa khi ra vào trại nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Để làm được như vậy cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ xung quanh trại, từ đó mới tránh được tổn thất do dịch bệnh.

Việc quản lý thiết bị và môi trường nuôi vào mùa nóng đặc biệt quan trọng đối với ngành chăn nuôi heo. Những phương pháp thường áp dụng là thông thoáng khí, phòng chống nóng, điều chỉnh mật độ nuôi, cải thiện biện pháp cấp cám, cấp nước, tiêu độc, cùng vào cùng ra, quản lý theo tuần, nuôi theo phương pháp 2 địa điểm - 3 địa điểm.

Tác Hại Của Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi Heo, Gà

Chất kháng sinh có trong gia súc, gia cầm được đánh giá là "nguy hiểm hơn cả chất tạo nạc". Tuy nhiên, VN vẫn còn người chăn nuôi không chỉ dùng chất tạo nạc mà còn dùng kháng sinh.

Những khu vực có sản lượng gia súc, gia cầm nhiều nhất cũng chính là những khu vực sử dụng nhiều kháng sinh nhất trong chăn nuôi. Khu vực màu vàng có mức độ sử dụng thấp, cam và đỏ nhạt có mức độ cao hơn và đỏ đậm là mức độ cao nhất. VN nằm ở khu vực màu cam đậm - Ảnh: National Public Radio.
Những khu vực có sản lượng gia súc, gia cầm nhiều nhất cũng chính là những khu vực sử dụng nhiều kháng sinh nhất trong chăn nuôi. Khu vực màu vàng có mức độ sử dụng thấp, cam và đỏ nhạt có mức độ cao hơn và đỏ đậm là mức độ cao nhất. VN nằm ở khu vực màu cam đậm - Ảnh: National Public Radio.
Chất kháng sinh có trong gia súc, gia cầm được đánh giá là "nguy hiểm hơn cả chất tạo nạc" - ông Nguyễn Văn Việt, chánh thanh tra Bộ NN&PTNT, cho biết tại diễn đàn “Quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức ngày 12-4 ở Bình Dương.


/

Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y