Sử Dụng Hiệu Quả Nguyên Liệu Thay Thế, Giảm Giá Thành Thức Ăn Gia Cầm
DDGS (Distiller's dried grains with solubles) là bã rượu khô từ ngũ cốc và các chất hoà tan. Ảnh minh họa. |
Ngành công nghiệp gia cầm dựa trên một số nguyên liệu chính để tổ hợp công thức thức ăn. Ngũ cốc là nguồn năng lượng trong khẩu phần ăn của gia cầm, trong khi các loại đậu hạt và khô dầu là nguồn protein chính. Lúa mì, lúa mạch, lúa mì lai và lúa miến là loại ngũ cốc chủ chốt và bột đậu tương, bột cải dầu, đậu Hà Lan, đậu peas và đậu lupin là nguồn protein quan trọng.
Ngành chăn nuôi luôn luôn có xu hướng sử dụng các nguyên liệu với giá rẻ để tối đa hóa lợi nhuận. Các nguyên liệu này không phải lúc nào cũng cho năng suất tối ưu, nó được sử dụng với lượng nhỏ để giảm giá thành hoặc được sử dụng để cải thiện giá trị dinh dưỡng của công thức. Mặc dù có những hạn chế, việc sử dụng các nguyên liệu thay thế đang gia tăng do nhiều yếu tố. Nguyên liệu thức ăn thông thường đắt tiền hơn và đôi khi không sẵn có cho tất cả các nhà sản xuất ở tất cả các địa phương. Điều kiện khí hậu bất lợi và việc sử dụng các loại nguyên liệu trong ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học đã kích thích việc tìm kiếm các nguyên liệu thay thế cho gia cầm. Ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học tạo ra các sản phẩm phụ như bã rượu khô từ ngũ cốc và các chất hoà tan (DDGS), không những không cần phải hủy bỏ mà còn đang trở thành nguyên liệu chính do sự thiếu hụt và chi phí cao của các nguyên liệu thông thường.
Tất cả các nơi trên thế giới, đặc biệt trong các khu vực đang thiếu hụt, nguyên liệu thay thế được xem xét với mục đích thay thế tất cả hoặc một số nguyên liệu thông thường. Với khẩu phần sử dụng nguyên liệu thay thế, năng suất gia cầm thường kém do thiếu hụt chất dinh dưỡng như axit amin và khoáng chất, sự mất cân bằng về tỷ lệ năng lượng so với protein hoặc các yếu tố kháng dưỡng như polysaccharides không tinh bột (NSP), polyphenol hoặc axit phytic. Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu tại Đại học New England (UNE), Australia, đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu làm thế nào để cải thiện chất lượng của các nguyên liệu này.
Sắn (khoai mì) và sản phẩm phụ từ sắn
Việc sử dụng củ sắn và các bộ phận khác của cây làm thức ăn gia súc là truyền thống ở châu Phi và châu Á. Gần đây, sản lượng sắn đã bắt đầu tăng trên quy mô lớn ở miền Bắc Queensland để cung cấp cho chăn nuôi. Có khả năng ngành này sẽ đa dạng hóa nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn cho thú không nhai lại trong tương lai. Tại Thái Lan, nước sản xuất sắn lớn thứ ba, gần như tất cả sắn được sử dụng cho thức ăn gia súc và sản xuất tinh bột. Ngành công nghiệp sau này đã cho ra các sản phẩm phụ nhiều xơ, bột sắn, đã được sử dụng làm thức ăn cho gia cầm và lợn.
Các nhà nghiên cứu tại UNE thử nghiệm sản phẩm này như một sự thay thế cho ngô trong khẩu phần ăn cho gia cầm đẻ và kết luận rằng 15% bột sắn có thể được sử dụng trong khẩu phần ăn cho gia cầm đẻ mà không ảnh hưởng bất lợi đến sản lượng trứng và chất lượng trứng, trừ màu lòng đỏ, nhạt hơn khi khẩu phần có chứa nhiều bột sắn. Bổ sung các enzyme xylanase và phytase (theo Danisco Animal Nutrition, Vương quốc Anh) cho phép gia tăng sử dụng bột sắn đến 20% trong khẩu phần ăn cho gia cầm đẻ và duy trì sản xuất trứng ở mức độ tương tự như khẩu phần đối chứng sử dụng ngô. Trong một nghiên cứu khác, năng lượng trao đổi (ME), năng lượng sản xuất thực (NEp) và sự sinh nhiệt của gà nuôi bằng khẩu phần ăn khởi động chứa bột sắn và enzyme của vi sinh vật đã được xác định. Hàm lượng ME của khẩu phần, ME ăn vào và protein bị giảm khi tăng lượng sản phẩm phụ trong khẩu phần, nhưng được cải thiện khi bổ sung enzyme. NEp và sự sinh nhiệt đã bị giảm khi sử dụng bột sắn nhưng đều tăng trở lại khi bổ sung enzyme vi khuẩn. Hiệu quả sử dụng của ME để duy trì năng lượng và chất béo đã giảm trong khẩu phần có sắn nhưng hiệu quả sử dụng của ME để duy trì protein lại được tăng lên. Bổ sung enzyme không có tác dụng trên những giá trị này. Lượng ăn vào đến 35 ngày tuổi giảm xuống (P<0,05) khi sử dụng bột sắn 10% nhưng lại phục hồi khi lượng sắn sử dụng tăng lên 15%; nó không bị ảnh hưởng khi bổ sung enzyme vi sinh vật ở cả hai cấp độ.
Nhìn chung, có thể sử dụng bột sắn trong khẩu phần ăn cho gia cầm đẻ và thịt ở mức thấp, nhưng sẽ cần bổ sung enzyme vi khuẩn và các chất tạo màu lòng đỏ. Có thể trong tương lai ngành công nghiệp gia cầm Australia sẽ sử dụng sắn lát và sắn ép viên nhiều và ít dùng dạng bột hơn.
Lúa mì lai (Triticale) cho gia cầm
UNE đã tiến hành nghiên cứu về lúa mì lai trong nhiều năm. Một hạn chế lớn để tăng khai thác triticale cho gia cầm tại Úc là do thiếu những dữ liệu được công bố. Đánh giá giá trị năng lượng của triticale là một phần của một dự án lớn hơn "Ngũ cốc cao cấp cho Chương trình Chăn nuôi", trong đó bao gồm một loạt các loại ngũ cốc. Ravindran và những người khác (2005) báo cáo khả năng tiêu hóa của axit amin của triticale thấp hơn so với lúa mì và ngô. Trong một nghiên cứu khác, Hughes và Van Barneveld báo cáo rằng trước khi nảy mầm lúa mì lai, lúa mì và lúa miến không cải thiện được ME biểu kiến (AME). Triticale có triển vọng thay thế cho lúa mì ở các nơi hạn hán và đất bạc màu. Lợi thế này có thể gia tăng nếu giá trị dinh dưỡng hạt là bằng hoặc tốt hơn so với lúa mì.
Hầu hết các giống lúa mì lai phát triển tại UNE có lượng protein thô cao hơn so với lúa mì, dao động 123,91-138,64 g / kg DM. Tỷ lệ tiêu hóa in vitro của tinh bột lúa mì lai và protein dao động giữa 41,1% và 87,8%. Một thí nghiệm đã được thực hiện để xác định AME, NEp và HP của khẩu phần ăn có chứa 72-75% triticale trên gà nuôi bằng khẩu phần trong đó triticale thay thế hoàn toàn lúa mì. Lượng ME và NEp ăn vào giai đoạn 1-22 ngày thấp hơn (P<0,05) ở khẩu phần lúa mì so với khẩu phần ngô theo Bogong-, Jackie-, Tobrukand, và khẩu phần có chứa hai loại triticale (Canobolas và Endeavour) cũng tương tự như khẩu phần lúa mì.
Gà ăn khẩu phần triticale giữ lại nhiều năng lượng hơn (P<0,05) dưới dạng protein và chất béo so với gia cầm ăn khẩu phần lúa mì. Những khẩu phần này một mặt có thể thúc đẩy sự tích lũy protein và tăng trưởng mặt khác tăng hàm lượng mỡ trong thịt. Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng việc sử dụng năng lượng trong triticale là ngang bằng với các nguyên liệu thông thường như lúa mì và ngô. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng khẩu phần triticale giúp việc tích lũy năng lượng dưới dạng protein lớn hơn việc tích lũy dưới dạng chất béo. Như vậy, khẩu phần triticale sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt (nhiều protein hơn).
Bã rượu khô từ hạt lúa miến (thường gọi là DDG lúa miến)
DDGS sẽ vẫn dẫn đầu trong các nghiên cứu về dinh dưỡng trong một thời gian bởi vì các nhà sản xuất ngũ cốc lớn, đặc biệt là ở Mỹ, tăng cường nỗ lực để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Hầu hết các nghiên cứu về DDGS đã tập trung vào DDGS ngô sản xuất tại Bắc Mỹ. Ở Australia, hầu hết DDGS có nguồn gốc từ lúa miến, lúa mì và không được các nhà sản xuất thức ăn gia cầm sử dụng nhiều.
UNE khởi xướng một dự án nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của DDGS từ lúa miến cho gia cầm. Trong các thử nghiệm sơ bộ, sáu mẫu DDGS thu được từ Nhà máy Tinh bột Shoalhaven tại New South Wales để xem xét sự biến đổi giữa các lô. Các mẫu thường chứa một lượng của các axit amin thiết yếu vừa phải và có hàm lượng threonine cao (10,1-11,4 g / kg). Hai thử nghiệm nuôi đã được tiến hành, trong đó enzyme vi khuẩn đã được bổ sung. Trong thí nghiệm đầu tiên, 42 gà con đực một ngày tuổi được sử dụng trong thí nghiệm bố trí 4 × 2 yếu tố. Bốn mức độ DDGS gồm (0, 100, 200 hoặc 300 g / kg) có hoặc không có enzyme xylanase, được cho ăn trong 21 ngày trong khẩu phần khởi động và sau đó từ 21 ngày đến 35 ngày tuổi trong khẩu phần ăn vỗ béo. So với khẩu phần đối chứng, lượng thức ăn ăn được tăng lên (P<0,001) ở khẩu phần DDGS trong ba tuần đầu tiên và trong suốt thời gian nghiên cứu. Tăng trọng lượng cơ thể không bị ảnh hưởng bởi DDGS hoặc xylanase. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) xấu đi (P 0,05) do mức độ DDGS tăng trong ba tuần đầu. Phân tích tổng NSP đã cho thấy rằng việc tăng mức độ DDGS tới 30% làm giảm hàm lượng của rhamnose và fucose trong chất chứa hồi tràng. Hàm lượng arabinose, ribose và tổng NSP trong chất chứa hồi tràng không bị ảnh hưởng bởi mức độ DDGS, trong khi nồng độ glucose và xylose trong chất chứa hồi tràng đã tăng khi lượng DDGS tăng đến 30%. Bổ sung xylanase tăng nồng độ xylose trong chất chứa, nhưng chỉ ở mức độ 30% DDGS.
Ngô có độ ẩm cao
Hơn 817 triệu tấn ngô được sản xuất trên toàn thế giới trong năm 2009, so với 682 triệu tấn lúa mì. Việc sản xuất ngô đang gia tăng trong khu vực phi nhiệt đới trên thế giới, ở miền nam châu Âu và một phần vùng ôn đới Nam Mỹ. Điều này đòi hỏi phải thu hoạch sớm khi độ ẩm tương đối cao và sấy nhân tạo. Làm khô nhân tạo các hạt có độ ẩm cao là đầy khó khăn. Chất lượng tinh bột, đặc biệt là tỷ lệ amylopectin so với amylose, có thể bị ảnh hưởng, làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt. Amylopectin là phần tinh bột dễ tiêu hóa nhất. Gần đây, UNE điều tra những thay đổi trong chất lượng và chất dinh dưỡng thành phần vật lý của hạt ngô-độ ẩm cao được làm khô nhân tạo.
Tiếp theo đó là một thử nghiệm cho ăn trong đó enzyme vi khuẩn (carbohydrase, protease và phytase) được đưa vào khẩu phần. Ngô bắp và hạt đính kèm được thu hoạch ở hàm lượng ẩm tương đối cao (23%) từ ở phía bắc New South Wales và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy trong lò ở 80, 90 hoặc 100° C trong 24 giờ. Tỷ lệ tiêu hóa in vitro của DM, tinh bột và protein thô được xác định theo phương pháp Babinszky (1990) và cấu trúc của hạt được đánh giá bằng kính hiển vi điện tử và kỹ thuật cộng hưởng từ hạt nhân. Kính hiển vi điện tử quét cho thấy một số hạt tinh bột bị co rút như một hệ quả của nhiệt độ sấy. Tỷ lệ tiêu hóa in vitro của DM đã được cải thiện bằng cách làm khô nhân tạo nhưng tỷ lệ tiêu hóa tinh bột giảm.
Nhiệt độ sấy hạt
Những ảnh hưởng của khẩu phần có chứa ngô ẩm cao phơi khô hoặc sấy khô nhân tạo có bổ sung enzyme vi khuẩn lên hiệu suất tăng trưởng, khối lượng cơ quan nội tạng, hàm lượng protein mô, hoạt tính của enzyme và sự phát triển đường ruột đã được nghiên cứu trong một thử nghiệm về tăng trưởng của gà thịt. Thức ăn ăn vào đến 21 ngày tuổi giảm do cách làm khô bằng lò sấy trong khi đó enzyme vi khuẩn làm tăng lượng ăn vào so với khẩu phần không có enzyme (881,1 vs 817,2 g).
Lượng ăn là cao nhất với hạt phơi khô. Nhiệt độ sấy hoặc các enzyme không ảnh hưởng tới lượng ăn tại bảy ngày tuổi. Lên đến 21 ngày tuổi, trọng lượng cơ thể giảm khi nhiệt độ sấy ngũ cốc tăng và việc bổ sung enzyme chỉ cải thiện tăng trọng ơ khẩu phàn có chứa hạt phơi khô và các loại hạt sấy khô ở 90° C. Trọng lượng cơ thể cao hơn (P<0,01) khi bổ sung enzyme so vơi khi không bổ sung enzyme (638 vs 547 g). FCR ở độ tuổi này được cải thiện khi nhiệt độ sấy hạt tăng lên và được cải thiện do bổ sung enzyme (1,48 vs 1.62).
Có sự gia tăng trọng lượng tương đối của ruột non và gan với sự gia tăng nhiệt độ sấy hạt ở 21 ngày tuổi, bổ sung enzyme không thay đổi trọng lượng tương đối của các cơ quan này. Hạt xấy, nhưng không bổ sung enzyme, làm tăng hoạt động của phosphatase kiềm (vào ngày thứ bảy) và maltase và sucrose (vào ngày thứ bảy và ngày 21, tương ứng). Tiêu hóa hồi tràng của năng lượng thô, protein và tinh bột không bị thay đổi bởi nhiệt độ sấy ngũ cốc hoặc bổ sung enzyme. Điều này mâu thuẫn với báo cáo của Iji và những người khác, (2004), trong đó các enzyme tương tự cải thiện trọng lượng cơ thể của gà broiler với khẩu phần ngô phơi khô tự nhiên.
Các enzyme cũng có hiệu quả hơn với ngô phơi khô hơn so với ngô sấy khô nhân tạo. Không có lý do rõ ràng có thể được viện dẫn cho sự chênh lệch này, nhưng những thay đổi trong chất lượng tinh bột do kết quả của hệ thống nhiệt có thể làm giảm chất lượng tổng thể của các hạt và đáp ứng của nó với enzyme.Hàm lượng của axit formic và acetic ở hồi tràng và propionic và valeric axit trong manh tràng đã được tăng lên đáng kể bởi sự gia tăng nhiệt độ sấy hạt nhưng nồng độ của các axit không bị ảnh hưởng khi bổ sung enzyme. Mật độ của các vi khuẩn axit lactic và lactobacilli trong chất chứa hồi tràng giảm khi bổ sung enzyme nhưng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ sấy.
Tổng vi khuẩn kỵ khí đếm trong chất chứa manh tràng đã được tăng lên khi bổ sung enzyme vi sinh vật (8.1 vs 7.8 log10 đơn vị khuẩn cư ngụ (colony-forming) mỗi gram chất chứa). Số lượng vi khuẩn axit lactic đã được tăng lên khi tăng nhiệt độ sấy hạt. Các đáp ứng của quần thể vi sinh với sự thay đổi chất lượng của hạt trong khẩu phần chưa được nghiên cứu trước đó. Nồng độ của các axit béo chuỗi ngắn trong ruột non trên của gà thịt tăng lên trong khẩu phần có nhiều lúa mì AME thấp. Điều này có thể cho thấy sự gia tăng các quần thể vi khuẩn chịu trách nhiệm cho quá trình lên men của chất xơ. Trong nghiên cứu, khẩu phần ngô phơi khô hoặc ngô sấy khô ở 90 ° C đã đáp ứng tốt hơn so với ngô đã được sấy khô ở nhiệt độ nhân tạo khác. Có đáp ứng tích cực với các enzyme của vi sinh vật.
Phần kết luận
Việc gia tăng sử dụng các nguyên liệu thay thế đã làm tăng nhu cầu bổ sung enzyme vi sinh vật. Các kết quả của một loạt các nghiên cứu gần đây đã hoàn thành hoặc đang diễn ra tại trường Đại học New England, Úc, cho rằng giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu này có thể được cải thiện thông qua việc bổ sung enzyme vi khuẩn. Các nguyên liệu thay thế sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn cùng với việc bổ sung enzyme và các phương pháp xử lý khác, điều quan trọng là xác định các yếu tố kháng dinh dưỡng trong thành phần và lựa chọn các tổ hợp enzyme tốt nhất cho khẩu phần có chứa những nguyên liệu loại này. Tài liệu tham khảo AAF sẽ được cung cấp theo yêu cầu.
Bài này được biên soạn từ các bài báo cáo "Nâng cao giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu thay thế cho gia cầm, bởi P.A. Iji, M.M. Bhuiyan, N. Chauynarong, M.R. Barekatain và A.P. Widodo (Đại học New England). Bài đã được trình bày tại hội nghị chuyên đề năm 2011 "Những tiến bộ gần đây trong dinh dưỡng động vật "tại Úc.
Nguồn: AllAboutFeed
Biên dịch: Ecovet Team
Receive articles via Email!