Tâm Sự Của Giảng Viên Khoa Chăn Nuôi - Thú Y
“Người làm khoa học mà không có thu nhập cao tức là làm khoa học chưa đến đích, chưa đến nơi đến chốn. Hiện nay chúng ta vẫn hay nói “thừa thầy thiếu thợ” nhưng theo tôi chúng ta thiếu cả hai”.
Đó là chia sẻ của TS. Sử Thanh Long – Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người sáng lập Trang trại giáo dục EduFarm - TS. Long cho rằng: “muốn làm giàu bằng STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán - PV) thì buộc bạn phải vừa là thầy, vừa là thợ, chứ không thể là khoa học ngồi bàn giấy”.
Làm giàu chính đáng từ khoa học
TS. Sử Thanh Long lấy ví dụ, không khó khi tìm một chuyên gia để giảng về máy điều hòa nhiệt độ, nhưng nếu cần sửa chữa điều hòa, bạn chỉ cần ra đầu phố tìm gặp một ông thợ sửa điều hòa. Còn các chuyên gia có khi lại không biết tự tay bơm gas hoặc bắt vít. Đấy là sự thiếu hụt của Việt Nam mà ở Nhật Bản, quy định thầy và thợ phải là một, và khi người làm khoa học làm đến nơi đến chốn, họ hoàn toàn có thể có được thu nhập rất cao một cách hoàn toàn chính đáng.
Bức ảnh "Nghề thú vị, ít cạnh tranh" chụp TS. Sử Thanh Long (áo xanh) đang khám cho bò sinh sản tại EduFarm. Bức ảnh này được ông phóng to và đặt trang trọng tại phòng khách của gia đình. |
Một ví dụ khác mà TS. Sử Thanh Long đưa ra, một người đang theo học chuyên ngành công nghệ sinh học tại Nhật Bản, sau khi về nước có thể nghiên cứu và nhân giống hoa hồng màu tím và bán với giá hàng triệu đồng/bông, với mức giá này thì người trồng hồng mỗi tháng thu nhập sẽ cao gấp mấy chục lần so với trồng hoa hồng thường. Tuy nhiên, rủi ro có thể đến đối với người trồng hoa hồng theo cách truyền thống đó là chịu tác động từ thời tiết rất nhiều, chỉ cần một đợt sương muối là vườn hồng sẽ mất trắng.
“Trong khi đó, nếu trồng hoa hồng theo công nghệ cao thì chỉ cần cho vào phòng thí nghiệm khoảng 100 m2 với đầy đủ các thiết bị trị thì rủi ro về thời tiết là hoàn toàn không có. Cái đó không học đâu xa, chỉ cần học ngay Nhật Bản, Hàn Quốc, đó chính là STEM trong nông nghiệp,” TS. Sử Thanh Long nói.
Cụ thể hơn, TS. Long thẳng thắn lấy ví dụ của bản thân khi ông đóng đinh độ tủy cho chó, mèo tại phòng khám thú y nơi ông thành lập, với mức phí lên đến hàng triệu đồng.
Xem thêm: Tâm sự từ nghề Bác sĩ thú y
Xem thêm: Tâm sự từ nghề Bác sĩ thú y
“Vậy tại sao khách hàng vẫn sẵn sàng trả tiền triệu để chữa bệnh cho thú cưng? Bởi vì đó là sản phẩm trí tuệ của tôi (TS. Sử Thanh Long có 5 năm tu nghiệp về ngành thú y tại Nhật Bản - PV). Tôi muốn nói ra điều này cho mọi người biết để có nhiều bạn trẻ định hướng nghề nghiệp theo hướng khoa học kỹ thuật. Khi có nhiều người theo đuổi đam mê, nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành thú y nói riêng sẽ được nâng tầm,". TS. Long chia sẻ: "Nhưng tôi cũng muốn nói rằng, nếu không có định hướng rõ ràng ngay từ đầu sẽ không giữ được nghề. Tôi có thể mua một chú chó đẹp với giá bình thường và bán lại với giá rất cao. Nhưng tôi tuyệt đối không làm thế bởi làm vậy lâu dần mình sẽ xa rời chuyên môn và không giữ được nghề”.
Để chứng minh cho tiềm năng làm giàu từ STEM trong nông nghiệp, TS. Sử Thanh Long đã đưa PV Infonet đến Viện Kỹ thuật Nhiệt đới (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), nơi ông đặt hàng các chuyên gia tại đây thiết kế mẫu vòng tẩm Progesterone đặt âm đạo góp phần nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa (vòng kích thích sinh sản, chữa bệnh chậm sinh, vô sinh ở bò sữa). Đây là đề tài nghiên cứu hơn 1 năm nay do ông làm chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu cũng đã vượt qua vấn đề về thiết kế mẫu vòng sao cho đảm bảo không gây khó chịu dẫn đến stress cho bò, vừa phải tuân thủ không vi phạm sở hữu kiểu dáng theo cam kết gia nhập TPP của Việt Nam.
Hiện nay, vòng kích thích sinh sản đang được nhập khẩu vào Việt Nam từ New Zealand với mức giá tương đối cao. Nếu không có gì thay đổi, vòng kích thích sinh sản "made in Vietnam" sẽ được sản xuất hàng loạt vào cuối năm nay với giá thành rất rẻ, rẻ hơn nhiều lần so với giá thành nhập khẩu. Trước đây trên thế giới chỉ có Pháp và New Zealand sản xuất thành công sản phẩm này.
“Khi đã thay thế được sản phẩm nhập ngoại, chúng tôi sẽ sản xuất hàng loạt và thu về một lượng tiền lớn để có thể giúp cho nông dân mua được sản phẩm rẻ hơn với chất lượng tương đương, đấy là tiền từ việc làm STEM chứ không phải từ đi buôn. Các thử nghiệm hiện nay cho thấy kết quả tuyệt vời,” TS. Long hồ hởi.
Một góc Trang trại giáo dục EduFarm do TS. Sử Thanh Long đồng sáng lập. |
Ai cũng cần phải có kiến thức STEM
Điều lo ngại nhất trong giới những người làm khoa học công nghệ là hiện nay sinh viên đi du học nước ngoài chủ yếu chọn ngành kinh tế. Một phần lý do là bởi chi phí đào tạo một tiến sỹ kinh tế có mức rẻ hơn rất nhiều so với đào tạo tiến sỹ làm khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, theo TS. Long, một người bình thường cũng cần phải được trang bị các kiến thức về STEM bởi nó gắn với cuộc sống của mọi người. Việc trang bị các kiến thức cơ bản này lại không hề tốn kém. Ngay cả những người nông dân muốn giàu bền vững thì buộc phải trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật. Lấy ví dụ bạn là một người nông dân đầu tư vào ao nuôi tôm, hai năm đầu thắng lớn, đến năm thứ ba, bạn quyết định dốc hết vốn liếng và vay thêm ngân hàng để mở rộng về quy mô. Tuy nhiên, không may khi tôm bị dịch bệnh chết sạch, bạn vừa mất vốn, lại mắc nợ ngân hàng. Đó là bởi với cái ao mới chưa có mầm bệnh hoặc có rất ít nên tôm sống khỏe, sang năm thứ hai mầm bệnh trong ao lớn dần nhưng không đủ để gây hại cho tôm, nhưng sang năm thứ ba khi lượng bệnh đủ lớn, nó sẽ trở thành dịch bệnh.
“Cũng như tôi hay dạy sinh viên của tôi, ở các trang trại nuôi lợn, tuyệt đối không được mang một lạng thịt lợn sống từ ngoài vào trang trại vì miếng thịt đó có thể chứa mầm bệnh lở mồm long móng hay tụ huyết trùng, chỉ cần một con lợn hít phải là cả trang trại lợn bị lây nhiễm,” TS. Long nói.
Một ví dụ khác khi các nhiếp ảnh gia chụp ảnh con bò sữa béo tốt có đôi mắt rất đẹp. Người bình thường có thể khen tấm ảnh đẹp, nhưng trong mắt các nhà khoa học, đó là con bò không có giá trị. Bò sữa tốt nhất là phải có đầu bé, mông to, nhìn trực là diện hình tam giác càng rộng ra phía sau càng tốt, bởi vì phải rộng mới mang thai và nuôi con được. Con bò đầu càng bé bao nhiêu thì xương chậu càng lớn bấy nhiêu. Còn chụp con bò sữa mặt to, béo phì, chứng tỏ con bò đó đã tiêu hóa hết hooc môn sinh sản vào mỡ, không kích thích động dục, dẫn đến không sinh nở được.
Receive articles via Email!