Ban Tin | Vetshop VN


Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chăn nuôi: Giải pháp cho tương lai

Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chăn nuôi: Giải pháp cho tương lai
Sử dụng AI nhận diện từng cá thể

Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, ngành này đang phải đối mặt với nhiều thách thức như năng suất thấp, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng tăng. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho những thách thức này, hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành chăn nuôi trong tương lai. 

Mèo Bị Nhiễm Virus Corona Từ Chủ Ở Bỉ

Giới chuyên gia y tế Bỉ vừa thông báo đã xác định một con mèo bị nhiễm virus Corona chủng mới từ người chủ.


Giới chuyên gia trấn an rằng chưa có bằng chứng cho thấy virus Corona có thể lây từ vật nuôi sang người
Giới chuyên gia trấn an rằng chưa có bằng chứng
cho thấy virus Corona có thể lây từ vật nuôi sang người
Chỉ một tuần sau khi người chủ nuôi bị nhiễm virus Corona chủng mới gây bệnh COVID-19, nhà chức trách thành phố Liege (Bỉ) đã xác nhận con mèo của bệnh nhân này cũng bắt đầu có triệu chứng bệnh, gồm vấn đề hô hấp và tiêu chảy, theo đài RT ngày 27.3.

Ngành Chăn Nuôi Heo Tại Trung Quốc Đang Diễn Biến Ra Sao?

Thị trường heo hơi Trung Quốc đang diễn biến giống như Canada trong 38 năm qua.

Giá heo hơi tại Trung Quốc giữ xu hướng giảm kể từ đầu năm 2018, và một số doanh nghiệp chăn nuôi đã lỗ tới 300 – 400 nhân dân tệ/đầu heo (1,09 – 1,45 triệu đồng/ đầu heo). Thị trường khá ngạc nhiên trước diễn biến này bởi phần lớn đều dự báo giá heo hơi Trung Quốc sẽ ổn định trong cả năm 2018.

Chăn nuôi heo hơi tại Trung Quốc đang diễn biến ra sao? (Ảnh minh họa)
Việc giá heo hơi giảm có liên quan đến Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Người tiêu dùng nước này có xu hướng mua thực phẩm đặc trưng dành cho dịp Tết, như cá, hải sản, thịt bò và lạp xưởng tự làm, Genesus Genetics cho biết.

Tia hy Vọng Cho Việt Nam Khi Trung Quốc ‘Tuyên Chiến’ Với Thịt Heo Mỹ?

Với kế hoạch áp thuế 25% đối với thịt heo nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc dường như đã quyết tâm chiến đấu đến cùng với Mỹ trong lĩnh vực thương mại. Đối mặt với nguy cơ mất đi một trong những nguồn cung thịt heo lớn nhất, liệu Trung Quốc có tăng nhập từ Việt Nam, giúp thị trường heo hơi trong nước thoát khỏi khủng hoảng giá?

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu thịt heo lớn thứ 5 của Mỹ, và Mỹ cũng xuất khẩu tới 1/4 sản lượng thịt heo sang Trung Quốc. Như vậy, hai nước đều được xem là đối tác thương mại lớn trên thị trường thịt heo.

Tuy nhiên, động thái mới đây của Trung Quốc và Mỹ liên quan tới việc áp thuế hàng hóa khiến thị trường đồn đoán rằng, Trung Quốc có thể mất đi một nguồn cung thịt heo lớn. Khi đó, rất có thể Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình đàm phán nhập khẩu thịt heo chính ngạch từ Việt Nam, đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng giá heo hơi hiện nay.

Dù cũng là một tia hy vọng cho người chăn nuôi trong nước nhưng đây vẫn là điều sẽ khó xảy ra, ít nhất là cho tới năm 2019. Tại sao?

Tia hy vọng nào cho Việt Nam khi Trung Quốc ‘tuyên chiến’ với thịt heo Mỹ?
Tia hy vọng nào cho Việt Nam khi Trung Quốc ‘tuyên chiến’ với thịt heo Mỹ? (Ảnh minh họa)

Tình hình chăn nuôi heo hơi tại Trung Quốc

Thị trường heo hơi Trung Quốc hiện nay đang rơi vào đúng tình trạng khủng hoảng giống Việt Nam trong giai đoan 2016 – 2017, với nguồn cung heo dư thừa quá lớn trong khi nhu cầu tiêu thụ lại yếu ớt. Mặc dù chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ Trung Quốc đã khiến nhiều trang trại chăn nuôi phải đóng cửa nhưng chủ yếu là của các nông hộ; thay vào đó, các doanh nghiệp lớn lại đua nhau xây dựng siêu trang trại.

Hộ Nhỏ Bỏ Chuồng, Doanh Nghiệp FDI Tăng Đàn: Lộ Dấu Hiệu Thâu Tóm Ngành Chăn Nuôi Heo?

Trong khi 900.000 hộ nuôi heo phải treo chuồng do giá heo giảm từ cuối năm 2016 đến tận ngày hôm nay, mà Cục Chăn nuôi vừa thống kê (xem báo NTNN ngày 11.10) khiến nhiều người giật mình. Không phải lo cho việc cuối năm nay có thể thiếu hụt thịt, giá tăng cao..., mà là nỗi lo về an sinh xã hội và một tương lai ảm đạm với người chăn nuôi nhỏ lẻ.

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại đang có dấu hiệu tăng đàn, trái với tình cảnh của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Tại Đồng Nai, khi thị trường tiêu thụ heo chưa có dấu hiệu khởi sắc thì vụ tiêm thuốc an thần cho heo ở lò mổ heo Xuyên Á (TP.HCM) như giội thêm một gáo nước lạnh vào nỗ lực duy trì nghề chăn nuôi.

Nông dân kiệt sức

Giá thu mua heo ở Đồng Nai vẫn đang duy trì ở mức thấp từ 25.000 – 27.000 đồng/kg. Anh Trần Minh Công - chủ trại heo ở huyện Thống Nhất nhẩm tính mức giá ở địa phương mình đã giảm xuống từ 5.000 – 7.000 đồng/kg lần lượt với heo của nông hộ và trang trại.


Giá heo hôm nay 12.10 vẫn tiếp tục ở mức thấp. Dự báo, lượng thịt cung cấp cho thị trường sẽ không thiếu, nhưng việc hàng trăm ngàn nông hộ treo chuồng được dự báo kéo theo các vấn đề an sinh xã hội khác. Ảnh: N.V
Giá heo hôm nay 12.10 vẫn tiếp tục ở mức thấp. Dự báo, lượng thịt cung cấp cho thị trường sẽ không thiếu, nhưng việc hàng trăm ngàn nông hộ treo chuồng được dự báo kéo theo các vấn đề an sinh xã hội khác. Ảnh: N.V
Trên diện tích 2ha, anh đã đầu tư hết 5 tỷ đồng cho riêng chuồng trại. Với đàn nái 200 con, tính bình quân, anh phải duy trì tương đương 2.000 con heo thịt và toàn bộ số heo con sinh ra. Nhưng nỗ lực này đang dần kiệt sức khi anh vừa định giá 3,5 tỷ đồng cả chuồng trại lẫn 2ha đất.

Theo anh Công, áp lực quá lớn sau việc giá heo giảm mạnh từ đầu năm 2017 khiến việc duy trì chăn nuôi và tìm lại những gì đã có trở nên mờ mịt. “Nếu tình hình không biến chuyển, việc níu kéo đàn heo sang năm 2018 có khi sẽ lấy mất luôn những gì đang có. Bán sớm trại nuôi sớm chừng nào gỡ gạc chừng đó. Ai mua là tôi bán ngay” - anh Công bày tỏ.

Đồng tình, ông Trần Hữu Trung - hộ chăn nuôi heo ở xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất) cho biết ngay cả sức vốn của trang trại còn không đủ sức chạy đua đường dài, số nông hộ treo chuồng lên gần cả triệu như thống kê là dễ hiểu. Nhưng đáng lo ngại hơn khi nông hộ treo chuồng, bỏ nuôi thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại tăng đàn.

C.P không được chấp thuận gia nhập Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai

Đại diện truyền thông Công ty Chăn nuôi C.P cho biết, công ty này đã xin gia nhập làm thành viên Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai hồi cuối tháng 10. Theo tìm hiểu của phóng viên, khi đề nghị này được đưa ra lấy ý kiến thì nhiều hộ chăn nuôi không đồng ý vì lo ngại khả năng thao túng thị trường còn căng thẳng hơn.

Ông Trung dẫn chứng bằng chính giá mua bán của các công ty FDI đưa ra từng ngày. Các thương lái căn cứ trên giá thu mua của doanh nghiệp làm căn cứ rồi mua lại heo từ trong dân với giá chênh lệch thấp hơn. “Bản thân công ty tự sản xuất cám, tự chủ động phát giá nên họ có tăng đàn lên bao nhiêu cũng không sợ. Nông hộ muốn chạy đua theo doanh nghiệp cũng phải mất thêm 6 tháng nữa. Nhưng sau nửa năm, vòng quay rớt giá có lặp lại hay không khi các doanh nghiệp đang muốn “đánh” hết các đối thủ từ công ty nhỏ, trang trại đến nông hộ? Từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ còn nhiều người bỏ chuồng và nguồn cung thịt vẫn không giảm” - ông Trung nhận định. 

Về thông tin các tập đoàn, doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong nước đang "giấu" kế hoạch chăn nuôi khiến việc quản lý nhà nước gặp khó khăn, trao đổi với phóng viên, ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng: "Không có chuyện các doanh nghiệp, công ty chăn nuôi "giấu" kế hoạch chăn nuôi, nhưng cái mà họ cần là cung cấp thông tin cho nhà nước để làm gì khi mà việc xuất khẩu thịt heo đến nay vẫn chưa làm được".

Theo ông Lịch, các doanh nghiệp, công ty chăn nuôi lớn ở trong nước đang ngóng động thái hỗ trợ từ phía Bộ NNPTNT để xuất khẩu thịt heo, đặc biệt là xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. "Nếu không xuất khẩu được thịt heo mảnh, đông lạnh thì đừng mong giá heo trong nước sẽ tăng lên" - ông Lịch nói.

Trò chuyện với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Dũng - chủ một trang trại heo lớn ở Đông Anh (Hà Nội) cho biết, nếu nhà nước không sớm có biện pháp "cấp cứu" cho ngành nuôi heo, đặc biệt là tìm phương án xuất khẩu heo sang Trung Quốc và các nước Đông Nam Á thì giá heo trong nước sẽ còn giảm sâu hơn khiến cho nông dân càng kiệt quệ, bỏ chăn nuôi nhiều hơn.


Về thông tin xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Đức Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho hay: "Đối với Trung Quốc chúng ta đã có nhiều cuộc làm việc ở cấp Chính phủ cũng như cấp bộ và cấp dưới nữa. Nhưng khi đưa ra hiệp định về xuất khẩu thì chúng ta còn rất nhiều việc phải làm như lo về hiệp định về thú y, hàng rào kỹ thuật của họ và tất cả mọi cái liên quan đến vấn đề này, nên không phải ngày một, ngày hai là giải quyết được việc xuất khẩu chính ngạch nhưng rồi chúng ta vẫn phải làm".

Dự báo nguồn cung sẽ không thiếu

Ông Ngô Thanh Tùng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cũng cho rằng đến cuối năm nguồn thịt sẽ không thiếu hụt. Việc phục hồi đàn heo là có nhưng không đáng kể. Chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng giá heo cứ giảm sâu thì người dân còn bỏ nuôi.

Ông Tùng cho hay đàn heo của huyện chỉ còn duy trì 320.000 – 350.000 con, giảm 25% so với thời điểm giá cao. Việc giảm đàn không đáng kể, thịt heo xuất khẩu không bao nhiêu nhưng giá bán cứ duy trì ở mức thấp do thừa hàng, đến cuối năm nguồn cung vẫn không thiếu hụt.

“Với gà công nghiệp, công ty chăn nuôi C.P đã chiếm hơn 50% thị phần; với con heo là khoảng 10 – 15%. Nhưng heo càng lỗ, doanh nghiệp càng tăng đàn chẳng khác nào muốn triệt tiêu chăn nuôi nhỏ lẻ, thậm chí là các công ty cám quy mô nhỏ. Khi đó, chính họ tự sản xuất cám cho heo của họ ăn. Âu cũng là chuyện cá lớn nuốt cá bé thôi” - ông Tùng nói.

Không chỉ thế, anh  Trần Minh Công còn chỉ ra viễn cảnh nông hộ sẽ chỉ còn duy trì theo kiểu đầu năm nuôi, cuối năm mổ heo làm lễ, tết. Lúc trước còn nhiều người xin vào trang trại lớn làm công. Nay trang trại không mướn nhiều nhân lực nữa, bản thân người chăn nuôi phải bỏ nghề vì rủi ro cao; lực lượng này phải đi kiếm việc làm phổ thông, không ổn định.

“Một lượng lớn lao động nhàn rỗi hoặc lớn tuổi không kiếm được thu nhập từ chăn nuôi, gặp lúc khó khăn càng dễ xảy ra tệ nạn, ảnh hưởng lớn đến bức tranh an sinh xã hội nói chung” - anh Công lo ngại.


Theo: Danviet.vn

Người Nuôi Heo Khóc Ròng Vì 'Vạ Lây' Vụ Tiêm Thuốc An Thần

Người tiêu dùng e ngại, giảm mua sau vụ cơ quan chức năng phát hiện gần 4.000 con heo tiêm thuốc an thần ở lò mổ Xuyên Á mới đây.

Thịt heo được bày bán tại chợ. Ảnh minh họa
Thịt heo được bày bán tại chợ. Ảnh minh họa
Giá heo hơi ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ việc gần 4.000 con heo bị phát hiện tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ. Thị trường tiêu thụ thịt heo tại TP.HCM cũng nhiều biến động, sau vài ngày tăng mạnh thì hiện nay giá heo mảnh sụt giảm, còn giá heo hơi chỉ còn 27.000 đồng/kg. Đáng chú ý là các tiểu thương cho biết sức mua của người tiêu dùng giảm.

Sau Khủng Hoảng, Quy Hoạch Lại Nghành Chăn Nuôi Heo

Khủng hoảng thị trường thịt heo hiện nay có mặt tích cực là tạo ra sự dịch chuyển dần nguồn cung sang các trang trại khép kín.

Quy hoạch lại nghành chăn nuôi heo
Thịt heo bán tại siêu thị. Ảnh minh họa.
Giá bán thịt heo giảm mạnh, đến 62% trong nửa đầu năm 2017, theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tình cảnh ấy đã khiến cho mảng chăn nuôi ở các công ty như Dabaco, Masan Nutri-Science, Mitraco, Hòa Phát... gặp khó.

Khó khăn bủa vây trong chăn nuôi heo

Theo báo cáo tài chính, nửa đầu năm nay, kinh doanh của các công ty trong ngành chăn nuôi đã bị ảnh hưởng nặng nề. Lần đầu tiên trong hàng chục năm qua, Dabaco rơi vào thua lỗ. Mức lỗ quý II/2017 của Công ty lên hơn 33 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái, Dabaco lãi gần 200 tỉ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, Dabaco bị lỗ khoảng 20 tỉ đồng.

Diễn biến này xấu hơn những gì Dabaco tiên liệu. Còn nhớ, tại Đại hội cổ đông năm nay, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Dabaco, từng dự đoán: “2017 sẽ là năm khó khăn nhất trong 21 năm hoạt động của Dabaco”. Dabaco đã rất thận trọng khi đặt mục tiêu lợi nhuận giảm đến 30% so với cùng kỳ. Nhưng thực tế, mức độ sụt giảm của thị trường thịt heo trong nửa đầu năm nay vượt qua những gì Dabaco ước lượng.



Công ty Cổ phần Chăn nuôi Mitraco cũng không khá hơn khi ghi nhận mức thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2017 hơn 30 tỉ đồng. Cùng với đó, doanh thu của Mitraco giảm tới 34% so với cùng kỳ. Kết quả này đã “thổi bay” những gì Công ty tích cóp được suốt 2 năm qua.

Quy hoạch lại nghành chăn nuôi heo

Masan Nutri-Science (MNS), đơn vị sở hữu 2 thương hiệu thức ăn chăn nuôi là Anco và Proconco, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi giá heo hơi giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Theo MNS, do nhiều người chăn nuôi quy mô nhỏ phải treo chuồng, ngưng chăn nuôi, không đầu tư gì thêm cho chu kỳ chăn nuôi tiếp theo nên thị trường thức ăn chăn nuôi heo đã giảm 35-40%. Kết quả, doanh thu thuần của MNS trong 6 tháng đầu năm 2017 giảm gần 10% so với cùng kỳ, còn lợi nhuận sau thuế của mảng này giảm đến 51,5%.

Trong khi đó, Hòa Phát (HPG) dù tham gia mảng chăn nuôi mới khoảng 2 năm trở lại đây cũng không tránh được những ảnh hưởng tiêu cực. “Do tỉ trọng thức ăn cho heo chiếm 60-70% doanh thu toàn mảng này của Hòa Phát”, đại diện tập đoàn này giải thích.




Đối với chăn nuôi, theo kế hoạch, tháng 6 này, HPG sẽ đưa heo giống bố mẹ vào kinh doanh. Đây là heo giống được lai tạo từ 1.800 con lợn giống cụ kỵ nhập từ Đan Mạch. Tuy nhiên, với tình hình ảm đạm như hiện nay, kinh doanh heo giống của HPG sẽ khó mong diễn ra như kế hoạch.

Nhìn toàn cảnh, ngành chăn nuôi heo Việt Nam đang rơi vào tình trạng thừa cung. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2011-2016, số lượng heo nuôi ở Việt Nam tăng với tốc độ trung bình 3%/năm, trong khi sức tiêu thụ thịt heo nội địa lại thấp hơn, chỉ tăng 2%. Chi tiết hơn, báo cáo mới nhất của Ipsos Business Consulting (IBC) chỉ ra, năm 2016, trong khi sản lượng đàn heo Việt Nam đạt khoảng 54,5 triệu con thì sức tiêu thụ thịt heo nội địa chỉ 35,8 triệu con.

Heo Việt Nam đã tìm đường xuất khẩu. Theo ước tính của Agromonitor, năm ngoái xuất khẩu lợn sống của Việt Nam sang Trung Quốc khoảng 12 triệu con. Cộng thêm nguồn xuất khẩu heo sang Hồng Kông, Malaysia ở mức 200.000 con, nên dư thừa heo của riêng năm 2016 đã lên tới 6,5 triệu con.

Sang năm 2017, trước khủng hoảng thịt heo đã và đang xảy ra, theo IBC, sản lượng thịt heo của Việt Nam ước sẽ sụt giảm mạnh còn khoảng 39,7 triệu con, một mức cân bằng với nhu cầu thịt heo trong nước. Nhưng IBC cho rằng, Việt Nam cần lưu ý về heo nhập khẩu từ Ý, Ireland, Hà Lan, Đức... Mặc dù heo nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 1% tổng nguồn cung thịt heo cả nước nhưng theo Tổng cục Hải Quan, giá thịt heo nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2017 trung bình chỉ 1,2 USD/kg, tương đương 27.000 đồng/kg.

Quy hoạch lại nghành chăn nuôi heo

Việt Nam cũng khó trông mong vào xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc khi nước này đã siết lại nhập khẩu thịt heo sống qua đường tiểu ngạch từ Việt Nam. Kịch bản tích cực mà IBC dự đoán cho năm 2017 là thịt heo Việt Nam có thể xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, Campuchia... nhưng sẽ giảm khoảng 80% về sản lượng. Với kịch bản này, Việt Nam ước dư thừa hơn 100.000 con. Trong trường hợp xấu hơn, nghĩa là xuất khẩu tiểu ngạch thịt heo sống sang Trung Quốc vẫn rất thấp như nửa đầu năm nay, IBC cho rằng, dư thừa heo ở Việt Nam có thể lên đến 1,34 triệu con.

Giải pháp nào cho ngành chăn nuôi heo?

Hiện tại, cơ quan quản lý đang kêu gọi các đơn vị trong ngành dự trữ, chế biến thịt heo trên thị trường như Vissan, Việt Đức, Hapro Hà Nội, Saigon Co.op, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn... gia tăng sức mua, tìm cách chế biến, bán thịt để ổn định thị trường.

Về phía xuất khẩu, Việt Nam cũng đã thuyết phục thị trường lớn nhất là Trung Quốc chấp thuận mua thịt heo Việt Nam qua con đường chính ngạch. Nhưng Trung Quốc đặt điều kiện là chỉ nhập khẩu thịt heo đã giết mổ, chế biến.

Điều này bắt buộc ngành chăn nuôi heo Việt Nam phải cơ cấu lại hoạt động của ngành, đi vào mô hình khép kín. Theo báo cáo của IBC, thịt heo chăn nuôi trong các trang trại khép kín năm 2016 ước chỉ chiếm 14% tổng đàn heo thịt cả nước. Nếu tính cả nguồn thịt heo từ các công ty tư nhân lớn thì tỉ trọng này mới 20%. Nghĩa là 80% nguồn thịt heo của Việt Nam đến từ các trại chăn nuôi nhỏ lẻ.

IBC cho rằng, khủng hoảng trên thị trường thịt heo hiện nay có mặt tích cực là sẽ làm thay đổi tình trạng chăn nuôi theo hướng dịch chuyển dần nguồn cung sang các trại nuôi heo khép kín. Hơn nữa, tình trạng thừa cung buộc các nhà chăn nuôi phải tìm cách khống chế lại sản lượng. Dự kiến từ năm 2018 trở đi, cung cầu thịt heo sẽ ở mức cân bằng. Khi đó, giá thịt heo sẽ tăng trở lại, tạo động lực cho các nhà chăn nuôi.

Ngoài ra, nếu các trang trại nuôi heo theo mô hình khép kín và tập trung vào năng suất hiệu quả, các trang trại có thể tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ thực thi một số phương thức như sử dụng thuốc thú y với giá rẻ hơn, áp dụng biện pháp an toàn sinh học, trộn thức ăn cho heo với vài nguyên liệu thay thế phù hợp…

Từ trong khủng hoảng thịt heo, thông điệp gửi đi cho các đơn vị tham gia là xuất khẩu tiểu ngạch heo hơi sang Trung Quốc đã ngặt nghèo hơn và Việt Nam khó lòng trông đợi mức đỉnh điểm như đã xảy ra trong các năm 2015-2016.

Giá Heo Tăng Nhưng Không Còn Heo Để Bán

Lượng heo trong dân không còn nhiều nên việc giá heo hơi tăng  giúp các doanh nghiệp FDI hưởng lợi nhiều hơn.

Giá thịt heo mảnh tại các chợ và siêu thị đang tăng trở lại. Ảnh: Q.HUY
Giá thịt heo mảnh tại các chợ và siêu thị đang tăng trở lại. Ảnh: Q.HUY
đây là tin mừng cho người chăn nuôi heo sau một thời gian dài chịu thua lỗ nặng nề. Tuy nhiên, thực tế nhiều trang trại vẫn không được hưởng lợi vì lượng heo chuẩn bị xuất chuồng không còn nhiều.

Chỉ doanh nghiệp FDI hưởng lợi

Với mức giá heo hơi 42.000 đồng/kg thì trung bình người nuôi heo thu lời khoảng 6.000-7.000 đồng/kg, tính ra lãi cao nhất 700.000 đồng mỗi con heo. Thế nhưng ông Nguyễn Tấn Hậu, chủ trại heo Tám Do (Long Thành, Đồng Nai), cho biết lượng heo trong trại của ông và nhiều trại heo trên địa bàn không còn nhiều, thậm chí nhiều trại heo nhỏ đã bán sạch do không thể cầm cự trong đợt rớt giá vừa qua.

Giá Heo Sắp Chạm Mốc 40.000 Đồng/kg: Thủ Phủ Hà Nam "Cháy" Heo

Gần tuần nay giá heo ở miền Bắc liên tục nhúc nhích và tiến dần lên vượt qua mốc 30.000 đồng/kg và dần dần chinh phục mốc 40.000 đồng/kg. Tín hiệu vui đang đến với người chăn nuôi, song nguồn heo đang khá khan hiếm. Thậm chí tại “thủ phủ” chợ heo lớn nhất miền Bắc – An Nội (Bình Lục, Hà Nam) cũng đang “cháy” heo, mặc dù giá sắp cán mốc 40.000 đồng/kg.

Tấp nập ở chợ heo lớn nhất miền Bắc

Khác với không khí èo uột nửa tháng trước đây, khi giá heo lẹt đẹt giao động từ 18.000 – 20.000 đồng/kg, gần tuần nay không khí buôn bán trao đổi ở chợ heo lớn nhất miền Bắc đã sôi động trở lại, khi giá heo liên tục nhích vượt mốc 30.000 đồng/kg, tiến thẳng một mạch chạm mốc 38.000 đồng/kg và hiện đang chinh phục mốc 40.000 đồng/kg.

Ông Đào Ngọc Điệp, thôn 3, xã Bồ Đề (Bình Lục, Hà Nam) hiện đang nuôi 300 con heo thịt cho biết giá heo phải đạt từ 38.000 đồng/kg thì người chăn nuôi mới hòa vốn.
Ông Đào Ngọc Điệp, thôn 3, xã Bồ Đề (Bình Lục, Hà Nam) hiện đang nuôi 300 con heo thịt cho biết giá heo phải đạt từ 38.000 đồng/kg thì người chăn nuôi mới hòa vốn.



Có mặt tại chợ lớn sáng 13.7, chúng tôi cảm nhận được không khí buôn bán, trao đổi heo ở chợ heo này. Nếu cách đây nửa tháng, chợ heo chỉ hoạt động từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều thì hết heo, thì này chợ đã nhộn nhịn từ sáng sớm cho đến chiều tối, với hàng trăm thương lái có mặt tại đây để trao đổi, mua bán heo. Sở dĩ chợ heo phải “đẩy” cong suất lên như vậy, là nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán giữa người dân, lái buôn và tiểu thương, khi nhu cầu tiêu thụ heo đang ngày một tăng lên.

Tăng Liên Tục Nhưng Giá Heo Hơi Vẫn Khó Đoán

Từ ngày 11-7, giá heo hơi của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2.000 đồng/kg, lên 29.000 đồng/kg, người chăn nuôi kỳ vọng heo hơi sắp vượt mốc 30.000 đồng/kg

Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ An Hạ, cho biết một số hộ nuôi heo VietGap tại Củ Chi, Hóc Môn (TP HCM) đang kêu giá heo hơi 30.000 đồng/kg khi thấy giá thị trường đang lên. 

Vì thế, sắp tới điểm bán heo lẻ giá sỉ của công ty trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) có thể phải tăng khoảng 5.000 đồng/kg để phù hợp với giá heo hơi.

Người dân TP HCM mua thịt tại một điểm "giải cứu" thịt heo
Người dân TP HCM mua thịt tại một điểm "giải cứu" thịt heo
Theo bà Thắm, giá heo tăng mấy ngày qua là do lực hút từ thị trường Trung Quốc nhưng thực tế các thương lái chủ yếu gom hàng từ các tỉnh phía Bắc, tình hình chưa sôi động tại các tỉnh phía Nam như trước đây.


/

Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y