Tìm Hiểu Miễn Dịch Thụ Động Từ Mẹ Truyền Sang Con Trên Chó Mèo
Cấu trúc đơn giản của một kháng thể. |
Số lượng các globulin miễn dịch (kháng thể) có trong sữa mẹ tỷ lệ thuận với mức độ kháng thể có trong cơ thể mẹ. Chúng ta thường nói về “nồng độ – một phương pháp đo lượng kháng thể trong máu” như cách để định lượng mức độ hiện diện của kháng thể trong một con vật. Các xét nghiệm được thực hiện trên máu từ động vật nghi vấn, nồng độ càng cao thì các kháng thể xuất hiện càng nhiều. Chó mẹ với nồng độ cao sẽ truyền những kháng thể có nồng độ cao hơn thông qua nhau thai và sữa non. Chó và mèo con sẽ hấp thụ được nhiều kháng thể hơn, nếu chúng bú sữa non chứa một lượng lớn kháng thể, và do đó, sẽ có nồng độ cao hơn trong máu. Với các phân tử colostral ở mức cao hơn này, chúng sẽ được bảo vệ trong thời gian dài hơn. Điều này giải thích tại sao chúng ta muốn chắc chắn rằng, chó mẹ có nồng độ kháng thể cao trước khi sinh con thì có thể bảo vệ nhiều hơn cho con. Do đó, con của chúng sẽ được bảo vệ ở mức độ cao hơn trong một thời gian dài hơn để phòng ngừa các bệnh thường xuyên phải tiêm phòng như distemper, parvo, và Coronavirus ở chó, bệnh panleukopenia và calicivirus ở mèo,…
Giai đoạn nhạy cảm
Độ tuổi của chó và mèo con có thể được chủng ngừa hiệu quả sẽ tỷ lệ thuận với số lượng kháng thể bảo vệ mà chúng nhận được từ mẹ. Kháng thể từ mẹ xuất hiện ở mức độ cao trong mạch máu của chó hoặc mèo con sẽ ngăn chặn sự hiệu quả của vắc-xin. Khi lượng kháng thể này giảm xuống một mức đủ thấp, khả năng miễn dịch (phòng ngừa bệnh) có thể được tạo ra thông qua tiêm chủng.
Các kháng thể từ mẹ thường lưu thông tuần hoàn trong máu của động vật sơ sinh trong một vài tuần. Trong khoảng vài ngày đến vài tuần, khi kháng thể từ mẹ quá thấp để bảo vệ chúng chống lại bệnh, nhưng lại quá cao để cho phép một vắc-xin hoạt động, được gọi là giai đoạn nhạy cảm. Đây là thời điểm mà dù đã được tiêm chủng, chó hoặc mèo con vẫn có thể bị nhiễm bệnh.
Độ dài và thời điểm của giai đoạn này là khác nhau trong mỗi lứa và thậm chí giữa các cá thể trong một lứa. Một nghiên cứu ở khu vực có những chú chó khác nhau cho thấy độ tuổi mà chúng có thể đáp ứng vắc-xin và phát triển sự bảo vệ (được chủng ngừa) bao trùm một thời gian dài. Ở 6 tuần tuổi, 25% chó con có thể được chủng ngừa. Ở 9 tuần tuổi, 40% chó con có thể đáp ứng vắc xin và được bảo vệ. Số lượng này tăng lên đến 60% ở 16 tuần tuổi, và 95% ở 18 tuần tuổi.
Như bạn thấy, chúng ta thực sự không thể xác định, trong thời gian miễn dịch thụ động, chó hoặc mèo con có nên được tiêm phòng. Có quá nhiều yếu tố ở đây. Thậm chí nếu chúng ta làm xét nghiệm máu cho chúng, mỗi con vật trong lứa sẽ có nồng độ khác nhau. Một số sẽ hấp thụ được nhiều kháng thể hơn, những kháng thể đó có thể bị phá vỡ nhanh hơn, hoặc một số có thể đã sử dụng một phần kháng thể nếu chúng gặp phải vi khuẩn, vi rút có hại. Ngoài ra, một con vật nhỏ tuổi có thể có nồng độ bảo vệ (mức độ kháng thể) cao đối với một bệnh, nhưng không đủ để phòng ngừa các bệnh khác.
Một số loại vắc-xin có thể kích thích hệ thống miễn dịch của động vật sơ sinh hoạt động ngay cả khi kháng thể từ mẹ vẫn còn tồn tại. Một loại trong số đó là “vắc-xin nồng độ cao, đoạn thấp”. Vắc-xin này đã thay đổi vắc-xin hiện tại, nó chứa một lượng lớn hơn các hạt virus (nồng độ cao) nhưng ít bị suy giảm (đoạn thấp) hơn so với vắc-xin ‘trung bình’. Một loại khác, vắc-xin recombiant (vắc xin tái tổng hợp) được làm từ các phần gen của virus hoặc vi khuẩn. Những gen này sẽ mã hóa các kháng nguyên để tạo ra các kháng thể tốt nhất và kết hợp với một vi-rút không gây bệnh, vì vậy chúng có thể xâm nhập vào các tế bào của cơ thể. Cả hai loại vắc-xin này đều có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch ở động vật nhỏ tuổi, trong khi chúng có kháng thể từ mẹ sẽ ngăn cản sự tiếp nhận một loại vắc xin ‘trung bình’. Khi vắc-xin được cải thiện, chúng ta hy vọng sẽ có thể bảo vệ chó và mèo con tốt hơn trong suốt cuộc sống đầu đời của chúng.
Receive articles via Email!