Tổ Chức Công Tác Giống Gia Cầm
Nhiệm vụ của công tác giống gia cầm là lựa chọn một cách cẩn thận, theo hướng xác định những cá thể có đảm bảo chắc chắn để nhân ra đàn con có những đặc tính mong muốn trong thời gian ngắn nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời công tác giống gia cầm còn có nhiệm vụ tạo ra và hoàn thiện những dòng, giống mới, thích nghi và phù hợp với từng vùng sản xuất, trong những thời kỳ nhất định, đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất.
2. Tổ chức công tác giống
Nhìn chung, tổ chức công tác giống đều theo hướng phát triển những xí nghiệp chuyên môn hóa sau đây:
- Các xí nghiệp giống g ốc và ngân hàng gen
- Các xí nghiệp nhân giống, nuôi gà ông bà và bố mẹ
- Các xí ngiệp và trại nuôi thương phẩm, các trạm ấp
Các cơ sở này có nhiệm vụ và chức năng khác nhau, nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một hệ thống.
a. Các xí nghiệp giống gốc và ngân hàng gen
Nhiệm vụ của các xí nghiệp này là giữ các dòng thuần và đảm bảo cung cấp cho các trại nhân giống những gà giống trứng và giống thịt tốt. Bên cạnh đó, các xí nghiệp này phải có cơ sở để kiểm tra sức sản xuất của từng cá thể dòng thuần. Các xí nghiệp này chỉ cung cấp cho các xí nghiệp nhân giống những gà đã qua kiểm tra về khả năng sản xuất để không ngừng nâng cao và bảo đảm năng xuất cho các xí nghiệp.
Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, các xí nghiệp giống phải áp dụng những phương pháp chọn giống hiện đại. Công việc này đòi hỏi phải có những cán bộ chuyên môn có kiến thức sâu rộng và nhiều kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực của ngành chăn nuôi gia cầm, đồng thời phải đầu tư tiền vốn và vật tư thật đầy đủ để các cơ sở giống duy trì, phát triển vững chắc.
Trong hơn mười năm qua, nhờ việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến về chọn lọc và nhân giống hiện đại mà hai xí nghiệp giống Ba Vì và Tam Đảo đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc giữ giống thuần và nâng cao tiến bộ di truyền ở nhiều chỉ tiêu sản xuất quan trọng của các giống gà hướng trứng và hướng thịt.
Để đảm bảo giữ và không ngừng nâng cao chất lượng đàn giống thì tại các cơ sở này tiến hành công tác chọn giống trên cơ sở nuôi các gia đình gà. Mỗi dòng gà tối thiểu phải có 20 gia đình. Tất cả các cá thể trong dòng thuần đều phải có hồ sơ đầy đủ, trong đó có đủ thông tin về nguồn gốc, tốc độ tăng trọng, tiêu tốn thức ăn … Sau khi có đầy đủ số liệu của gà trống, ở biểu chọn gà mái thay thế, ta cũng làm tương tự như chọn gà mái. Bắt đầu phân cấp từ các tính trạng để xếp cấp gà trống. Mỗi gà trống sẽ được phân cấp trong từng gia đình và kết hợp các gia đình tổng hợp ta sẽ đánh giá được gia đình nào có trống tốt nhất. Khi chọn ghép vẫn tuân theo nguyên tắc chung là chọn gia đình gà trống tốt nhất ghép với gia đình gà mái tốt nhất. Nếu bị hạn chế bởi hệ số đồng huyết F x thì cũng phải chọn được gà trống đặc cấp của gia đình khác và ghép với gia đình gà mái tốt nhất, nhằm phát huy phẩm chất tốt nhất cho đời sau. Tuy nhiên, việc ghép trống mái trong trường hợp này phải hết sức cẩn thận, tránh hiện tượng đồng huyết.
Để tránh đồng huyết trong các thế hệ, có thể ghép trống mái theo nguyên tắc cho giao phối luân phiên trong dòng khép kín sau đây: ở các gia đình của thế hệ ban đầu (thế hệ xuất phát -P) ta đánh số thứ tự từ 1 - 20. Con của chúng nở ra được đeo vòng số theo số của gia đình đó. Khi ghép gia đình mới ở thế hệ I (F1) ta ghép trống là con của gia đình thứ nhất với con mái là con của gia đình thứ hai và đánh số gia đình mới là 1/2 (tử số là con trống, mẫu số là con mái). Tiếp tục ghép con trống của gia đình thứ hai với con mái của gia đình thứ III và đánh số gia đình mới là 2/3... Cứ tiếp tục theo trình tự như vậy cho đến gia đình thứ 20/1.
Sang thế hệ thứ 2 (F 2) ta lấy gà trống của gia đình này ghép với mái của gia đình khác cách đó 2 gia đình, thế hệ thứ ba cách 3 gia đình …
Cứ làm như vậy, sau đến 10 thế hệ thì hệ số cận huyết cũng chỉ rất thấp, không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng các đời sau.
Trên đây là sơ đồ chọn giống lý tưởng. Trên thực tế, đến một thế hệ nào đó, không phải tất cả các gia đình đều được giữ nguyên, vì qua chọn lọc một số gia đình bị loại một số trống hoặc mái, số khác bị loại bỏ hoàn toàn, ng ược lại cũng có những gia đình tốt có thể nhân ra làm nhiều gia đình mới (như đã nói ở trên). Chính vì lý do đó, việc ghép phối các gia đình trở nên phức tạp hơn và đôi khi không tránh khỏi sự giao phối cận huyết, nếu chỉ có một vòng ghép gia đình duy nhất. Để khắc phục khó khăn trên, cần lập hai vòng ghép phối.
Về mặt di truyền, một cá thể của thế hệ n có nguồn gốc từ 2n gia đình và thao tác ghép sẽ được dễ dàng hơn nếu có được 20 gia đình trong mỗi dòng ghép phối. Như vậy mỗi dòng thuần cần có tối thiểu 40 gia đình để thành lập hai vòng ghép phối độc lập.
Giả thiết rằng khi ghép phối để sinh ra thế hệ thứ 3 thì trống của gia đình số 1 bị loại (không đạt tiêu chuẩn làm giống) và như vậy nếu trống để ghép cho mái của gia đình số 4. Để giải quyết khó khăn đó ta có thể lấy trống của gia đình 21 ở vòng ghép thứ 2 (có vị trí tương ứng với gia đình số 1 trên vòng ghép thứ nhất), để ghép với mái của gia đình số 4 trên vòng ghép thứ nhất.
Như vậy, áp dụng nguyên tắc ghép phối ở trên, có thể duy trì các dòng thuần không bị đồng huyết để thế hệ thứ tư. Từ thế hệ thứ tư, quá trình ghép phối được lặp lại như ghép ở thế hệ thứ nhất (F1), tuy có cùng nguồn gốc nhưng không đồng huyết ở thế hệ mới sinh ra (F 5) vậy là thế hệ tứ tư (F4) của chu kỳ cũ trở thành đàn giống gốc (thế hệ ban đầu) của chu kỳ mới.
Cần chú ý là, để có thông tin đầy đủ cho từng cá thể thì trong mỗi ô chuồng của từng gia đình, phải có ổ đẻ có cửa sập tự động, khi gà mái đẻ xong, để Người công nhân thu trứng và đọc được số của gà mái, từ đó biết được nguồn gốc của từng quả trứng (trống và mái). Khi đưa vào ấp, mỗi quả trứng này được xếp trong các khay trứng đặc biệt, có nhiều ô lưới, mỗi ô chứa một quả, trong đó đã có thẻ ghi số từng trứng để đến khi gà con nở ra, vỏ trứng đã vỡ nhưng căn cứ vào thẻ, Người ta vẫn nắm được nguồn gốc của gà con ấy mà bấm số cho nó và vào sổ theo dõi trong các giai đoạn tiếp theo.
b. Các xí nghiệp nhân giống
Nhiệm vụ của các xí nghiệp nhân giống là nhân các đàn gia cầm đã nhận được từ các xí nghiệp giống gốc để có thể cung cấp cho các xí nghiệp thương phẩm những đàn gia cầm tốt nhất. Vì các xí ngiệp nhân giống không làm công tác giống chuyên môn nên tại đây không tiến hành kiểm tra sức sản xuất. Các xí nghiệp giống có nhiệm vụ đảm bảo kế hoạch cung cấp con giống lâu dài, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho các xí nghiệp nhân giống trên cơ sở các hợp đồng chặt chẽ. Các xí nghiệp này cần được quy hoạch khoa học trên cơ sở nghiên cứu khả năng tiêu thụ của các trại thương phẩm. Các nhà nuôi gia cầm của các xí nghiệp nhân giống cần được nhận gà cùng tuổi và xuất đi những gà mà tuổi của chúng đã được biết chắc chắn qua theo dõi trên sổ sách.
Ở miền Bắc nước ta, những xí nghiệp này có quy mô khá lớn như xí nghiệp nhân giống gà hướng trứng Lương Mỹ, xí nghiệp nhân giống gà thịt Tam D ương… các xí nghiệp này đã được trang bị đầy đủ để đảm bảo việc sản xuất gà con tốt.
c. Các xí nghiệp và trại nuôi thương phẩm
Nhiệm vụ của các cở sở này tương đối đơn giản, chủ yếu là sản xuất trứng, thịt để cung cấp cho thị trường.
Các xí nghiệp sản xuất trứng thương phẩm nhận con giống từ các cơ sở nhân giống khi chúng mới nở. Sau khi khai thác trứng, đến khi gà mái đẻ giảm, không đạt hiệu quả kinh tế thì loại thải để giết thịt và lại nuôi đàn mới.
Các xí nghiệp nuôi gà thịt nhận gà con thương phẩm mới nở, nuôi đến độ tuổi nhất định, thường là 6- 12 tuần tuổi thì xuất bán. Thời gian nuôi ngắn hay dài tùy thuộc vào giống, điều kiện nuôi dưỡng, thị hiếu của khách hàng …
Các xí nghiệp sản xuất thương phẩm nên có quy mô lớn để có thể cơ giới hóa hoặc tự động hóa sản xuất, nhờ đó làm giảm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tại các cơ sở này có thể nuôi gà bằng loại thức ăn phù hợp để đảm bảo sức sản xuất cao và hạ giá thành sản phẩm.
d. Các trạm ấp
Các trạm ấp nhận trứng từ các xí nghiệp nhân giống, quy mô của các trạm ấp được xác định dựa trên khả năng cung cấp trứng ấp của các xí nghiệp nhân giống và khả năng tiêu thụ gà con của thị trường. Gà con nở ra từ các trạm ấp này được cung cấp cho các xí nghiệp nhân giống, các cơ sở sản xuất thương phẩm, các hợp tác xã, và có thể bán rộng rãi cho nhân dân địa phương. Trạm ấp không chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh đơn thuần mà còn làm nhiệm vụ kiểm tra, thông báo chất lượng trứng ấp kịp thời cho các cơ sở sản xuất trứng ấp mà trạm nhận trứng. Vì là trạm “đầu mối” nên các trạm ấp cần làm tốt công tác an toàn sinh học, vệ sinh, tiêm phòng ban đầu để đảm cảo cung cấp ra thị trường các đàn gà con sạch bệnh.
Danh sách đơn vị và số lượng gia cầm giống gốc, giống quý hiếm thuộc Bộ NN & PTNT
TT | Đơn vị | Giống gia cầm | Số lượng |
1 | TT nghiên cứu gia cầm Thụy Phương | Gà L V1, L V2, L V3 | 1500 |
Gà Ai Cập | 1000 | ||
Gà Tam Hoàng | 500 | ||
Gà Kabir | 500 | ||
2 | TT nghiên cứu GC Vạn Phúc | Gà Ri | 1000 |
Gà L V | 1000 | ||
3 | TT nghiên cứu M. Trung | Gà L V | 1000 |
4 | TT nghiên cứu và chuyển giao TBCN miền Nam | Gà L V | 1500 |
5 | TT nghiên cứu HLCN B. Thắng | Gà BT2 | 1000 |
6 | XN gà giống Tam Đảo | Gà Sasso GGP và GP | 2000 |
7 | XN gà giống Ba Vì | Gà Leghorn | 2000 |
8 | XN gà giống Châu Thành | Gà Kabir GGP và GP | 3000 |
9 | XN gà giống Hòa Bình | Gà ISA color | 2000 |
10 | CT CP giống GC Lưương Mỹ Tổng số: 21.000 giống gốc | Gà ISA MPK | 3000 |
Receive articles via Email!