Tại Sao Phòng Bệnh Lepto Cho Chó | Vetshop VN


Tại Sao Phòng Bệnh Lepto Cho Chó

Post by: | date: 10.3.15 Bình luận cho bài viết! | Print
Nguy cơ bệnh Lepto từ môi trường sống
Nguy cơ bệnh Lepto từ môi trường sống
Thật đáng sợ khi nghĩ rằng việc đi dạo chơi trong rừng hay cho chó bơi trong một vũng nước yêu thích có thể dẫn đến việc bị ốm nặng. Nhưng thực tế là điều đó có thể xảy ra đối với bạn và cả chú chó yêu của bạn. Leptospirosis gây ra bởi một loại vi khuẩn lan truyền qua môi trường đất, nước và phân của động vật nhiễm bệnh, và nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến tử vong. Có một loại vắc xin thích hợp cho những loại vi khuẩn phổ biến nhất thường gây bệnh cho chó, tuy nhiên các bác sỹ không phải lúc nào cũng khuyến khích sử dụng trong lộ trình tiêm phòng. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sỹ thú y của bạn về việc có nên dùng vắc xin Lepto cho chó hay không.

Tổng quan

Bệnh trùng xoắn là loại bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn do vi khuẩn Leptospira interrogans. Nó chủ yếu gây bệnh cho chó nhưng cũng có thể gây bệnh cho nhiều loài động vật nuôi, hoang dã và cả con người.

Vi khuẩn thường lây qua nước tiểu bị nhiễm bệnh, nhưng đất hoặc nước, dịch tiết sinh sản, và thậm chí việc ăn phải giấy bị nhiễm cũng có thể gây ra việc lây nhiễm. Việc tiếp xúc với vi khuẩn qua vết thương trên da cũng có thể xảy ra. Những con vật phổ biến có mang mầm nhiễm bệnh là gấu trúc, thú có túi, động vật gặm nhấm, chồn hồi, và chó.

Vi khuẩn Leptospirosis nhanh chóng xâm nhập vào mạch máu dẫn đễn hiện tượng sốt, đau khớp, và mệt mỏi nói chung. Bởi vì vi khuẩn nằm ở thận và sản sinh ở đây, nên chó có thể bị viêm thậm chí suy thận. Thật không may là suy gan lại là một di chứng thường gặp dễn đến nhiễm trùng. Việc suy giảm chức năng của cả gan và thận có thể gây ra hậu quả tử vong.

Đặc điểm vắc xin

Việc ngăn ngừa bệnh trùng xoắn bằng vắc xin rất phức tạp bởi vì thực tế là Leptospira interrogans có hơn 200 phân nhóm nhỏ có thể gây bệnh ở động vật và con người. Vắc xin hiện nay chỉ chống lại một số ít các phân nhóm phổ biến gây bệnh cho chó. Điều này làm hạn chế khả năng bảo vệ của vắc xin. Tuy nhiên, những vắc xin hiện nay lại khá hiệu quả và an toàn khi được sử dụng theo đúng chỉ dẫn và nhiều bác sỹ thú y khuyên bạn nên dùng loại vắc xin này cho những chú chó có nguy cơ phơi nhiễm cao.

Chỉ dẫn vaccin

Vắc xin ngừa bệnh trùng xoắn là một vắc xin phụ, tức là đó là một vắc xin tùy chọn và mang lại lợi ích đối với những chú chó có nguy cơ tiếp xúc với bệnh. Các bác sỹ thú y khuyên dùng loại vắc xin này dựa trên lối sống của chú chó và những nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh.

Lịch tiêm chủng

Quyết định tiêm vắc xin luôn được đưa ra bởi bác sỹ thú y do đó những quyết định này có thể thay đổi để đáp ứng nhu cầu của từng chú chó.

Dưới đây là hướng dẫn tiêm phòng bệnh Leptospira của Hiệp hội y khoa động vật Mỹ:
  • Đối với chó con, lần tiêm vắc xin đầu tiên là vào lúc 12 tuần tuổi và nhắc lại khoảng 2 đến 4 tuần sau đó.
  • Đối với những chú chó lớn hơn (trên 4 tháng tuổi) hoặc chó trưởng thành tiêm vắc xin Leptospirosis lần đầu, sẽ tiêm hai liều cách nhau 2 đến 4 tuần.
  • Các bác sỹ khuyên nên tiêm nhắc lại hàng năm đối với những chú chó có nguy cơ tiếp xúc trong khoảng thời gian dài đối với vi khuẩn gây bệnh trùng xoắn.
  • Chó có nguy cơ nhiễm bệnh đặc biệt cao cần được tiêm vắc xin mỗi 6 đến 9 tháng trong suốt khoảng thời gian nguy cơ cao tiếp xúc liên tục với bệnh.

Chống chỉ định

Việc sử dụng một loại vắc xin là chỉ định y tế, và có nhiều khi bạn không được khuyến khích dùng. Ví dụ, bác sỹ thú y sẽ khuyên bạn không tiêm vắc xin khi vật nuôi đang bị ốm, chửa, hoặc chức năng hệ miễn dịch không thể phản ứng lại với một loại vắc xin. Những điều này cùng các vấn đề thể trạng hay sức khỏe khác sẽ được xem xét khi quyết định điều gì là tốt nhất cho chú chó của bạn.

Theo một số báo cáo, các chú chó giống dễ bị phản ứng tự vệ đối với thuốc tiêm phòng trùng xoắn. Tiêm định kỳ cho những chú chó này chỉ được xem xét áp dụng đối với những cá thể có nguy cơ phơi nhiễm cao.

Một số chú ý khác

Chúng ta có thể giảm thiểu chó tiếp xúc với trùng xoắn bằng cách ngăn chó uống từ các vũng nước đọng, nước tĩnh hoặc tránh bơi trong hồ, suối hoặc các nơi chứa nước khác có thể bị nhiễm vi khuẩn. Thật tiếc là, đối với những chó chó đã quen với hoạt động ngoài trời bao gồm cả bơi lội, những phòng ngừa này rất khó để áp dụng.

Con người cũng có thể bị nhiễm trùng xoắn móc câu, do đó khi tiếp xúc với những chú chó nghi ngờ nhiễm bệnh chúng ta cũng cần cẩn thận. Tuân thủ các kỹ thuật vệ sinh, ví dụ rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với nước tiểu có nguy cơ chứa mầm bệnh.



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y