Bệnh Tiểu Đường Ở Chó, Mèo - Phần II
5. Chẩn đoán bệnh tiểu đường ở Chó/ mèo
Chẩn đoán bệnh tiểu đường nói chung là khá đơn giản và thường được dựa trên 3 tiêu chí: dấu hiệu lâm sàng, mức độ glucose tăng liên tục trong máu, sự hiện diện của glucose trong nước tiểu.
5.1.Theo dõi các triệu chứng lâm sàng
Dựa và các triệu chứng đã trình bày ở phần trên.5.2. Kiểm tra lượng đường trong máu:
Lượng đường bình thường trong máu là 80-120 mg/dl (4,4-6,6 mmol/L) và có thể tăng lên 250-300 mg/dl (13,6-16,5 mmol/L) sau bữa ăn. Tuy nhiên thú mắc bệnh tiểu đường lại có đường huyết tăng trên 400-600 mg/dl (22-33 mmol/L). Thậm chí một số vật nuôi mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết cao lên tới 800 mg/dl (44 mmol/L).
Các phương pháp thường được sử dụng:
Kiểm tra mức độ glucose trong máu: phương pháp này được thực hiện định kì 3-4 tháng 1 lần hoặc khi phát hiện những biểu hiện lâm sàng của bệnh tiểu đường, hay khi phát hiện ra glucose cao trong nước tiểu của thú trong 2 ngày liên tiếp. Đây là xét nghiệm máu rất thường được sử dụng, thời gian tốt nhất để kiểm tra là 6 giờ sau khi thú ăn.
Lưu ý: Nếu thú cưng của bạn dễ bị căng thẳng/lo lắng do việc đi lại hoặc trong bệnh viện, tốt nhất bạn nên đưa thú cưng tới cơ sở thú y vào buổi sáng hoặc chiều để chúng có thể quen dần và giúp ổn định hơn cho việc xét nghiệm trong ngày hôm sau, tránh dẫn đến kết quả không chính xác.
Thử nghiệm fructosamine (bài kiểm tra thay thế) kiểm tra lượng đường trung bình trong máu trong 2 tuần qua. Đây là thử nghiệm ưu thích thường dùng để thay thế cho xét nghiệm trên, chúng giúp hạn chế sai sót trong kết quả do bị ảnh hưởng bởi tình trạng căng thẳng/chế độ ăn uống/tập thể dục của thú. Phương pháp này cũng không đòi hỏi phải ăn chay và có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày.
Sử dụng máy đo đường huyết (glucometer)
Đầu tiên lấy mẫu máu của thú nghi bị bệnh=> đặt vào dải kiểm tra trong máy => đồng hồ/màn hình sẽ hiển thị nồng độ đường trong máu (kiểu như màn hình hiển thị kỹ thuật số của đồng hồ).
5.3. Xét nghiệm nước tiểu
Còn được gọi là phân tích nước tiểu- một thử nghiệm để chẩn đoán bệnh của hệ tiết niệu và hệ thống cơ quan khác. Ở chó và mèo bị bệnh tiểu đường, việc xét nghiệm nước tiểu có thể cho các kết quả :
- Glucose- một dấu hiệu của bệnh tiểu đường và một số bệnh khác .
- Protein- một dấu hiệu của tổn thương thận hoặc bệnh thận .
- Các tế bào máu trắng- một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Xeton- một dấu hiệu của nhiễm ceton acid tiểu đường.
- Ngoài ra, cũng có thể tiến hành thử nước tiểu của thú bằng que thử. Bạn có thể mua que thử trong bất kì hiệu thuốc nào, tuy chúng được thiết kế cho người bị bệnh tiểu đường nhưng sử dụng cho thú nuôi cũng khá là hiệu quả.
- Thông thường các xét nghiệm sẽ cho bạn kết quả trong vòng từ 24 đến 48 giờ.
6. Điều trị bệnh
Bệnh tiểu đường có thể được điều trị. Hầu hết thú nuôi nếu được phát hiện bệnh sớm, được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, thú nuôi của bạn có thể được chữa trị mà không cần phải bị rút ngắn tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của chúng vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên việc điều trị đòi hỏi phải mất một thời gian dài, thậm chí là suốt đời.
Mục đích của việc điều trị là khôi phục lại chất lượng cuộc sống bình thường cho thú nuôi bằng cách giữ cho lượng đường trong máu được ở mức bình thường từ 65-120mg/dl và ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh tiểu đường mà không gây hạ đường huyết. Điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại và đặc điểm riêng của từng loại thú nuôi, nhìn chung các phương pháp điều trị bệnh hiện nay bao gồm: điều trị bằng insulin, tập thể dục thường xuyên, và điều chỉnh một chế độ ăn uống phù hợp.
6.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đầu tiên bạn nên hiểu rõ và nắm được các triệu chứng mà vật nuôi của mình đang trải qua (thèm ăn, cân nặng, lượng nước tiêu thụ, nước tiểu…) và đưa ra một chế độ ăn uống phù hợp cho thú nuôi của bạn, tốt nhất là nên thống nhất mỗi ngày và thay đổi qua mỗi tháng- một chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất xơ cần được áp dụng. Chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cho con vật dễ tiêu hoá hơn do lượng đường trong chất xơ thấp, bên cạnh đó chất xơ còn giúp kích thích tiết insulin.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý tới thói quen ăn uống của vật nuôi do một số thú lại thích ăn nhiều lần trong ngày nhưng đây lại không phải là cách tốt để nuôi một con vật bị tiểu đường. Tốt nhất bạn nên cho thú ăn 2 lần mỗi ngày ngay trước khi tiêm insulin.
Áp dụng tiêu chuẩn đo lường lượng nước cần thiết cho thú mỗi ngày, trung bình mỗi ngày một con vật nặng khoảng 4,5kg thì cần 225ml nước để tiêu thụ. Một cách khác để đo lượng nước tiêu thụ là dựa trên số lần uống nước trong ngày, thường thì không quá 6 lần mỗi ngày sẽ là phù hợp. Nếu vượt quá số lần trên bạn nên thực hiện việc đo lường cụ thể hơn nhé!
Bạn nên biết việc theo dõi những vấn đề trên là rất quan trọng bởi với bất kỳ thay đổi nào từ lượng nước, chế độ ăn, trọng lượng, nước tiểu cũng đều là dấu hiệu cho thấy việc kiểm soát bệnh đang có vấn đề.
6.2. Điều trị bằng insulin
Nền tảng để điều chỉnh và kiểm soát lượng đường trong máu chính là việc tiêm insulin (2 lần/ngày cách nhau 12 giờ). Việc điều trị bằng insulin có thể được tiến hành tại nhà.
Một số lưu ý khi tiến hành điều trị bằng insulin
- Đọc kỹ thông tin thuốc và nồng độ trên nhãn mác. Tốt nhất là nên tham khảo sự hướng dẫn của bác sỹ thú y về liệu lượng tiêm cho phù hợp với thú nuôi của mình.
- Lựa chọn kim phù hợp với nồng độ của thuốc (hầu hết vật nuôi sử dụng loại U-100, tức là 100 đơn vị insulin/1 ml chất lỏng)
- Tránh để insulin tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao. Đừng để bị đông lạnh(vì có thể phá huỷ insulin).
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Insulin sẽ giảm công dung nếu chai đã được mở quá 30 ngày. Đặc biệt không sử dụng insulin đã hết hạn.
- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo insulin trông vẫn “bình thường”, tức là trông sạch sẽ và không có phần nổi hay màu sắc lạ.
Xây dựng một biểu thời gian tiêm đều đặn và hợp lý mỗi ngày, kết hợp tiêm insulin đều đặn cùng với chế độ ăn uống phù hợp. Điều này cho phép các chất dinh dưỡng tăng trong máu trùng với nồng độ insulin, làm giảm nguy cơ mức đường của thú quá cao hay quá thấp.
6.3. Khuyến khích tập thể dục
Việc tăng luyện tập cơ bắp mỗi ngày cho thú sẽ cải thiện phản ứng cho thú trong việc điều trị bằng insulin. Thời gian thường là 2 lần/ngày, mỗi lần 30 phút và có thể được kéo dài lâu hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào giống (tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của BSTY).
Điều trị một số biến chứng khác của bệnh
Hạ đường huyết: Hạ đường huyết là hiện tượng lượng đường trong máu thấp (dưới 60mg/dl). Đây là một hiện tượng nguy hiểm mà việc hiểu rõ các dấu hiệu và giải quyết kịp thời là hết sức cần thiết(nếu dưới 40mg/dl tính mạng của con vật có thể sẽ bị đe doạ). Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc hạ đường huyết:
- Liều lượng insulin quá cao (do thay đổi trong chế độ ăn, chế độ thể dục…)
- Cung cấp lượng insulin vượt mức(thường do sai sót, sơ ý trong quá trình tiêm thuốc)
Trong trường hợp hạ đường huyết xảy ra, việc làm cần thiết đầu tiên là bạn nên tiến hành đổ một ít dung dịch đường (xirô ngô, mật ong, bánh xi-rô,…) vào các chi và xoa vào nướu hoặc dưới lưỡi (ngậm dưới lưỡi) cho thú nuôi để giải quyết tạm thời tình trạng bệnh.
Nếu như tình trạng vẫn không thuyên giảm bạn nên đưa thú đến BSTY để tiến hành giám định y khoa ngay. Việc tiếp theo để điều trị hạ đường huyết là sử dụng glucose hoặc glucagon truyền (tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh). Một công thức hạ đường huyết được đưa ra là 1 gram glucose/1 kg trọng lượng cơ thể thú.
Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là một phần quan trọng trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh tiểu đường. Tham khảo ý kiến cảu BSTY để thiết lập một lịch trình kiểm tra lượng đường trong máu của thú nuôi là cực kì quan trọng.
Đục thủy tinh thể (do bệnh tiểu đường): Bệnh có thể được tiến hành phẫu thuật để phục hồi thị lực. (Việc kiểm soát nồng độ đường trong máu cao sẽ giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi đầu của đục thủy tinh thể ở thú bị bệnh tiểu đường).
7. Phòng bệnh
Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và phức tạp, tuy nhiên cách phòng bệnh lại cực kì đơn giản và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh cho thú nuôi. Một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên, tránh thừa cân, béo phì sẽ đảm bảo cho thú cưng của bạn tránh xa được các nguy cơ có thể mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Bệnh Tiểu Đường Ở Chó, Mèo - Phần I
Nguồn : Nanapet
Receive articles via Email!