Bệnh Thận Ở Loài Mèo
Việc xác định được mèo yêu có bị bệnh thận hay không có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng và điều trị sớm, hạn chế bệnh bằng cách điều chỉnh thực đơn ăn uống giảm protein.
Chẩn đoán bệnh thận
Thật đáng buồn là việc chẩn đoán bệnh thận (ví dụ như rối loạn chức năng thận hoặc suy thận) đã trở nên quá phổ biến ở loài mèo hiện nay. Bệnh thận thường không có những biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu nếu như không làm xét nghiệm. Và đây chính là lý do tại sao hầu hết các trường hợp mắc bệnh thận ở mèo chỉ được phát hiện khi bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng. Thông thường, phần mô thận bị suy sẽ hoại tử, bị phá hủy và loại bỏ vĩnh viễn nhưng các chú mèo vẫn có thể sống một cuộc sống gần như bình thường trong nhiều năm với chỉ có một số chức năng thận bình thường. Suy thận xảy ra khi có khoảng 70% mô thận khỏe mạnh đã bị phá hủy.
Nguyên nhân của bệnh
Nguyên nhân của bệnh thận có thể bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, mất nước cấp tính hoặc mãn tính, nhiễm trùng tiết niệu, tiếp xúc với chất độc, ngộ độc cấp tính, huyết áp cao, rối loạn hệ miễn dịch, hoặc thiếu hụt kali. Bất cứ nguyên nhân nào ở trên đều có thể gây ra viêm mô thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận bình thường.
Các triệu chứng của bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thận cấp tính bao gồm việc tăng lượng nước uống và đi tiểu nhiều lần, nôn mửa, chán ăn, sụt cân. Những mẫu máu và nước tiểu sẽ tiết ra một lượng chất khác lạ nào đó (mà mắt thường có thể quan sát được, nhất là nước tiểu), cho thấy rằng thận không đủ khả năng lọc ra những chất độc có ở các phế phẩm trong máu. Mức độ của các thành phần khác trong máu như kali, canxi, photpho, glucose, protein, và albumin có thể cho chúng ta biết về chức năng điều tiết của thận. Chỉ với một lượng máu vừa đủ đem đi xét nghiệm sẽ giúp chúng ta phát hiện ra sự viêm, nhiễm trùng. Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ cung cấp thêm thông tin về mức độ suy giảm chức năng của thận cũng như việc lắng cặn nước tiểu ở mèo và việc xuất hiện bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Kết quả xét nghiệm sẽ phân biệt giữa rối loạn chức năng thận và suy thận. Rối loạn chức năng thận không hẳn có nghĩa là suy thận nhưng có thể sẽ là bị suy giảm chức năng thận. Trong trường hợp chỉ có một thận bị hư hỏng (do nhiễm trùng, do tai nạn, hoặc dị tật bẩm sinh), còn quả thận kia nếu vẫn khỏe mạnh – thì quả thận này vẫn hoạt động bình thường. Việc rối loạn chức năng thận bình thường ở mèo không đòi hỏi thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng đối với những chú mèo bị rối loạn chức năng thận thì tốt hơn hết là bạn nên theo dõi sát sao để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn (như suy thận).
Mục tiêu của việc điều trị bệnh thận ở mèo là để kiểm soát tiến triển của bệnh bởi rất hiếm khi chữa trị được dứt điểm chứng bệnh này. Tỉ lệ chữa trị thành công khi phát hiện muộn là 1%. Vậy nên phòng bệnh thì tốt hơn là chữa bệnh. Nếu trường hợp mèo yêu nhà bạn bị chẩn đoán về vấn đề sức khỏe nào đó liên quan đến bệnh thận thì bạn nên hết sức chú ý. Vì nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì hậu quả thật khó lường.
Một chú ý quan trọng là bạn phải để những chú mèo ốm yếu tránh xa các chất độc hại bao gồm hầu hết các phương pháp điều trị bọ chét. Những xét nghiệm của máu và nước tiểu ở mèo, đặc biệt những xét nghiệm về mức độ Blood Urea Nitrogen, photpho và kali có thể sẽ rất hữu ích trong việc theo dõi tính hiệu quả của các biện pháp trị liệu và giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh hoặc thậm chí cải thiện tình trạng này.
Phương pháp điều trị
Và theo như các chuyên gia nghiên cứu thì cách tốt nhất để giảm lượng protein có ở thịt trong chế độ ăn của mèo là giảm đi lượng thịt mà chú ấy tiêu thụ. Thay vào đó bạn nên thêm vào những loại nguyên liệu không chứa thịt, không chứa protein, nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ giá trị dinh dưỡng cho mèo yêu. Lưu ý rằng việc giảm hàm lượng protein bằng cách thêm chất độn không phải là một cách hay, vì như thế mèo cưng sẽ cần phải ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu calo và dinh dưỡng của mình. Và nếu làm như vậy thì sẽ chẳng mang lại hiệu quả gì vì cơ thể của chúng vẫn cần yêu cầu tiêu thụ đủ lượng protein cần thiết.
Một chế độ ăn uống giảm lượng protein (có trong các thực phẩm như: trứng , thịt, ..), photpho (có ở: các loại đậu, thịt , cá...), natri ( như là: hải sản, ngũ cốc...) sẽ giúp giảm rất nhiều triệu chứng của bênh thận ở mèo và cũng có thể bảo vệ các mô thận khỏe mạnh còn lại. Một liệu pháp điều trị giúp cân bằng lượng nước cũng có thể giúp ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Mèo bị bệnh thận cấp tính sẽ cảm thấy buồn nôn, chán ăn, và bị nôn mửa thường xuyên. Tuy nhiên, chủ nuôi nên khuyến khích mèo ăn thường xuyên để ngăn ngừa việc dự trự năng lượng ở các mô, các cơ, lớp mỡ của chú ấy phục vụ cho các hoạt động khi cần đến tiêu hao năng lượng. Việc này đồng nghĩa với việc bạn có thể hối lộ mèo ăn bất cứ thứ gì còn hơn là chú ấy không ăn bất cứ gì. Tương tự như vậy, bạn cũng cần giúp mèo nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước. Bởi vì hầu hết những chú mèo không thích uống nước lọc bình thường, do vậy cách tốt nhất là cho chú ấy ăn những thức ăn ướt và tránh các sản phẩm khô. Bạn cũng có thể rưới thêm nước canh vào thức ăn cho mèo hoặc rưới thêm nước thịt không mặn lắm cho chú.
Lưu ý: Với những chú mèo bị bệnh thận cấp tính, bạn sẽ thường xuyên cần đến những loại thuốc hay vật dụng trị liệu dưới da cho chú vậy nên hãy trữ sẵn chúng trong nhà để linh hoạt sử dụng.
Sau đây tôi sẽ đề xuất cho bạn một công thức chế biến thức ăn cho mèo dựa trên nguyên lí này: giảm lượng protein và photpho đối với chú mèo bị suy thận. Chúng chứa ít lượng photpho và protein lên tới 36% và chứa hàm lượng cao các axit béo thiết yếu, và calo từ chất béo. Thực đơn này cũng giúp bổ sung hàm lượng vitamin B và kali đối với những chú mèo bị bệnh thận để cải thiện tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bác sĩ thú y cũng có thể kê những toa thuốc, những phương pháp điều trị khác nhau cho mèo cưng của bạn để ngăn chặn sự hấp thụ photpho. Ví dụ như là các phương pháp điều trị thiếu máu, phương pháp kích thích sự thèm ăn, hoặc phương pháp bổ sung hàm lượng kali trong khẩu phần cho mèo (có ở các thực phẩm như: khoai lang, cà chua, cà rốt, cá... )... Hoặc bạn cũng có thể tìm lời tư vấn của những bác sĩ thú y thiên về các liệu pháp thiên nhiên để có được biện pháp điều trị phù hợp cho mèo cưng.
Nguồn: Nanapet
Receive articles via Email!