Kiểm Tra An Toàn Sinh Học Nhằm Kiểm Soát Virut PRRS
Kiểm soát dẫn đến loại bỏ bệnh PRRS ra khỏ trại. |
Nguyên tắc an toàn sinh học
Chương trình an toàn sinh học của CFF có đặc điểm như sau:
Đơn giản và duy trì liên tục
Xác định phương pháp đề phòng sự xâm nhập các bệnh ảnh hưởng đến an toàn sinh học.
Đến thời điểm hiện tại những nơi chưa bị virút tấn công thì luôn luôn phải “vệ sinh, sạch sẽ”. Giới thiệu phương pháp phòng bệnh và phun thuốc tiêu diệt các mầm bệnh ở các trang trại có quy mô lớn cũng như quy mô nhỏ. Do vậy, tất cả các trang trại đều phải thực hiện nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học.
Hầu hết khả năng phát sinh dịch bệnh đều do cách tiến hành các bước vệ sinh an toàn còn lỏng lẻo và chưa thật bảo đảm tính khoa học, Nerem phát biểu “Thực tế chính chúng ta làm cho các vi rut gây bệnh cho các trang trại của chúng ta”, do vậy cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và luôn khử trùng triệt để. Các trang trại đều thống nhất theo cách làm của CFF.
Các trang trại phải xây dựng tường ngăn cách đề phòng các dịch bệnh tràn vào từ bên ngoài và chúng ta gọi bức tường đó là tường ngăn giữa sạch và dơ “ clean/dirty line”. Tất cả các yếu tố nguy cơ lây nhiễm “dirty line” bị loại bỏ và thay vào đó là vệ sinh an toàn “ clean line”. Nerem nêu khẩu hiệu “ loại bỏ ô nhiễm, tiêu diệt dịch bệnh” bằng mọi cách.
Đề phòng nguy hiểm
Để chỉ rõ mối nguy hiểm đặc trưng CFF đã tiến hành kiểm nghiệm ở 3 địa điểm: trại heo hậu bị, trại heo đực, trại heo nái. Hai nơi áp dụng chương trình giám sát hoạt động (reative monitoring) thì dự đoán có chứng bệnh như ho khạc. Nếu có hiện tượng heo tự nhiên lăn ra chết hàng loạt thì phải cho cách ly ngay và khoanh vùng dịch bệnh. Sau đó đưa mẫu để chẩn đoán và xét nghiệm lấy kết quả. Bởi vì áp dụng chương trình giám sát hoạt động sẽ phát hiện được chứng viêm phổi do mycoplasma, bệnh cúm heo, chứng bệnh mà không thể dùng huyết thanh liệu pháp được, ngoài ra phương pháp này còn thẩm định triệu chứng lâm sàng như viêm màng phổi, TGE.
Giám sát dự phòng (Proactive Monitoring) được ứng dụng với các xét nghiệm phân tử (molecular diagnotics) và xử lý huyết thanh (Serology) nhằm phát hiện vi rút PRRS.
CFF kiểm tra PRRS trên heo hậu bị trước khi chuyển chuồng và tinh của heo trước khi giao. Có kết quả rồi sẽ quyết định được phép chuyển heo hậu bị và giao tinh. Nerem nói “Nếu kết quả không được như mong muốn (dương tính hoặc nghi ngờ dương tính) thì phải cho cách ly và cho xét nghiệm lại”.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy quá trình vận chuyển heo từ nơi này đến nơi khác chính là mối nguy hiểm đáng ngại nhất cho tính an toàn sinh học và đồng thời cũng là nguy cơ bùng phát vi rút PRRS.
Để kiểm soát dịch bệnh trong quá trình vận chuyển CFF đã đưa ra các phương pháp sau đây:
- Phải có những xe tải hay xe vận chuyển heo chuyên dụng để vận chuyển heo có PRRS âm tính và dương tính riêng, lái xe cũng phải được tiêm phòng và sau khi vận chuyển xe phải được rửa và tiệt trùng sạch sẽ.
- Những trại dù xác định PRRS âm tính nhưng cũng phải sử dụng xe theo hệ thống kim tự tháp. Để ngăn chặn dịch bệnh tiềm ẩn truyền từ các trại lớn, khi chuyển heo hậu bị vào để tăng đàn cần sử dụng các xe vận chuyển heo chuyên dụng riêng biệt
- Bác sĩ đưa ra quan điểm: “vấn đề là vệ sinh, phải nghiêm túc thi hành chương trình vệ sinh phòng bệnh ngay trên xe chuyên chở. Rửa sạch, tiệt trùng tất cảc các thùng xe đã chở những con bị nhiễm PRRS, rà soát kiểm tra kỹ lưỡng từng ngóc ngách ở các phương tiện vận chuyển”. Những xe mà chưa được kiểm tra thì phải cho dọn rửa , khử trùng sạch sẽ và trước khi vận chuyển heo nhất định phải thông qua kiểm tra.
- Nguy hiểm thứ 2 khi trong quá trình vận chuyển, chẳng hạn bị nhiễm bênh từ bên ngoài thì nhất định phải có phương pháp ứng phó kịp thời, phải tiến hành ngay các bước khử độc các phía trên, dưới của xe. Tất cả những người làm việc liên quan đến quá trình này đều phải nhận thức rõ vấn đề và trách nhiệm “ an toàn, vệ sinh / nguy hiểm, ô nhiễm”?
- Nguy hiểm thứ 3 khi trong quá trình vận chuyển là dịch bệnh được phát tán từ nơi này đến nơi kia mà nguyên nhân do vi rút phát tán trong không khí, heo bị lây bệnh qua đường hô hấp. Vì vậy để giảm tỉ lệ nhiễm dịch thì khi vận chuyển gia súc phải đi vào thời gian giao thông thông thoáng và đảm bảo vệ sinh các phương tiện vận chuyển, đồng thời phải được các cơ quan chức năng, cục thú y cho phép thông hành.
Biên dịch: Heo Team
Theo Pig & Pork
Receive articles via Email!