Những Vấn Đề Heo Thường Gặp Phải Vào Mùa Nóng | Vetshop VN


Những Vấn Đề Heo Thường Gặp Phải Vào Mùa Nóng

Post by: | date: 9.11.13 Bình luận cho bài viết! | Print
Stress nhiệt ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi heo.
Stress nhiệt ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi heo.

Những vấn đề phát sinh vào mùa nóng:

  1. Gia tăng số heo không lên giống hoặc lên giống yếu.
  2. Giảm tỷ lệ số heo lên giống lại sau cai sữa trong vòng 7 ngày, tăng số heo chậm lên giống.
  3. Giảm tỷ lệ đẻ.
  4. Tăng tỷ lệ heo con bị nái đè.
  5. Heo đực giảm tính hăng.
  6. Tinh heo đực bị ảnh hưởng (tăng tỷ lệ lên giống lại sau khi phối và giảm tỷ lệ thụ thai).
  7. Giảm lượng cám heo thịt ăn vào (ngày tuổi xuất chuồng chậm hơn so với dự kiến).
  8. Stress do nhiệt độ cao làm ảnh hưởng tới việc tiết ra hóc - môn.
  9. Sau cai sữa nồng độ hóc - môn FSH, LH ... giảm, ảnh hưởng do trứng rụng. FSH (hóc-môn kích thích nang trứng), LH (hóc-môn tạo thể vàng).
  10. Giảm tiết estrogen làm cho nái lên giống yếu.
  11. Giảm tiết hóc-môn progesterone (hóc-môn duy trì mang thai) dẫn đến tăng tỷ lệ lên giống lại trong vòng 25 - 35 ngày.

Nguyên nhân ảnh hưởng tới năng suất heo sinh sản:

  1. Quản lý thể trạng nái (BCS) không tốt: cần lưu ý là nếu lượng mỡ trong cơ thể giảm 1% thì năng suất lứa tiếp theo sẽ giảm 0,1 con.
  2. Phối heo hậu bị không phù hợp: phối khi ngày tuổi, trọng lượng không phù hợp dẫn tới năng suất sụt giảm.
  3. Trại phát sinh dịch bệnh: Bệnh Aujeszky, PRRS, PED, TGE ...
  4. Tỷ lệ nái tơ cao: cần có kế hoạch đào thải và nhập hậu bị mới phù hợp (lứa 01: tiêu chuẩn 18 - 20%).
  5. Nái yếu (quản lý ghép bầy không phù hợp). Cần chờ sau khi nái hồi phục mới phối.
  6. Tăng heo sẩy thai, không có sữa, heo bỏ ăn.

Quản lý giảm số heo lên giống chậm:

  • Quản lý nái cai sữa: khi cai sữa nhanh chóng quyết định đào thải nái có năng suất kém và nái già. Vào ngày cai sữa, nên tiêm bổ sung một lượng thích hợp vitamin cho nái. Nái lứa một cần một lượng dinh dưỡng cao. Cho đến lúc phối nên nuôi nhốt chung với các nái khác, mỗi ngày cho tiếp xúc với đực nhằm kiểm tra lên giống.
  • Quản lý nái lên giống chậm: trường hợp nái lên giống chậm trên 10 ngày sau khi di chuyển thì tiêm hóc-môn PMSG.
Sau khi sử dụng PGF2, 12 tiếng sau tiêm PMSG thì sẽ có hiệu quả. Cho tiếp xúc với heo đực một ngày 2 lần để kiểm tra heo lên giống. Sau khi xử lý hóc môn, nếu heo không lên giống thì có thể tạo stress cho heo bằng cách tăng giảm cám. Trong trường hợp phán đoán heo không lên giống được thì nên đào thải.

Quản lý và khắc phục những thiệt hại do mùa nóng:

Quản lý heo đực:

  • Nhiệt độ vượt quá 30oC sẽ giảm hoạt lực tinh trùng và số lượng tinh trùng.
  • Biện pháp quản lý khi cảm nhận thân nhiệt heo trên 30oC: cho gió thổi trực tiếp vào heo với vận tốc 1m/s giúp giảm thân nhiệt cảm nhận khoảng 4oC.
  • Nhiệt độ heo cảm nhận = nhiệt độ chuồng - 4 tốc độ gió (m/s).
  • Một tuần sát trùng một lần.
  • Tháng 5 và tháng 9 kiểm tra chất lượng tinh.
  • Áp dụng thụ tinh nhân tạo sẽ hạn chế được việc tập trung nhiều heo đực để phối.
  • Cần bổ sung các chất dinh dưỡng vào cám hoặc chích trực tiếp.
  • Nên phối vào buổi sáng hoặc buổi chiều lúc trời mát mẻ.
  • Ghi chép các thông tin lên bảng tên.
  • Một tháng một lần tiêm hóc-môn testosterone.
  • Bổ sung thêm vitamin C. Vitamin C giúp giảm stress do sốc nhiệt khiến chất lượng tinh và tỷ lệ thụ thai được cải thiện.
Bảng 1: Số lần sử dụng heo đực thích hợp theo tháng tuổi
Tháng tuổi                Số lần sử dụng tối đa/tuầnSố lần sử dụng thích hợp
8 - 921
10 - 1232
134 - 53 - 4

Quản lý heo hậu bị:

  1. Vào những tháng có thời tiết nóng thì nên chuẩn bị trước heo hậu bị (tăng số con mua vào so với những tháng thông thường 30 - 50%).
  2. Cần có thời gian cho hậu bị mua về được cách ly và thích nghi với môi trường nuôi mới.
  3. Nên ghi chép các thông tin lên bảng tên và bấm số cho hậu bị. Ngày nhập về không cho ăn chỉ cung cấp nước sạch.
  4. Kiểm tra lên giống và quản lý theo ngày tuổi.
  • 180 ngày tuổi: hỗ trợ heo lên giống. Để tránh heo béo phì, sau lần lên giống đầu tiên nên điều chỉnh lượng cám 2kg/ngày.
  • 200 ngày tuổi: tăng lượng cám heo ăn vào từ lần lên giống thứ hai đến lần lên giống thứ ba.
  • 220 ngày tuổi: lên giống thứ ba, tiến hành phối giống - trước khi phối 2 tuần thì tăng lượng cám ăn vào (3kg/ngày). Trước khi phối giống một tuần, mỗi ngày cho tiếp xúc với đực.
Chích vắc-xin cần thiết cho hậu bị. Kiểm tra số núm uống với số lượng hậu bị trong bầy.Lắp các lưới che nắng. Kiểm tra các thiết bị thông thoáng khí.

Quản lý trại phối:

  1. Vào mùa nóng, tỷ lệ đẻ thường giảm 10% so với thông thường. Chính vì vậy, nên chuẩn bị số heo phối tăng lên 10 - 20%.
  2. Thời gian phối, nên phối vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
  3. Thời điểm phối cũng phụ thuộc vào số ngày heo lên giống lại. Sau cai sữa, nái lên giống lại từ ngày 3 - 5 thì nên phối sau 12 giờ, nái lên giống lại sau 6 ngày nên phối ngay để tăng tỷ lệ mang thai.
  4. Cung cấp đầy đủ ánh sáng cho nái: ánh sáng rất quan trọng cho việc lên giống của nái. Chính vì vậy, nên sử dụng đèn và chỉ tắt khoảng 2 - 3 tiếng mỗi đêm.
  5. Những heo lên giống yếu thì nên phối liền sau khi phát hiện. Sau khi phối, nên ghi chép thông tin vào bảng tên, ghi tên của heo đực lấy tinh để phòng ngừa việc khai thác quá mức heo đực.

Quản lý heo mang thai:

Heo bị stress do nhiệt có thể giảm tỷ lệ thụ thai và tỷ lệ lên giống lại tăng, nên ta cần chẩn đoán mang thai và kiểm tra lên giống nhằm phát hiện ra sự cố sớm.
  1. Xử lý sớm những heo bỏ ăn.
  2. Kiểm tra chương trình cho ăn.
  3. Kiểm tra mang thai một tuần một lần.
  4. Kiểm tra lên giống một ngày hai lần.
  5. Lắp đặt hệ thống thông khí, làm mát nhằm giảm thân nhiệt.

Quản lý trại đẻ:

  1. Nếu sử dụng thuốc kích thích đẻ thì có thể điều chỉnh được thời gian heo bắt đầu đẻ: cần phải ghi chép thông tin lên bảng tên nái, để khi xảy ra các sự cố có thể nhanh chóng xử lý các trường hợp đẻ khó.
  2. Xử lý nái đẻ khó bằng cách tiêm thuốc hạ sốt + kháng sinh + chất dinh dưỡng.
  3. Cho ăn vào lúc thời tiết mát mẻ: sáng sớm hoặc chiều tối.
  4. Cho ăn một ngày trên 3 lần trường hợp lượng cám ăn vào bị sụt giảm.
  5. Tìm nguyên nhân nái bỏ ăn để nhanh chóng khắc phục.
  6. Cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa cho nái.
  7. Nếu cho ăn dạng lỏng thì sẽ tăng được lượng cám ăn vào.
  8. Cung cấp đầy đủ nước sạch cho heo. Nên chuẩn bị sẵn ống nước để có thể cung cấp thêm nước cho nái sau khi đẻ hoặc nái bỏ ăn.
  9. Điều chỉnh số con trong bầy.

Quản lý trại cai sữa:

Thời tiết nóng có thể làm chậm khả năng phát triển của heo.
  1. Kiểm tra núm uống và điều chỉnh độ cao (điều chỉnh áp lực nước).
  2. Thường xuyên cung cấp cám tươi.
  3. Phân chia lại bầy (chia đực cái hoặc theo trọng lượng).
  4. Quản lý thông khí (độ ẩm, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm).

Quản lý trại thịt:

  1. Kiểm tra các thiết bị cấp nước.
  2. Kiểm tra cách thức cho ăn: máng ăn phải vệ sinh sạch cám 1 lần/ ngày.
  3. Lắp đặt các lưới che nắng.
  4. Lắp quạt.
  5. Điều chỉnh mật độ nuôi: dưới 0,9 con/m2.
Biên dịch: Heo Team
Theo Pig & Pork



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y