Quản Lý Thiết Bị Chuồng Trại Vào Mùa Nóng Cho Heo | Vetshop.VN


Quản Lý Thiết Bị Chuồng Trại Vào Mùa Nóng Cho Heo

Đăng bởi: | ngày: 10.5.16 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Heo rất dễ bị stress nhiệt trong  mùa nắng nóng. Ảnh minh họa
Heo rất dễ bị stress nhiệt trong
mùa nắng nóng. Ảnh minh họa
Thời gian gần đây, do do nắng nóng dịch bệnh phát sinh trong trại thường xuyên, nên vấn đề đặt ra là phải giữ môi trường nuôi sạch sẽ, thoáng mát, kiểm soát người và hàng hóa khi ra vào trại nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Để làm được như vậy cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ xung quanh trại, từ đó mới tránh được tổn thất do dịch bệnh.

Việc quản lý thiết bị và môi trường nuôi vào mùa nóng đặc biệt quan trọng đối với ngành chăn nuôi heo. Những phương pháp thường áp dụng là thông thoáng khí, phòng chống nóng, điều chỉnh mật độ nuôi, cải thiện biện pháp cấp cám, cấp nước, tiêu độc, cùng vào cùng ra, quản lý theo tuần, nuôi theo phương pháp 2 địa điểm - 3 địa điểm.

Đặc biệt, vào những tháng cao điểm nắng nóng, nái và đực sinh sản bị stress nhiệt nặng, ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất sinh sản. Vì vậy, cần chuẩn bị trước các biện pháp phòng chống stress nhiệt cho nái và đực sinh sản.

1. Quản lý thiết bị, môi trường theo từng giai đoạn nuôi

Các trại heo mang thai, heo hậu bị (heo cách ly), nái chờ phối
  • Ta có thể chia trại sinh sản ra theo dạng chuồng ép mang thai, trại đực, trại hậu bị, trại phối. Đa số các trại xây theo dạng dài với không gian rộng nên việc quản lý môi trường nuôi không dễ dàng. Trong giai đoạn nuôi này, nếu chuồng trại nóng thì dễ ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi (khả năng lên giống, tỷ lệ thụ thai giảm).
  • Nhiệt độ thích hợp của trại là từ 15~20 độ C, vào mùa nắng nóng thì cũng cần quản lý sao cho nhiệt độ trại dưới 28 độ C. Đặc biệt chú ý quản lý giúp giảm thân nhiệt của heo.
  • Trường hợp dạng trại hở cần thiết kế kính hoặc bạt quay hai bên hông trại. Lắp quạt thông gió, hệ thống phun sương, nhiểu nước giúp giảm thân nhiệt heo.
  • Cần cung cấp đầy đủ nước cho heo, thiết bị phải cung cấp đủ 2 lít nước/phút.
Trại đẻ: trại đẻ là không gian mà nái và heo con cùng sinh hoạt chung. Chính vì vậy, vào mùa nóng việc quản lý nuôi dưỡng cần đặc biệt chú ý.
  • Nhiệt độ thích hợp của trại đẻ là 20 độ C. Quản lý nhiệt độ vào mùa nóng sau cho nhiệt độ chuồng không quá 28 độ C.
  • Khu vực heo con mới sinh phải duy trì khoảng 32 độ C. Ta có thể sử dụng các thiết bị úm sau đó từ từ giảm nhiệt độ khu vực này xuống.
  • Chuồng trại cần thông thoáng khí tốt nhằm chống nóng cho nái. Sử dụng quạt có khả năng điều chỉnh tốc độ nhằm giảm chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm.
  • Trại có thể sử dụng các thiết bị phun sương, cooling pad nhưng khi sử dụng cần chú ý vần đề độ ẩm trại.
  • Kiểm tra các thiết bị cung cấp nước đảm bảo áp lực 2 lít nước/phút.
Trại cai sữa: heo con khi cai sữa đã bị stress nhiều nên nhiệt độ trại thời kì đầu cai sữa nên duy trì ở mức 28 độ C, sau đó ta từ từ giảm nhiệt độ xuống. Trại cũng cần sử dụng các thiết bị úm.
  • Trại cai sữa cần sử dụng quạt có thể điều chỉnh tốc độ. Vào mùa nóng thì tốc độ gió phải đạt trên 0,2m/s nhưng chú ý không cho gió thổi trực tiếp vào heo.
  • Duy trì mật độ nuôi thích hợp (0,3 m2/ con), tránh nuôi với mật độ cao.
  • Cho heo ăn với lượng phù hợp tránh tình trạng bụi cám nhiều trong trại. Thường xuyên vệ sinh máng ăn và thiết bị cấp nước.
Trại heo thịt: trại heo thịt là trại lớn và có số lượng nhiều nhất trong trang trại nuôi heo. Việc quản lý nhiệt độ chuồng trại phải tùy thuộc vào trọng lượng.
  • Nhiệt độ nuôi thích hợp là từ 18~24 độ C. Nhưng khi mới chuyển heo từ trại cai sữa sang để giảm stress nên điều chỉnh nhiệt độ nuôi là 24 độ C.
  • Để giảm thân nhiệt heo thịt vào mùa nóng cần sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, quay bạt để tạo độ thông thoáng.
  • Đặc biệt sử dụng các biện pháp như phun sương, màn che nắng để mang lại hiệu quả làm mát.
  • Nếu trại thịt nuôi với mật độ quá cao thì sẽ ảnh hưởng tới năng suất. Cần duy trì mật độ nuôi thích hợp (1m2/ con).
  • Chú ý quản lý các thiết bị cung cấp nước cho heo. Tránh trường hợp heo đùa giỡn làm hư hệ thống nước khiến môi trường nuôi bị ảnh hưởng.

2. Một số biện pháp quản lý khác

  • Cần chú ý sử dụng các thiết bị làm mát vào thời điểm nóng nhất trong ngày (13 giờ ~17 giờ).
  • Có thể lắp các màn che để tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào trại. Nhưng việc lắp màng che không được cản trở không khí lưu thông.
  • Sử dụng các vòi xịt cao áp sát trùng chuồng trại ngày 1~2 lần. Ngoài hiệu quả sát trùng, việc này có thể giúp giảm nhiệt độ chuồng trại.
  • Ngoài ra, cần xây dựng chuồng trại với các vật liệu giúp ngăn chặn bức xạ nhiệt. Nếu có các vật liệu cách nhiệt này sẽ giúp trại giảm tình trạng tăng nhiệt độ. Nếu trại xây dựng không phù hợp, cho dù có các thiết bị làm mát thì hiệu quả cũng sẽ không cao.
Kết luận: Như đã nói ở phần trên thì việc thông thoáng khí chuồng trại, phòng chống nóng, quản lý các thiết bị cung cấp cám và nước có liên quan chặt chẽ với việc quản lý môi trường nuôi. Chính vì vậy, các giải pháp chống nóng cần phải đồng bộ để hiệu quả mang lại mới cao nhất.




Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y