Làm Sao Để Chọn Thức Ăn Phù Hợp Cho Chó | Vetshop VN


Làm Sao Để Chọn Thức Ăn Phù Hợp Cho Chó

Post by: | date: 28.10.13 Bình luận cho bài viết! | Print
Lựa chọn thức ăn phù hợp cho chó.
Lựa chọn thức ăn phù hợp cho chó.
Không ai có thể đưa ra quyết định tốt nhất về việc chọn thức ăn cho cún của bạn tốt hơn chính bạn. Có thể đó là một tin xấu vì bạn mong muốn sẽ có ai đó giúp mình hay có sẵn một công thức nào đó và chỉ cần lấy về và áp dụng cho cún của mình.

Nhưng chú cún của bạn cũng giống như bạn, chú là cá thể duy nhất, là khác biệt. Do vậy thức ăn cho các chú cún khác nhau cũng khác nhau. Một chú chó chạy maratông với chủ thì chắc chắn cần nhiều năng lượng hơn so với một chú chó nằm xem tivi cả ngày. Một chế độ ăn uống giàu chất béo (lipit) sẽ giữ ấm cho một chú chó kéo xe tuyết ở Alaska nhưng lại giết chết một chú chó bị viêm tụy.

Các thực phẩm thương mại trên thị trường có chứa nhiều thành phần khác nhau và mỗi chú chó có phản ứng khác nhau đối với các thành phần đó, có chú chó hấp thụ tốt, ăn ngon miệng, cũng có những chú không hấp thụ được hoặc bị dị ứng... Các loại thực phẩm đều chứa các chất như đường bột, chất đạm, chất béo với tỉ lệ khác nhau. Do vậy bạn cần mẫu thử để xem phản ứng của cún trước khi quyết định chọn thức ăn phù hợp. Mặt khác, mỗi sản phẩm đều có vitamin, tuy nhiên hàm lượng nhiều, ít hay đủ tiêu chuẩn thì tùy thuộc vào loại thức ăn.

Vậy làm thế nào để lựa chọn thức ăn tốt nhất cho cún?

Chắc chắn bạn nên bắt đầu bằng việc chọn những thức ăn đáp ứng các tiêu chuẩn thức ăn cho cún trước đã, sau đó bạn thử nghiệm đối với cún của bạn xem loại thực phẩm đó có phù hợp hay không?

Hãy bắt đầu bằng việc đánh giá sức khỏe của cún bằng cách lấy một tờ giấy và chia làm hai cột, một cột bạn ghi những vấn đề sức khỏe và một cột ghi về những điểm mạnh về sức khỏe. 
Trong cột những vấn đền sức khỏe bạn liệt kê những vấn đề như: hơi thở hôi, răng dễ bị cao răng tích tụ, tai dễ bị nhiễm trùng hay hôi thối, bong tróc, rụng lông, bàn chân ngứa, bọ chét, quá hung hãn...Bên cột những điểm mạnh về sức khỏe bạn có thể ghi những mục như: hơi thở bình thường, răng không bị mảng bám, mắt sáng, tai sạch, lông bóng mượt...
Nếu bạn nhận thấy bên cột "điểm mạnh" nhiều hơn bên cột "vấn đề" thì vấn đề rất nhỏ, chứng tỏ bạn đã cho cún ăn một chế độ ăn tương đối hợp lí. Nhưng nếu danh sách trên, cún của bạn có nhiều vấn đề hơn là điểm mạnh thì bạn nên đến bác sĩ thú y để xin lời khuyên về cách chăm sóc cún.

Bây giờ, bạn hãy nhìn vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của cún nhà bạn, bạn hãy chú ý đến tỉ lệ chất đạm, chất béo và mức năng lượng để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho cún bị bệnh

Một số thực phẩm có chức năng trị bệnh (dinh dưỡng lâm sàng) cho cún, tuy nhiên để sử dụng loại thức ăn này cho cún là cả một vấn đề lớn.

Thực phẩm có chức năng trị bệnh cho chó ngày càng được sự quan tâm của các chuyên gia, bác sĩ thú y và nhiều thức ăn có chức năng trị bệnh đã được thương mại hóa.

Nếu chú chó của bạn có bất kì loại bệnh nào hoặc mắc bệnh di truyền, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về liệu pháp dinh dưỡng để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh. Hãy xem xét xem những thành phần thức ăn thế nào sẽ có lợi cho tình trạng bệnh lí của cún nhà bạn. Sau đó, bạn tìm những sản phẩm có thành phần tương tự. Ví dụ, nếu cún bạn bị bệnh thận, thì bạn nên xem xét khẩu phần với một lượng chất đạm vừa đủ và ít photpho.

Bạn cũng nên tìm hiểu những loại thức ăn có thể giúp ích cho tình trạng các bệnh tật của cún. Các loại bệnh khác có thể chữa trị, hạn chế bằng thực phẩm trị bệnh bao gồm:
  1. Dị ứng hoặc không tiêu hóa được thức ăn: Một số giống chó đặc biệt dễ dị ứng với thực phẩm bao gồm: Cocker Spaniels, chó đốm, English Springer Spaniels, Labrador Retrievers, Lhasa Apsos, Miniature Schnauzers và nhiều giống chó khác. Nếu bạn nhận thấy thành phần nào đó trong thức ăn gây dị ứng cho chó thì hãy lựa chọn loại thức ăn không có thành phần đó.
  2. Ung thư: Với chế độ ăn uống ít chất bột đường và giàu chất béo là điều kiện tốt nhất để kìm hãm bệnh ung thư. Tế bào ung thư sử dụng chất bột đường để sinh sản và chúng rất khó sử dụng chất béo, vì vậy làm "chết đói" tế bào ung thư mà vẫn cung cấp một chế độ ăn giàu năng lượng cho cún.
  3. Rối loạn trao đổi chất: Một số giống chó dễ bị bệnh rối loạn trao đổi chất. Ví dụ giống chó West Highland White Terrier và Cocker Spaniel dễ bị tích tụ đồng trong gan, do vậy đối với những giống chó này cần một chế độ dinh dưỡng chứa một lượng đồng nhỏ nhất. Còn giống Malamutes và Siberian Huskies thì có thể khó tích lũy kẽm do vậy cần một chế độ giàu kẽm hoặc bổ sung kẽm.
Bạn hãy hỏi bác sĩ thú y của bạn về nhu cầu dinh dưỡng của giống chó của bạn và liên hệ với nhà sản xuất thức ăn để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cún.
  • Cân bằng calo: Điều đầu tiên bạn cần biết là lượng calo của thức ăn mà bạn chọn cho cún. Nếu thực phẩm cung cấp cho cún bạn quá giàu năng lượng hoặc cún quá mũm mĩm thì bạn nên giảm khẩu phần. Với trường hợp này bạn nên cho cún ăn nhiều chất xơ và ít chất béo (dầu, mỡ) nhưng vẫn phải đảm bảo lượng chất đạm (prôtêin).
Bạn nên căn cứ vào những tiêu chuẩn sau để chuẩn bị thức ăn phù hợp cho cún:
  1. Mức độ hoạt động: Nếu một chú chó hoạt động nhiều tất nhiên chú sẽ cần nhiều năng lượng hơn chú chó ít hoạt động.
  2. Sự phát triển: Những chú chó con, và chú chó đang lớn cần mức năng lượng cao hơn chó trưởng thành. Nên cần thực phẩm giàu prôtêin hơn nhưng không được quá nhiều và lượng chất béo vừa phải, vì nếu quá béo sẽ dễ bị vấn đề về xương khớp.
  3. Tuổi: Nói chung tuổi của cún càng cao thì nhu cầu năng lượng càng giảm đi vì chúng cần ít năng lượng hơn để duy trì trọng lượng cơ thể và mặt khác chúng ít hoạt động hơn.
  4. Điều kiện môi trường: Những chú chó sống ở điều kiện nhiệt độ lạnh cần nhiều năng lượng hơn những chú chó ở vùng ôn đới. Ngoài ra độ dày của lông, lượng mỡ tích trữ trên da và sự chăm sóc (được chống lạnh hiệu quả hay không) sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng của cún.
  5. Bệnh tật: Chó bị bệnh làm tăng nhu cầu năng lượng để sản sinh kháng thể và tái tạo lại tế bào, mô. Tuy nhiên nếu trường hợp chó bị mệt và ít vận động thì nhu cầu năng lượng thấp hơn.
  6. Sinh sản: Nhu cầu dinh dưỡng của cún mẹ mang thai nói chung không tăng nhiều cho đến ba tháng cuối trước khi sinh.
  7. Cho con bú: Cún mẹ cho con bú cần mức năng lượng gấp 8 lần những chó mẹ cùng độ tuổi.
  8. Thiến: Người ta thường nghĩ rằng những chú cún thiến thường có nhu cầu năng lượng giảm sút. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào kết luận rằng chó thiến sẽ yêu cầu lượng calo ít hơn, chỉ đơn giản là lượng hoocmôn sản sinh ít hơn. Những chú cún này tăng cân do mức độ hoạt động giảm.
  9. Các yếu tố cá nhân khác: Những yếu tố như tính khí của cún (điềm tĩnh hay dễ xúc động), bộ lông dày hay thưa, lớp mỡ dưới da dày hay mỏng... đều ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng của cún.

Yếu tố con người

Bạn nên hiểu rằng, chất lượng thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của cún nên bạn hãy làm điều tốt nhất có thể.



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y