Thắc Mắc Cơ Bản Về Sự Sinh Sản Của Bò Sữa? | Vetshop VN


Thắc Mắc Cơ Bản Về Sự Sinh Sản Của Bò Sữa?

Post by: | date: 23.5.13 Bình luận cho bài viết! | Print
Sinh sản trên bò sữa. Ảnh minh họa.
Sinh sản trên bò sữa. Ảnh minh họa.
Trong quá trình hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, Chúng tôi thường hay bắt gặp các câu hỏi của bà con chăn nuôi bò sữa như sau:

Thông thường mấy tháng tuổi bò tơ động dục?

Bò cái sữa tơ có con một năm tuổi đã bắt đầu động dục nhưng có con mãi đến mười lăm, mười sáu tháng tuổi hoặc trễ hơn mới có hiện tượng động dục. Việc động dục sớm hay trễ không tùy thuộc vào từng giống bò mà tùy vào sức khỏe của con bò cái đó.
Những bò nào có sức khỏe tốt, quãng đời tuổi thơ không bị tật bệnh, lại được chủ nuôi cho ăn uống đầy đủ, chăm sóc chu đáo thì tuổi động dục đến sớm. Ngược lại, những bò ốm yếu, còi cọc lúc nhỏ phải mất sức một thời gian dài thì lớn lên động dục trễ.

Thế nhưng, với những con động dục sớm, do ngại các cơ quan của bộ phận sinh sản của chúng chưa phát triển đúng mức nên ít người cho chúng phối giống (hoặc gieo tinh) ngay, mà phải chờ cho chúng đến mười sáu tháng tuổi hoặc hay mười tám tháng tuổi. Như vậy là cố tình bỏ qua mấy chu kỳ động dục liên tiếp. Mỗi chu kỳ động dục của bò thường là 21 ngày, nhưng có khi trồi sụt một đôi ngày.

Hiện tượng bò động dục ra sao?

Khi bò cái động dục, có nhiều hiện tượng sảy ra khiến cho chủ nuôi dễ dàng đoán biết được:
  • Khi bò chồm lên lưng bò khác như các bò đực “hót” bò cái là biết con cái đó sắp đến ngày động dục. Thời gian này cho đến ngày phối giống (hoặc giao tinh) khoảng một vài tuần. Với bò nuôi thả thì điều này rất dễ nhận, vì ngày nào chúng cũng được “hót” bốn, năm lần, cho đến khi con kia chạy vụt mới thôi. Còn nếu nuôi cầm cột trong chuồng, bò có hiện tượng động dục thường quay sang con bê bên cạnh hít ngửi như cách ve vãn, và thỉnh thoảng cũng có ý định chồm lên lưng… Lúc này, nếu quan sát âm hộ bò, chưa chắc đã hiện điều thay đổi gì rõ rệt.
  • Đến ngày cận kề lên giống, bò đứng trong chuồng mà mặt cứ nhớn nhác nhìn ra phía cổng, ít màng đến việc ăn uống, và thỉnh thoảng giống lên như nhớ bầy đàn. Quan sát vùng âm hộ ta thấy âm hộ sưng to, màu hơi hồng và nhầy nhụa nước nhờn
  • Đúng ngày cho phối giống được thì cử chỉ của bò cái càng nhớn nhác hơn, thậm chí còn muốn dậm chân bứt dây mũi chạy ra khỏi chuồng. Âm hộ nở to gấp đôi bình thường, đái lắt nhất, nước nhờn ở âm hộ đặc sáng lại và chảy thành sợi dài lòng thòng phía sau đuôi. Đây là lúc cho phối giống hoặc gieo tinh. Giai đoạn này chỉ kéo dài từ 10 giờ đến 24 giờ, tùy con. Có con chỉ cho phối giống trong ngày, chờ qua ngày hôm sau đã trễ. Nhưng cũng có con hiện tượng đòi đực còn kéo dài đến ngày hôm sau, và phối vẫn “đậu”.
Hết thời gian động dục, dù có phối hay không, bò vẫn trở lại trạng thái bình thường.
Nếu phối giống mà đậu thai thì đến chu kỳ tiếp theo (21 ngày sau) bò sẽ không có hiện tượng động đực trở lại. Ngược lại, nếu phối giống không đậu thì cứ đến chu kỳ động dục là bò lại …. dở chứng như vừa kể.

Với bò đang vắt sữa mà lên giống, chúng cũng có những hiện tượng như trên. Ngoài ra, bò cũng sụt sữa liên tiếp đôi ba ngày trước khi phối giống.

Nên cho phối giống trực tiếp hay gieo tinh?

Mấy chục năm trước đây, khi chưa thực hiện được việc gieo tinh nhân tạo cho bò, nhiều người mới nuôi bò đực giống để cho phối giống thuê. Cho bò phối trực tiếp không tốt bằng gieo tinh, vì nguồn tinh “phong phú” hơn, gồm nhiều loại bò sữa cao sản của nhiều nước, ta tha hồ lựa chọn để tạo được con bê vừa ý sau này. Cho bò phối trực tiếp, ta phải dẫn bò cái đến nơi có bò đực rất phiền hà, trong khi gieo tinh thì thuận lợi nhiều mặt: chỉ cần đến báo trước cho các trạm Thú y gần nhà, là các dẫn Tinh Viên sẽ đến giúp mình mọi việc. Trừ trường hợp những bò cái có hiện tượng động dục ngầm, không hề có những hiện tượng biểu hiện ra ngoài như đồng loại của nó, kể cả âm hộ cũng không thầy sưng, thì chỉ có cách cho nó sống gần với bò đực thì may ra mới phối gióng được. Vì bò đực có cá biệt tài đánh hơi lạ ở con cái, người ta gọi là “gió mã ngưu” nên nó mới phối giống đúng lúc con bò cái đòi hỏi.

Sau khi phối giống (hoặc gieo tinh) bò nếu thụ thai sẽ có hiện tượng gì báo cho ta biết?

Vài ngày sau khi phối giống, nếu thấy bò ăn uống nhiều hơn trước, thường xuyên nằm nghỉ và ngủ; bò đang cho sữa mà ăn nhiều hơn nhưng sữa lại không tăng mà còn có chiều hướng sụt giảm … đó là những hiện tượng báo cho ta biết bò đã thụ thai. Nhưng, điều này không đúng cả 100%, vì cũng có nhiều con không thụ thai nhưng nằm nghỉ ngơi nhiều là do mệt mỏi sau những ngày thiếu ăn thiếu ngủ vì động dục hành hạ! Tốt nhất là sau khi phối giống xong, ta nên chịu khó theo dõi chu kỳ kế tiếp xem sao. Nếu 21 ngày mà bò không có hiện tượng động dục trở lại là điều mừng, còn ngược lại, phải canh đúng ngày để cho phối tiếp.

Có bò cái nào phối giống nhiều lần mà không đậu thai?

Trường hợp này ít thấy, nhưng không phải là không sảy ra. Nguyên nhân thì có rất nhiều. Chẳng hạn:
  • Đa số trường hợp là do tính toán sai lệch nên phối giống (cấy tinh) không trùng thời điểm, sớm quá hoặc trễ quá
  • Một ít trường hợp gieo tinh trùng đúng lúc nhưng chất lượng tinh yếu, hoặc tinh tốt nhưng do Dẫn Tinh Viên thao tác không đúng kỹ thuật nên bò mới không thụ thai.
  • Cũng gặp trường hợp động dục mà không rụng trứng.
  • Có nhiều bò cái sau ba bốn lần gieo tinh không đậu thì nân luôn. Có con trong trường hợp này cho bò đực phối trực tiếp lại đậu thia.

Do đâu bò cái bị vô sinh?

Bò cái vô sinh là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do ở bò, và nguyên nhân do việc nuôi dưỡng không chu đáo. Do ở bò thì có nhiều nguyên nhân như rối loạn nội tiết như bò động dục nhưng trứng không rụng, hoặc do bò bị bệnh đường sinh sản. Còn do ở chủ nuôi là cung cấp khẩu phần ăn của bò thiếu Vitamin A trầm trọng. Ai cũng biết Vitamin ảnh hưởng đến sự sinh sản của bò sữa rất lớn, từ giai đoạn tạo trứng đến việc phát triển của bào thai. Thiếu Vitamin A, bò cái sẽ động dục trễ, mà dù có đậu thai thì thai đó cũng bị sẩy. Gặp con bò như vậy chỉ nên vỗ béo bán thịt.

Cách nuôi dưỡng bò chửa lứa so?

Sau 21 ngày tính từ ngày gieo tinh (hay phối giống) bò không có hiện tượng động dục trở lại thì có thể yên tâm là bò đó đã cấn chửa. Thế nhưng, cũng nên quan sát thêm đến sức ăn của bò xem có ngon miện, ăn nhiều hơn trước không … Thường thì bò mới cấn chửa ăn rất mạnh, ăn như người vừa khỏi bệnh “ăn trả bữa” cho mau lại sức vậy.

Do bụng bò chửa lứa so chưa có nây nên một hai tháng đầu bụng chưa to nên nhìn bụng khó đoán biết được. Điều này phải chờ đến tháng thứ ba trở đi, ta mới thấy vùng bụng dưới phía trái của bò hơi to ra, đồng thời bầu vú cũng bắt đầu nẩy nở, trong khi đó thân mình bò mập mạp và da lông óng ả mướt mát tươi tắn dễ coi.

Với bò chửa lứa so, hằng ngày, cần cho thức ăn xanh no đủ, nhất là cỏ tươi. Nếu bò đã mập sẵn thì qua tháng chửa thứ năm trở đi, mỗi ngày nên cho uống nước cắm hỗn hợp (từ 1kg đến 2kg) cho đến ngày sanh.

Điều cần thiết là nên cho bò vận động ngoài trời, đồng thời tắm nắng sáng thường xuyên để cơ thể hấp thu được Vitamin D qua ánh nắng mặt trời. Kinh nghiệm cho thấy, suốt thời gian mang thai bò mẹ cứ bị cầm cột mãi một chỗ trong chuồng thì sau này nó thường bị đẻ khó, chân cẳng không liệt cũng tê, khó đi đứng.

Việc chăm sóc cho bò chửa lứa so, ngoài việc tắm chải cho lông da sạch sẽ, ta còn phải thường xuyên xoa nắn bầu vú của bò với động tác nhẹ nhàng êm ái. . Nên xoa từ trên xuống dưới rồi lại từ dưới lên trên trên, làm nhiều lần như vậy để bầu vú được mềm mại, đồng thời nhờ đó mà kích thích các tuyến vú hoạt động. Ngay các núm vú cũng nên vuốt như cách vắt sữa. Sự cọ sát này sẽ giúp bò bỏ đi tính mẫn cảm, không còn cảm thấy nhột nhạt mà … nín sữa sau này.

Những lần đụng chạm bầu vú, nhiều bò không chịu đứng yên mà xê dịch qua lại tránh né, có con còn quay đầu lại cụng hoặc đưa chân sau lên đá. Để bò đứng yên, trước khi đưa bàn tay sờ vào bầu vú của nó, ta nên vuốt nhẹ dọc trên sống lưng nó vài lần, sau đó xoa nhẹ nhàng xuống hông, xuống bụng rồi mới … dừng lại ở bầu vú…

Bò chửa lứa so, nếu không sẵn chuồng để nhốt riêng, cũng nên nuôi chúng trong một khu riêng để khỏi bị bò khác cụng báng, và cũng tiện cho việc chăm sóc.

Cấu tạo bầu vú của bò ra sao?

Sống với nghề nuôi bò sữa, có lẽ, chúng ta cũng nên biết sơ qua về cấu tạo của bầu vú của bò ra sao để có phương cách chăm sóc và bảo vệ cho đúng cách.

Như quí vị đã biết, bò có sữa nhiều hay ít không do kích cỡ bầu sữa to nhỏ, mà do đó là vú da hay vú thịt. Vú da thường nhỏ, mềm mại, nhưng cho lượng sữa nhiều. Ngược lại, lúc nào cũng căng cứng nhưng lại cho sữa ít. Vì vậy lên chọn bò vú da mà nuôi.

Bầu vú của bò gồm vô số tế báo chằng chịt. Trong bầu vú, có lớp vỏ thớ có tính đàn hồi làm vắt ngăn từng bầu vú một khiến các tuyến sữa không thông thương với nhau được với nhau. Mỗi bầu vú đều có tuyến vú. Mỗi tuyến vú có nhiều tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy lại có nhiều túi tuyến. Túy tuyến có chức năng tiết ra sữa, dồn sữa vào ống tiết. Cuối cùng các ống sữa lại dồn sữa xuống xoang sữa và thế là bầu sữa căng tròn ra.

Nên chăm sóc bầu vú của bò cẩn thận, tránh để trầy xước và thường xuyên rửa ráy cho sạch sẽ, nhất là các đầu núm, vì vi khuẩn thường xâm nhập theo lối này.

Thời gian mang thai của bò là bao nhiêu ngày?

Thời gian mang thai của bò là 280 ngày, nhưng có trường hợp trồi sụt một đôi ngày. Nếu bò sanh sớm hơn độ mười ngày hoặc sanh sớm hơn nữa là sanh non. Bò để non khoảng mười ngày vẫn nuôi được, nhưng nếu để sớm hơn một tháng thì rất khó nuôi. Ngược lại, nếu bò đẻ chế độ một tuần đến mười ngày, ta nên nhờ bác sữa thú y can thiệp giúp. Điều cần là phải tính gieo tinh cuối cùng vào sổ, để từ dó mới tính ra ngày đẻ của bò.

Khoảng vài ngày trước khi đẻ, ở bò có hiện tượng gì báo trước cho ta biết không?Còn vài ngày trước ngày đẻ, bụng bò căng to ra, và dáng đi của nó trông nặng nề và chậm chạp. Bò thích nằm hơn là đi, đứng. Sức ăn của bò kém hơn những ngày trước. Còn bầu vú chưa có hiện tượng xuống sữa nhưng đã căng to ra, và nếu nắm vú để vắt thăm dò, ta sẽ thấy những giọt nước trắng nhờ nhờ giống như thứ sữa pha thật loãng chảy ra. Đó là sữa non. Nếu trước đó vài ba ngày, chúng ta có vắt cũng chỉ thấy một thứ nước trong như nước lã mà thôi.

Những hiện tượng gì báo cho ta biết bò sắp đẻ đến nơi?

Hiện tượng dễ thấy nhất ở bò sắp đẻ là nhiên bò có dáng bồn chồn đến nỗi khi đứng nằm không yên. Mới nằm xuống bao nhiêu lâu dã vội đứng lên, và mỗi lần đứng lên nó đều tiêu tiểu lắt nhát, do bi cai thai trong bụng thúc đạp. Nếu nhìn phía sau, ta thấy cuội đuôi bò bi lệch qua một bên, còn hai bên gốc đuôi lõm sâu xuống. Âm hộ của bò nở to nhưng mềm mại, bên trong tiết ra rất nhiều dịch nhờn không còn đặc quánh vài hôm trước. Quan sát bầu vú của bò, ta thấy căng tròn ra, các núm vú tiết ra chất sữa trắng đục.

Trong giai đoạn đau đẽ này, bò trở lên hung dữ khi thấy có nhiều người đến gần, nhất là trẻ con. Bình thường, bò không ghét chó mèo, nhưng đến giờ đau bụng đẻ nó lại vô cùng ghét chó mèo, y như sợ chó đến trực ăn con của nó vậy. Hễ thấy chó lảng vảng từ xa, bò đã ngầu mắt ngước nhìn, mũi khít khịt, và chỉa sừng rợm đuổi. Thẩm chí nghe tiếng chó hàng xóm sủa bò cũng lo cảnh giác

Khi biết bò sắp đẻ ta cần làm việc gì?

Biết bò sắp đẻ, ta phải làm gấp những việc sau đây:
  • Quét dọn sạch sẽ một khu vực trống trải trong chuồng để làm nơi bò đẻ.
  • Nếu chuồng chật chội không tiện làm nơi bò đẻ thì trước đó phải chuẩn bị một mảnh đất trống cao ráo sạch sẽ gần cạnh chuồng bò để làm nơi bò đẻ. Diều cần là nơi đó phải có bóng cây che mát (mùa nắng), hoặc phải làm tạm mái che nếu bò đẻ trong mùa mưa. Đúng ra nếu bò đẻ được trong chuồng thì tốt hơn, vì khỏi lo chuyện sương gió, mưa nắng.
  • Cột bò bằng một đoạn dây mũi thật chắc, dài chừng 2m đủ cho bò xoay trở qua lại, để ngăn ngừa bò quá ham con “ham con” mà rượt đuổi người và vật chung quanh, rất nguy hiểm.
  • Giải tán hết người không phận s75, dù đó là người trong gia đình, và đánh đuổi chó mèo tản ra nơi khác.
  • Có thể trải ngay khu vực bò để vài ôm rôm khô và sạch để bò mẹ, bò con nằm cho êm.
  • Chỉ có người cho bò ăn hàng ngày hoặc người chăm nom tắm rửa bò, mới có nhiệm vụ “làm bà mụ” mới được đến gần bò mẹ mà thôi, nhưng cũng phải cảnh giác cao độ …
  • Người làm nhiệm vụ đỡ đẻ phải ăn mặc sạch sẽ, và rửa tay bằng xà bông.
  • Phòng hờ dao, kéo để cắt rún. Bông gòn, thuốc đỏ để bôi vào rún. Một số rẻ sạch để dùng “móc miếng” bê con và lau khô mình cho bê …

Cách đẻ của bò như thế nào?

Bò có hai thế đẻ con: đứng hay nằm. Nếu đẻ đứng, hai chân sau của bò rang rộng ra rồi rặn thúc năm bảy hơi đã tống được bê con ra khỏi cửa mình. Còn đẻ nằm, thì bò mẹ nắm nghiêng, trân mình lên rặn từng hồi và con bắt đầu nó dần ra. Nếu đẻ thuận, trong hai cách đẻ trên, thế đúng bê con ra nhanh hơn là thế nằm.

Với bò đẻ lứa so, thời gian chuyển bụng còn lâu hơn bò rạ, và sự đau đón cũng hơn nhiều. Vì vậy, khi đỡ đẻ cho bò lưỡi so, người nào cũng có chút âu no hơn là khi đỡ dẻ cho bò lứa rạ.

Thế nào gọi là bò đẻ thuận?

Đẻ thuận là cái thai trong bụng bò mẹ nằm thế ngược chiều, nên chỉ cần bò mẹ rặn mạnh vài hơi là đã đủ sức “ tống” bê con ra ngoài. Được cái may là đ số bò để thuận, nên đã dẻ nhanh, đẻ dễ dàng mà lại được “ mẹ tròn con vuông”, ít khi gặp nguy hiểm.

Đẻ thuận có hai tình huống sau đây:
  1. Cái thai nằm theo thế hai chân trước ló ra tước, tiết theo là đùi bê áp sát vô hai đùi chân trước. Khi bò mẹ rặn, hai chân trước và đầu bê lọt ra ngoài một cách dễ dàng (trừ trường hợp nước ối đã vở trước hoặc cái thai quá to). Thế là “đầu đuôi lọt”, cả mình bê sẽ trôi tuột ra theo. Trong trường hợp bọc nước ối đã vở trước khiến cái thai không còn độ trơn để tuột ra, hoặc cái thai quá lớn, thì ta cứ theo đà rặn của bò mẹ mà nương tay phụ nôi bê dần ra ngoài. Chỉ cần khúc vai lọt qua được cửa mình thì phần còn lại của thân bê không đáng no nữa. Nếu nước ối vỡ đã khá lâu khiến cái hai không còn độ trơn thì ta nên bôi một ít dầu ăn vào hai bàn tay, rồi cho bàn tay lách sâu vào cửa mình của bò để bôi trơn phần vai, như vậy sẽ theo đà rặn mà tụt ra.
  2. Hai chân sau cũng ló ra trước, đuôi cũng xuôi theo chân mà ra. Đẻ theo cắt này cái thai ra nhanh hơn cách đã trình bày, vì phần mông sau của bê nhỏ mà gọn hơn hơn phần vai trước của nó, nhất là khi bọc nước ối chưa vỡ. Trong trường hợp bọc nước ối thì cũng như cách vừa kể, ta bôi dầu ăn cho trơn tay rồi nắm hai chân sau của bê lôi dần ra, nương theo đà rặn của bò mẹ.
Đẻ thuận của bò là cách đẻ bình thường. Trong cách đẻ thuận thứ nhất, khi thấy dôi chân trước và mõm bê ló ra khỏi của mình là ta đã mừng. Vì theo cách đẻ thứ hai, nếu thấy hai chân sau cùng ló ra với cái đuôi xuôi theo, ta cũng yên tâm, vì như vậy cái thai sẽ dễ dàng không còn gì trắc trở nữa.

Cũng xin được lưu ý quí vị, con bò mẹ đẻ, dù ở trong thế đứng đẻ, nhung khi rặn mãi mà cái thai vẫn chưa ra, thì cuối cùng bò mẹ cũng tự chọn cách để nằm, bởi lẽ nó đã thấm mệt ! Và trong trường hợp, dù bò mẹ không nằm cũng ép nó nắm xuống, bằng cách lợi dụng sự thỉnh thoảng bò mẹ nằm xuống chốc lát, ta không cho nó đứng lên nữa … Có như vậy mọi thao tác đỡ đẻ của ta mới dễ dàng hơn.

Thế nào gọi là đẻ ngược?

Đẻ ngược là trái với đẻ thuận, cúng trái với cách đẻ bình thường, nên khó khăn, nguy hiểm hơn cho cả mẹ lẫn bê. Trong trường hợp này, người đỡ d0ẻ cho bò phải là người cò nhiều kinh nghiệm, cần phải bình tĩnh, nhạy bèn tìm hiểu và phát hiện “gút mắc trục trặc” nằm ở khâu nào để cứu nguy. Nếu không có thể, nguy hiểm không những mạng sống của bê không thôi, mà bò mẹ cũng có thể tử vong nữa !Bò đẻ cũng thường gặp hai tình huống phổ biến sau đây:
a) Hai chân trước nó ra, nhưng mõm không ép sát vào chân đẻ “chui ra”, mà cả cái đầu to tướng của bê cũng ngửa ra sau khiến cái thai không thể lọt qua cửa mình bò mẹ được. Giải quyết trường hợp khó khăn này bằng cách: ta dùng một tay dữ chặt lấy hai chân bê không cho nó thụt vào, còn tay kia nhè nhẹ luồn sau vào cửa mình bò để sửa dầu bê nằm theo chiều thuận, sau đó cứ theo đà rặn mà lôi bê con ra ngoài.

Cũng có khi cái thai chỉ lòi ra một chân trước, còn chân kia lại quặp vào phía bụng. Quặp trường hợp này, ta dùng một tay dữ chặt cái chân vừa ló ra, còn tay kia lại chuồn vào trong sửa cái chân còn lại nằm theo thế thuận, rồi mới “tiếp” dần ra ngoài.

b) Đuôi ló ra trước mà không thấy chân bò ló ra. Đây là cách đẻ ngược nguy hiểm, vì vậy thì phần mông của bê làm sao chui lọt qua cửa mình?

Để cứu nguy trong trường hợp này, ta phải chờ cho bò mẹ nằm xuống, ta cũng nằm xuống mới có cái thế “tháo gỡ”, bằng cách thọc hết cánh tay vào sâu bên xong để đẩy phần mông bê vào sâu. Sau đó sửa lại hai chân sau và cả cái đuôi xuôi ra cửa mình mà lôi ra ngoài, theo đà rặn của bò mẹ.

Có trường hợp đẻ ngược, một chân bê và cái đuôi ra trước, còn chân kia lại “đá” ra phía trước bụng. Cách sử lý cũng như trên: cũng chờ cho bò mẹ nằm xuống, người đỡ đẻ cũng nắm xuống theo, một tay dữ chặt chân bê, tay kia thọc sâu vào trong tìm cái chân cuốn lại theo chiều thuận mới đem bê ra ngoài được

Tại sao cái thai nằm thế ngược?

Bình thường thai bò nằm trong thế thuận, đẻ dẽ, nhưng cũng có nhiều lý do thai lại nằm theo thế ngược, khiến bò đẻ khó. Thai nằm ngược có khi thai mới tượng hình, mà cũng có khi bò mẹ chỉ vài tháng nữa là sinh con, thậm chí có trường họp gần ngày đẻ mới xảy ra. Vậy nguyên nhân do đâu?
  • Do bị bò khác húc vào bụng, hay khi thả ra ngoài bò mẹ cụng báng nhau với bò khác.
  • Khi thai còn nhỏ, bò mẹ thỉnh thoảng cũng ưa “rửng mở”cứ nhảy cỡn lên, hoặc cong đuôi chạy lòng vòng …
  • Do bị trượt té …
Vì vậy trong suốt thời gian tháng mười ngày bò có chửa, ta nên nuôi dưỡng bò và săn sóc bò cho thật cẩn thận. Nên nuôi bò chửa ở một khu vực riêng và có chế độ chăm sóc riêng.

Tại sao có trường hợp thai nằm thế thuận mà bò vẫn khó đẻ?

Điều này ít khi gặp, nhưng nó có những nguyên nhân xa gần của nó như:
  • Do cái thai quá to: trong thời gian mang thai, bò mẹ được bồi bổ quá nhiều, thặng thư chất dinh dưỡng nên mang thai lớn. Cũng có trường hợp do tinh của bò cha thuộc giống quá lớn con, nên cái thai con của nó cũng quá lớn.
  • Do xương chậu bò mẹ hẹp: đây là do bẩm sinh.
  • Do bò mẹ rặn yếu: có thể tử cung co bóp yếu, mà cũng có thể trong suốt thời gian mang thai bò mẹ thiếu ăn, gầy ốm nên thiếu sức để rặn. Bò mẹ ít được vận động hoặc đang bị một chứng bênh nào đó nên thiếu sức khỏe …

Trường hợp nào phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ Thú y?

Khi phát bò đẻ khó, thai nằm thế ngược, thai quá lớn, hoặc thai đã chết, phải nhờ bác sĩ thú y can thiệp cho. Việc này không nên để chậm trễ, như vậy mới có nhiều hy vọng cứu sống được cả bò mẹ lẫn bò con.
Chủ nuôi lên liên hệ trước với bác sĩ thú y sĩ để khi cần kịp đến báo cho họ tiện hơn

Cách chăm sóc bê sơ sinh vừa lọt lòng mẹ?

Bê vừa lọt khỏi lòng mẹ, nhiều con còn nằm trong bọc nước ối, ta nên nhanh tay xé rách bọc ra để nước ối trào hết ra ngoài, sau đó dời bê sang một nơi khô ráo và sạch sẽ gần đó, dùng giẻ sạch mềm mại lau chùi hết nhớt bên trong miệng của bê, đồng thời cũng lau mũi cho khô nước giúp bê hít thỏ đễ dàng hơn. Việc kế tiếp là lau khô khắp mình bê, rồi cho nằm chỗ ấm áp như lót rơm khô hay bao bố cho nằm bê mới sinh ra chưa đủ sức tự đứng lên được, con nào khỏe lắm cũng phải cho nửa giờ sau. Lần đầu mới đứng lên, hai chân sau của bê rang rộng ra để giữ thế thăng bằng, nhưng lắm con cũng thường bị chúi nhủi ra phía trước. Khoảng vài giờ sau khi ra đời, bê đã đủ sức bước tới bước lui.

Chăm sóc bê bị đẻ khó?

Nếu mẹ đẻ khó thì bê phải mất một thời gian khá lâu mới lọt lòng bò mẹ được. Đã thế, do cái thế nằm của thai không thuận, nên phải chịu sự… uốn nắn của người đỡ đẻ, nên nhiều khi cũng gây cho bê sự đau đớn, nếu không muốn nói là có thể còn bị chút ít thương tật. Chẳng hạn chỉ cái việc nắn chân bê để giữ chặt lại không để tụt chở vào bên trong cửa mình bò mẹ, nếu người đỡ đẻ cho bò thiếu kinh nghiệm, không biết cách nắm giữ, hoặc nắm quá chặt tay, cũng làm cho khớp chân bị giãn ra, hoặc xương chân bị vặn vẹo hoặc gẫy…

Đa số bê bị đẻ khó, khi lọt lòng mẹ đã bị ngạt thở, do nó bị ngợp từ bên trong. Bê bị ngạt thì môi tím tái, nằm xụi lơ như đã chết rồi. Việc cần làm ngay là giúp bê nhanh chóng tỉnh lại, nhanh chóng thở lại được. Việc này có nhiều cách:
  • Hô hấp nhân tạo: dùng khăn hay rẻ sạch để lau sạch nước ối trong mồm và mũi, rồi thổi từng hơi mạnh vào mũi, hoặc vào miệng (sau khi đẩy lưỡi thụt sâu vào phía trong) để kích thích bê thở. Cứ thổi liên tiếp độ vài ba phút, nhiều người thay phiên nhau thổi, hy vọng sẽ giúp bê hồi sinh.
  • Cũng là cách hô hấp nhân tạo: Đạt bê nằm sấp theo chiều thai thuận: hai chân trước duỗi ra phía trước, đầu cũng đặt nằm xuôi theo hai chân trước. Ta dùng hai bàn tay xoa bóp nhẹ lên xuống nhiều lần hai bên bẹn sườn của bê để giúp các cơ quan nội tạng, nhất là tim phổi hoạt động trở lại. Thay vì dùng tay có thể dùng khăn khô sạch chà sát hai bên bẹn sườn giúp thân bê nóng lên…
  • Dùng vài ba sợi lông đuôi bò mẹ để dáy sâu vào mũi bê, hy vọng bê sẽ có cảm giác nhột nhạt mà tỉnh lại.
  • Khi bê tỉnh nên cho nó nằm nơi yên tỉnh, thông thoáng nhưng kín gió. Phải giữ cho thân mình bê được ấm áp, như vậy mới mau hồi sức. Những bê này rất khó nuôi trong thời gian mấy tháng đầu, vì dễ bị bệnh.

Nên nuôi bê theo phương pháp nào?

Việc này cần phải tính trước khi bò đẻ: Một là nuôi theo lối cách ly hẳn, hai là nuôi bê theo gần mẹ. Và khi đã có quyết định rất khoát về cách nuôi thì phải thực hiện ngay sau khi bò con vừa lọt lòng mẹ.

a) Nuôi cách ly hẳn: 

Bê vừa lọt lòng mẹ là phải dời bê đến một nơi khác, cách ly hẳn tầm nhìn của mẹ, đến nỗi không cho bò mẹ có đủ thì giờ để ngửi hơi hám của bê và liếm láp cho khô thân bê.

Bê được móc miếng, lau khô thân mình, rồi cho ở nơi ấm áp (cũi nuôi) để sống lẻ mẹ luôn cho đến ngày khôn lớn.

Mấy ngày đầu bê vẫn được bú đầy đủ sữa đầu được vắt ra từ bò mẹ để cho bú bình. Mỗi ngày bê bú sữa đầu bốn năm lần và bú đến no (từ 1kg đến 2kg, tùy con). Sau khi sữa đầu chấm dứt thì tới bữa được bú bình với sữa thường của bò mẹ (hoặc thêm thước ăn bổ dưỡng được chủ nuôi chế biến bằng sữa bột và bột ngũ cốc). Dần dần lượng sữa được bú bình bị bớt lại khi bê đã bắt đầu tập ăn cỏ và thức ăn tinh.

Về phía bò mẹ, coi như nó không biết mình còn có con, nên nó cứ sinh sống bình thường: hết ăn rồi nằm tới cứ vắt sữa cứ mặc cho người nhồi, vắt cho đến cạn kiệt không còn một giọt nào.

Đây là cách nuôi được áp dụng phổ biến rộng rãi hiện nay.

b) Nuôi cho gần mẹ: 

Đây là cách nuôi của mấy chục năm trở về trước, ngày nay ít nơi áp dụng. Khi bê lọt lòng mẹ, chủ nuôi lau khi móc miếng và lau sơ trên thân bò con, thì cho mẹ con bò chung sống với nhau trong suốt thời gian còn sữa đầu, tức khỏang ba bốn ngày đầu. Đẻ xong, bò mẹ liền quay lại liếm láp bò con để tỏ tình âu yếm. Nhờ vào sự tiếp xúc này mà bò mẹ quen hơi bò con, dù thả chung lộn mẹ con nhà bò cũng dễ nhận ra nhau.

Sau khi kỳ sữa đầu chấm dứt, chủ nuôi từ đó nuôi bò con với cách riêng: Bò con được cách ly nuôi riêng, có thể chung với các bò con khác, có thể mẹ con lúc nào cũng trông thấy nhau. Chỉ những giờ vắt sữa mới dẫn bò con đến với bò mẹ để làm nhiệm vụ thúc vú cho sữa xuống. Cứ nuôi như vậy cho đến ngày nào bò mẹ cạn sữa mới thôi.

Lợi và hại của hai cách nuôi bê như vừa nói?

Trong hai cách nuôi này, cách nào cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Với chủ nuôi thấy nuôi cách nào mà lợi nhiều hơn hại thì nên chọn nuôi. Và điều này vũng tùy điều kiện thực tế và ý thích riêng của mỗi người ra sao nữa.

a) Cái lợi và hại của việc nuôi bê bằng phương pháp cắt ly hẳn với bò mẹ ngay từ phút đầu là:

  1. Lợi là tới giờ ta không phải tốn nhiêu thì giờ, và tốn công sức trong việc dẫn từ con bê đến gàn mẹ nó để thúc vú cho mẹ uống sữa. Việc này nếu chỉ nuôi năm ba con thì không thấy sự bất tiện, nhưng nếu phải vắt sữa hàng chục con trong một giờ nhất định thì quả là lắm phiền phức, lại tốn nhiều thì giờ.
  2. Lợi là kiểm soát được đúng mức năng xuất trong ngày của bò mẹ, và biết chính xác lượng sữa cần thiết cho bò con mỗi bửa là bao nhiêu (trong khi cho bú vét bê đói no ra sao mình khó biết).
  3. Lợi là tránh nổ nả trong việc nuôi bê đực: bò đực sữa dù nuôi đến lớn cũng chỉ đem bán thịt mà thôi. Nuôi như vậy không được bao nhiêu tiền mà phải tốn cả trăm lít sữa cùng cỏ suốt ba tháng tuổi. Do lẽ đó nên bê đực chưa được bao nhiêu ngày tuổi, chủ nuôi đã tìm mối bán luôn.
  4. Lợi là bê có bị chết nửa chừng trong giai đoạn bò mẹ đang cho sữa, năng xuất sữa cũng không bị sụt vì bò mẹ không hề bị sốc vì mất con.
  5. Nuôi theo phương pháp này, mặt hại tương đối ít:
  6. Hại là tốn nhiều công lao và thì gì mỗi bữa cho bê bú bình. Lớn lên còn tốn công cho bê ăn riêng
  7. Hại là khi gặp bò mẹ quá ham con, trong khi bê đực đã bán thịt rồi, thì chu kì sữa đó có thể bị mất trắng. Bò mẹ nhớ con hàng ngày không màng đến ăn uống, mà chỉ rống lên từng hồi vì nhớ con.
  8. Hại là tốn công thúc vú nhiều lần trong một cử vắt cho bò xuống sữa.

b) Cái lợi của phương phát nuôi bê bằng cách cho ở cận kề mẹ nó là.

  1. Lợi là tới cử vắt sữa mà có bò con thúc vú và đúng cạnh bên, phản sạ xuống sữa vừa nhanh vừa tốt.
  2. Lợi là bê bú vét trực tiếp khỏi mất công cho bú bình.
  3. Lợi là bê đứng ăn uống chung máng với bò mẹ trước hay sau cử vắt sữa, sau đó ta chỉ đẫn bê về chuồng riêng mà nhốt khỏi tôn công cho ăn riêng như cách nuôi cách ly.
  4. Lợi là bê đúng cạnh bò mẹ giúp bò mẹ dai sữa.
  5. Lợi là do bê bú vét, cử nào sữa trong bầu vú bò mẹ cũng cạn kiệt lên bò mẹ không bị viêm vú do sốt sữa …
Thế nhưng, nuôi theo phương pháp này lại có nhiều mặt hại:
  • Hại là trong giai đoạn còn cho sữa mà bê lỡ bị chết thì bò mẹ vì nhớ con mà ngưng hẳn sữa, gây thiệt hại nặng.
  • Hại là bê dù biết nuôi tiếp sẽ lỗ nhiều: tốn sữa, tốn cỏ lại tốn công nuôi, nhưng vẫn phải nuôi cho đến ngày bò mẹ cạn sữa mới thôi (vì nhớ bê, thúc vú bò mẹ mới chịu xuống sữa, do bò có thói quen đó rồi).
  • Hại là không tài nào kiểm soát được bê con mỗi cử bú vắt được bao nhiêu sữa để biết nó đói no như thế nào. Với bê đực bú đói no ra sao có thể cho là không quan trọng, nhưng với bê cái có giá trị cao, việc ăn uống đói no của nó ra sao là diều chủ nuôi nào cũng phải quan tâm đến.
  • Hại là nếu nhốt bê không kĩ (hoặc cột dây không chặt) bê sút ra chạy đến gần mẹ, coi như cử sữa sắp vắt mất hết không còn một giọt nào !

Chăm sóc bò mẹ sau khi vừa sinh con?

Bò mẹ đẻ bình thường thì còn khỏe, nó liền đến gần bê để liếm láp bộ lông, sau đó mới nằm nghỉ. Ngược lại, bò đẻ khó, nhiều con không đủ sức màng đến con nó, trông mỏi mệt, đau đớn thật tội nghiệp ! Bò đẻ xong, con nào cũng khát nước, vậy nên quạy sắn nước cám cho bò uống đến đã khát. Uống nước xong, nếu bò ăn được cứ bỏ vào máng cho bò ăn. Sau đó, cho bò nghỉ ngơi cho mau lại sức. Với bò đẻ khó, bác sĩ thú y sẽ tùy tình trạng mả có cách chữa bệnh. Còn bò đẻ bình thường, ta khỏi lo đến chuyện thuốc thang gì cả.

Sau khi bò đẻ xong, bao nhiêu lâu nhau thai sẽ ra?

Thông thường, sau khi bò đẻ ba bốn giờ, nhau thai sẽ được tống ra ngoài. Đẻ tống nhau ra ngoài bò mẹ phải rống mình lên rặn từng cơn chả khác gì rặn đẻ. Bước đầu, nhau ra từ từ thành sợi dài, mỗi lúc ra một đoạn. Khi nhau sa xuống gần sát đất, ta lên nhẹ tay cột nó lại thành một cục lớn, hoặc rằng nhau vào một viên gạch đẻ đủ sức nặng trì kéo nhau xuống, níu nhau ra nhanh. Đến lúc cuối nhau thai sẽ “xổ” một đống lớn, đó mới là nhau đã ra hết. Đó mới là chuyện đáng mừng ; đó mới gọi là “mẹ tròn con vuông”. Khi nhau thai đang dần dần tụt ra, tuyệt đối không được cách rời ra, vì như vậy mất tất cả sự trì kéo, cuống nhau sẽ tụt vào trong. Trường hợp này bò mẹ phải tốn nhiều công sức rặn tiếp nhau mới ra tiết. Thế nhưng có trường hợp rất nguy hiểm là nhau sẽ tụt hẳn vào bên trong hẳn vào bên trong do bò mẹ không còn đủ sức rặn để tống khứ nó ra. Việc sót nhau này có khi gây nguy hiểm đến bò mẹ, mà dù có chữa được cũng mất một thời gian, tốn kém thuốc thang và chu kì sữa đó coi như … thất bại.

Tại sao bò mẹ bị sát nhau?

Sau khi bò đẻ được mười giờ mà vẫn chưa thấy nhau thai ra, hoặc chỉ ra một khúc khoảng vài ba mươi phân rồi dừng lại đó, mặc dù bò mẹ cứ rồng người lên cố rặn hết sức mình. Tình trạng đó là do bò mẹ bị sát nhau.

Không nên kéo dài thời gian chờ đợi lâu hơn nữa, mà phải cấp tốc nhờ sự can thiệp của bác sĩ Thú y. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có cách điều trị khác nhau. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có cách điều trị khác nhau. Có thể chích thuốc dục Oxytoxine để kích thích tử cung co bóp mạnh hơn mà tống nhau ra. Có thể chích thuốc khỏe cho bò mẹ đẻ tăng lực cho nó. Hoặc tìm cách bóc nhau ra.

Bò bị sát nhau là do thiếu vận động trong suốt thời gian mang thai. Có thể do chế độ dinh dưỡng quá kém trong thời gian chửa nghén. Và cũng có thể do tử cung co bóp yếu nên tông thai ra ngoài được.

Khi bị sát nhau bò mẹ mất sức nhanh. Nhiều con phải lã người vì mệt, dễ dẫn đến tử vong. Nhau thai nếu trục ra không được sẽ rình thối, nát ra từng mãng nhỏ rồi “trôi” ra ngoài mỗi ngay một ít cho đến khi hết sạch, bò mẹ mới bớt bị hành. Bà đẻ sát nhau, nếu sống được là may, còn chu kì sữa coi như mất hết. Trong trường hợp này bò con phải nuôi bộ (sống nhờ sữa của bò khác).

Khẩu phần ăn của bò mẹ sau khi sinh con?

Một lần đẻ con chẳng khác một lần bị lâm vào cơn bệnh nặng, nên bò mẹ bơ phờ mệt mỏi. Vì vậy phải nuôi bò mới đẻ đúng phương pháp mới giúp bò mau hồi sức.

Một trong những phương phát đó là cho bò con ăn với khẩu phần giàu dinh dưỡng: như cung cấp cỏ tươi cho ăn phủ phê (35 kg đến 45 kg/ ngày) và thức ăn tinh (từ 2kg đến 5kg/ ngày). Thức ăn bổ dưỡng đó một phần nuôi cơ thể bò mẹ, một phần góp váo việc tạo sữa.
Có được nuôi đầy đủ như vậy, bò mẹ mới mau hồi sức và tăng năng xuất sữa.

Nguồn: dostquangtri.gov.vn



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y