Truyền Dịch Cho Chó Mèo: Những Điều Cần Lưu Ý | Vetshop VN


Truyền Dịch Cho Chó Mèo: Những Điều Cần Lưu Ý

Post by: | date: 7.3.13 Bình luận cho bài viết! | Print
Truyền dịch chó, mèo
Truyền dịch chó, mèo
Truyền dịch là đưa vào cơ thể bệnh súc qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch với mục đích:
  • Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh súc bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy, nôn mửa mất nước...)
  • Giải độc, lợi tiểu...
  • Nuôi dưỡng bệnh súc khi bệnh súc không ǎn uống được
  • Là đường đưa thuốc vào để điều trị bệnh hữu hiệu.

I. Những dung dịch hay dùng để truyền cho chó, mèo

1. Dung dịch đẳng trương

1.1 Dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%)

Dịch muối 0,9% hay dịch mặn, gồm nước và muối, dùng để bù dịch cho cơ thể khi mất nước như tiêu chảy, bỏng... NaCl 0,9 % là nước muối sinh lý, đẳng trương (có độ thẩm thấu bằng độ thẩm thấu trong mạch máu.
  • Ưu điểm: rẻ tiền, phổ biến.
  • Nhược điểm: dễ gây toan máu do lượng Cl - cao. Truyền nhiều và nhanh dễ gây ứ nước ngoại bào và phù phổi cấp.

1.2 Ringer lactat

Đặc điểm: vào cơ thể, lactat được gan chuyển thành bicarbonat và kiềm hóa máu do đó chỉnh được toan nhẹ. Truyền 100 ml sẽ tăng được 20 - 30 mL thể tích tuần hoàn, vì vậy cần truyền 1 lượng gấp 3 lần thể tích bị mất.
  • Ưu điểm: cung cấp nhanh nước và điện giải, rẽ tiền. Có thêm K+ và Ca2+.
  • Nhược điểm: loại dịch này không được giữ lâu trong máu nên cần truyền liên tục. Nếu không sẽ không có hiệu quả.
Dung dịch Glucose (dextrose) đẳng trương 50g/ 1000 mL (5%). Dịch 5% có nồng độ thẩm thấu bằng huyết tương nên có thể bù dịch khi cơ thể bị mất nước hay khi không cho uống được.

2. Dung dịch ưu trương

2.1 Các loại dung dịch: NaCl 1,2 - 1,8- 3,6- 7,2- 10 và 20%.

Trên thị trường có sẵn loại 10 - 20%, ống 10- 20 mL. Khi dùng, pha với glucose 5% để đạt nồng độ mong muốn. Đặc điểm:
  • ASTT quá cao, dễ gây phù.
  • Làm giảm kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu.
  • Làm giãn mạch nội tạng: thận, tim. Tăng co bóp tim.
  • Làm giảm phù não, giảm tăng áp lực nội sọ tốt hơn so với dung dịch keo.

2.2 Dung dịch Glucose ưu trương100g; 150g và 300g/ 1000 mL.

Glucose ưu trương chứa nhiều glucose hơn, dùng để giải độc và nuôi ăn khi không ăn được bằng miệng.
  • Ưu điểm: cung cấp nhanh năng lượng, rẽ tiền. 100g glucose cung cấp 400 kilo calo. Ngoài ra còn dùng để điều trị và dự phòng các trường hơp mất nước nhiều hơn mất muối.
  • Nhược điểm: Các dung dịch ưu trương dễ làm viêm tắc tĩnh mạch tại nơi truyền và gây hoại tử nếu truyền ra ngoài tĩnh mạch.
Chú ý: Truyền chậm vào tĩnh mạch. Glucose huyết tăng phụ thuộc không những vào nồng độ dung dịch tiêm truyền mà còn vào tốc độ truyền và khả năng chuyển hóa của bệnh súc. Khi nuôi dưỡng bằng dịch truyền, cần phân phối liều đều trong ngày và giảm liều dần, tránh ngừng đột ngột dễ gây hạ đường huyết. Nhất là ở chó, mèo con.

Dung dịch ưu trương có thể gây rối loạn thần kinh hoặc là do tăng áp lực thẩm thấu, hoặc là do tác dụng độc trực tiếp trên thần kinh

II. Những lưu ý trước khi truyền dịch

1. Những biến chứng có thể xảy ra khi truyền dịch

  • Sốc phản vệ do truyền nhanh, áp lực thẩm thấu cao gây biến chứng với biểu hiện tứ chi lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Rối loạn điện giải: Khi đưa vào một lượng không cần thiết dẫn đến sự dư thừa khiến con vật mỏi, nôn nao, tăng nhịp tim bất thường.
  • Thiếu hụt các yếu tố vi lượng: Nếu truyền dịch kéo dài dẫn đến dung mao của ruột thoái hóa khiến thức ăn được hấp thụ kém.
  • Phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với con vật có vấn đề về tim mạch), thậm chí gây tử vong.
  • Sưng chỗ kim tiêm hoặc lan tỏa ra xung quanh khiến vùng da đó bị viêm tấy đỏ, nặng hơn là bị hoại tử nhất là khi truyền dịch cung cấp chất dinh dưỡng.
  • Truyền dịch có thể dẫn đến lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Thậm chí, nếu lượng dịch truyền quá nhiều, cơ thể con vật lại bị mất nước ưu trương, teo tế bào não rất nguy hiểm.
Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh súc vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền: chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, khó thở, ho...

2. Những lưu ý khi truyền dịch cho chó, mèo

  • Thận trọng đối với con vật lớn tuổi, có độ lọc thận yếu, có tiền sử tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.
  • Đối với bệnh súc non bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.
  • Bệnh súc viêm phổi không nên truyền dịch vì dịch truyền làm tăng gánh nặng cho phổi, tim.
  • Sốt do nhiễm trùng không nên truyền dịch vì không có tác dụng mà dễ gây các nguy cơ biến chứng khác.
  • Đối với bệnh súc viêm não, viêm màng não, phải lựa chọn dịch cẩn thận.

3. Tính toán liều lượng trước khi truyền dịch cho chó mèo

3.1 Đối với mèo

Lượng dịch cần truyền/giờ(ml) = 70*√(√(〖(Trọng lượng cơ thể(Kg))〗^3 )) /24

3.2 Đối với chó

Lượng dịch cần truyền/giờ(ml) = 132*√(√(〖(Trọng lượng cơ thể(Kg))〗^3 )) /24

Trong đó: 70 và 132 là hằng số

4. Thao tác lấy vein trên chó, mèo để truyền dịch

Truyền dịch thường được làm bởi BSTY. Ngoài thao tác thành thạo thì việc hiểu được nguyên lý trong truyền dịch chất là rất quan trọng, bởi nó quyết định đến hiệu quả của truyền dịch. BSTY này cũng truyền cho cún, BSTY kia cũng truyền cho cún, nhưng hiệu quả lại khác nhau là vì họ nắm rõ nguyên lý và kinh nghiệm không được như nhau.

Cách lấy vein trên chó
Cách lấy vein trên chó
Trong truyền dịch phải làm tốt những vấn đề sau:
  • Xác định đúng tình trạng của con vật.
  • Chọn đúng dịch truyền, biết tính toán lượng bù đắp và duy trì.
  • Hiễu rõ về chỉ định và chống chỉ định và áp dụng cho từng trường hợp.
  • Có khả năng phát hiện và xử trí tình huống xấu xảy ra...
  • Vị trí lấy ven truyền dịch thông dụng ở tĩnh mạch khoeo chân có ở 4 chân.

4.1 Chuẩn bị:

  • Dịch truyền, dây truyền. Treo với độ cao phù hợp. Xả cho hết bọt khí.
  • Bông cồn 70 độ (phải là 70 độ nhé), băng dán y tế hoặc băng keo cũng được nếu ko ó, dây garô hoặc khỏi cần.
  • Cố định mõm con vật, nếu con vật hung hăng quá phải cố định 4 chân lại.
  • Đeo găng tay.

4.2 Thao tác:

Thao tác truyền dịch cho cún ở tĩnh mạch chân có nhiều cách. Có 2 người sẽ làm rất thuận lợi. Nhưng nếu chỉ 1 mình thì cũng phải làm thật tốt. Dưới đây là làm 1 người.

Một tay bắt ven một tay đâm kim: Vd chân trước, thì bạn dùng 1 tay này, sử dụng 2 ngón trỏ+giữa giử phía sau khủy chân cún, ngón nhẫn đỡ phía dưới khủy và ngón cái tỳ lên ven để chặn dòng chảy về tim, nhớ tỳ vặn ngón cái qua một bên để ven được thẳng và căng. Khi đó ven sẽ nỗi lên và chân của cún đã bị ta cố định bởi 1 bàn tay của ta. (Nếu làm chân sau thì phải dùng dây cố định bàn chân cún vào điểm cố định nào đó rồi thao tác nếu không cún sẽ rụt chân lại khi đâm kim).


Bàn tay còn lại dùng bông cồn 70 độ ướt chà qua chà lại sát trùng, dùng tay bóp bóp bàn chân để máu dồn vào tĩnh mạch nhanh hơn--> lông sẽ rạp xuống và cũng kích thích ven nỗi lên mà không cần phải cắt lông. Chọc kim dọc theo tĩnh mạch sao cho toàn bộ chiều dài kim nằm gọn trong lòng mạch để khi cún nếu có zãy zụa thì kim vẫn không xuyên tiếp được hoặc có trụt lui một chút cũng ko sao. Đâm chính xác thì máu sẽ chảy ngược ra dây truyền một ít (kiểm tra bóp bóp dây, máu thụt ra thụt vào). Mở khóa (trước khi mở khóa phải mở garô).

Chú ý:
  • Tay cầm kim là tay trái thì nên đâm tĩnh mạch chân trái của cún và ngược lại. Như vậy sẽ thuận lợi hơn.
  • Mình thật sự muốn khuyên các bạn nuôi cún không nên tự ý truyền dịch cho cún của mình, khi các bạn không có chuyên môn.

III. Tác dụng phụ của các dung dịch truyền tĩnh mạch

1. Tác dụng phụ chung

1.1. Thừa thể tích

Nguy cơ này có thể gặp cả dịch tinh thể cũng như dung dịch keo và có thể làm thương tổn chức năng phổi. Đối với phổi lành, thì không làm thay đổi màng phế nang, ngưỡng xảy ra phù phổi thấp, nếu áp lực keo thấp. Khi thể tích tuần hoàn giảm nặng, hay có bệnh lý tim mạch thì biến chứng phù phổi có thể xảy ra trong quá trình truyền dịch và nếu sử dụng dung dịch có nồng độ cao thì gia tăng nguy cơ thừa thể tích tuần hoàn cũng như nguy cơ mất nước của khu vực khoảng gian bào.

1.2. Hoà loãng máu

Sử dụng quá mức dịch truyền không có nguồn gốc từ sản phẩm máu sẽ tạo ra tình trạng hoà loãng máu với giảm hématocrite và những yếu tố đông máu. Dung dịch tinh thể và dung dịch keo truyền một thể tích lớn có thể gặp hậu quả này đối với quá trình đông máu.

2. Tác dụng phụ đặc thù

2.1 Tác dụng trên quá trình đông máu

Albumin là một dung dịch được đánh giá là một dung dịch trung tính đối với đông máu, ngoài hậu quả là hoà loãng máu và thu hút ion ca++. Tuy nhiên một nghiên cứu in vivo tiết lộ rằng có đến 20% gặp tình trạng tăng đông với albumin 4%.

Dextran và đặc biệt dextran có trọng lượng phân tử cao làm kéo dài thời gian chảy máu và làm mềm hoá cục máu đông với liều cao hơn 1,5g/kg/ngày. Những tác dụng phụ này một phân do làm giảm yếu tố đông máu VIIIc và yếu tố von Willbrand (vWF) với sự làm giảm kết dính tiểu cầu, mặt khác làm thay đổi quá trình polyme hoá sợi fibrin. Sự thay đổi này giống như sự thay đổi hay gặp trong hội chứng Willebran type I. Điều này biện minh cho sự chống chỉ định truyền dung dịch này ở những trường hợp rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu và cũng thận trọng trong trường hợp có dùng thuốc chống đông kết hợp

Gelatine làm giảm kết tụ tiểu cầu gây ra bởi ristocétine, gélatine cố định yếu tố von Willebran làm thay đổi tỉ lệ vWF/ GPIb. Tác dụng này càng rõ đối với gélatine có cầu nối urê (GPU). Những dung dịch này cũng làm giảm sự tạo thành cục máu đông và giảm tổng hợp thrombin. Tuy nhiên, trên lâm sàng những hậu quả này hình như cũng không phổ biến

Các hydroxyethylAmidon (HEA) gây ra các biến chứng xuất huyết là hiếm gặp, nhưng khi xảy ra thường là rất nặng, biến chứng này là do nó làm giảm yếu tố VIII, vWF và làm giảm quá trình polyme hoá cục máu đông để hình thành fibrin, kéo dài thời gian chảy máu, giảm thời gian của thrombin và nồng độ fibrinogène trong huyết tương. Giảm tỉ lệ các yếu tố VIII và yếu tố vWF có lẽ do sự thanh thải nhanh của phức hợp này mà nó gắn với các phân tử HEA trong tuần hoàn. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sự cố định của phức hợp Willebrand trên những phân tử HEA là tương ứng với số lượng phân tử có trong tuần hoàn. Trọng lượng phân tử, tỉ lệ thay thế phân tử, và tỉ lệ C2/C6 của các HEA càng cao thì các phân tử này hiện diện và kéo dài trong lòng mạch càng lâu. Tác động của các HEA với phức hợp Willebrand càng lớn khi nó có trọng lượng phân tử cao in vivo so với các HEA có trọng lượng phân tử thấp, điều đó khuyến cáo không nên sử dụng số lượng lớn các phân tử HEA có trọng lượng phân tử thấp. Ở Pháp gần đây công ty bảo hiểm các sản phẩm y tế đã xác định thể thức sử dụng các dung dịch HEA như sau:

Đối với dung dịch HEA liều sử dụng phải giới hạn 33ml/kg/ngày và thời gian sử dụng dưới 4 ngày. Liều tối đa là ≤ 80ml/kg/ngày. Trong thời gian sử dụng phải theo dõi chức năng đông máu bằng cách đo thời gian cephaline hoạt hoá, thời gian của yếu tố ristocétine và yếu tố VIIIc được đề nghị. Việc theo dõi này càng được chú ý hơn đối với các trường hợp có điều trị các loại thuốc mà nó có tác động lên sự cầm máu và những người có nhóm máu O, với lý do là những người này có tỉ lệ yếu tố Willebrand thấp.

2.2. Nguy cơ dị ứng

Đối với Albumin biến chứng phản ứng dị ứng của albumin là 0,0011%/lọ và 0,0099 %/bệnh nhân, những con số này thấp hơn so với gélatine và dextran, nhưng đáng kể so với các dung dịch HEA. Những phản ứng gây sốt, run lạnh cũng được mô tả như là tác dụng phụ, vì sự hiện diện của nội độc tố vi khuẩn không phát hiện được bởi test vi khuẩn, nhưng cũng không tương ứng với một phản ứng của dạng phản vệ.

Với dextran cơ chế của phản ứng dị ứng đã được biết rõ. Những phản ứng dị ứng là loại phản vệ đối với dextran có trọng lượng phân tử cao, nhưng tất cả các loại dextran cũng có thể gây phản ứng phản vệ dạng kháng nguyên - kháng thể (kháng thể được hình thành từ các vi khuẩn có trong đường tiêu hoá hay sau khi đã dùng những dextran có trong thực phẩm) tạo ra các phức hợp miễn dịch và hoạt hoá bổ thể. Tần suất của phản ứng này là 1,3 (13/100.000/lọ dung dịch) và tần suất xảy ra đối với bệnh nhân là 1%. Để làm giảm biến chứng này người ta khuyến cáo nên tiêm phòng một cách hệ thống 20ml dextran 1000daltons (Promit) hai phút trước khi truyền dextran và hầu như loại bỏ hoàn toàn những trường hợp phản ứng nặng. Với lý do này dextran chống chỉ định ở phụ nữ mang thai.

Đối với gélatine nguy cơ phản ứng dị ứng là 6 lần cao hơn so với Albumine và HEA, cũng đáng kể so với dextran. Cơ chế của phản ứng dị ứng vẫn chưa được biết rõ. Phản ứng dị ứng xảy ra càng cao với gélatine có cầu nối urê (GPU).

Đối với HEA dung nạp tốt hơn với miễn dịch dị ứng. Tuy nhiên người ta cũng đã mô tả gặp một số trường hợp phản ứng rất nặng mà sinh bệnh lý vẫn còn chưa được biết rõ.
Những sai lầm đánh giá hệ nhóm máu Rhésus có thể xảy ra khi có hiện diện gélatine, cũng như khó phân tích nhóm máu khi có hiện diện HEA, vì vậy phải định nhóm máu trước khi chỉ định truyền các loại dung dịch này.

Nguồn: Vetshop VN (tổng hợp)



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y