Độc Tố Nấm Mốc Và Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hấp Thu | Vetshop VN


Độc Tố Nấm Mốc Và Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hấp Thu

Post by: | date: 19.4.13 Bình luận cho bài viết! | Print
Nấm mốc có mặt thường trực trong chăn nuôi.
Nấm mốc có mặt thường trực trong chăn nuôi.
Heo nái ở trang trại bạn có được ăn đầy đủ trong thời kỳ nuôi con? Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng thức ăn nái ăn vào là sự ngon miệng của nái. Nếu ngũ cốc bị nấm mốc, cám sẽ mất vị ngon, heo không ăn được nhiều. 

Theo các báo cáo về lương thực của thế giới gần đây, tỷ lệ ngũ cốc bị nấm mốc cao hơn mức bình quân. Trong điều kiện khí hậu năm 2008, cảnh báo về tình trạng nấm mốc và độc tố nấm mốc ( mycotoxin ) tăng cao. Nấm mốc có trong nguyên liệu thức ăn từ lâu đã được xem là nguyên nhân làm giảm lượng thức ăn ăn vào của nái. Ngày nay, với sự tiếp cận các tài liệu khoa học, chúng ta có thể khắc phục các vấn đề trên. Chúng ta hãy xem xét các nghiên cứu đáng chú ý của giáo sư Trevor Smith, khoa gia súc gia cầm, trường Đại học Guelph.

1. Độc tố trong ngũ cốc:

Theo nghiên cứu này, lượng độc tố sinh ra do nấm Fusarium ảnh hưởng đến lượng cám ăn vàonăng suất của động vật. Độc tố do nấm Fusarium thường được tìm thấy trong ngũ cốc - nguyên liệu làm thức ăn cho heo. Thực tế ở khu vực nhiệt đới, loại độc tố nấm mốc xuất hiện nhiều nhất chính là aflatoxin do nấm Aspergillus sinh ra.


Bảng 1: Ảnh hưởng độc tố trong thức ăn đến nái nuôi con
Bảng 1: Ảnh hưởng độc tố trong thức ăn đến nái nuôi con
Heo và ngựa là hai loài mẫn cảm nhất với cám bị nhiễm Fusarium. Các nhà nghiên cứu gặp khó khăn nhiều do tính mẫn cảm đối với độc tố, nhất là việc phát hiện và kiểm soát tình trạng nhiễm nấm. Có rất nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sự hình thành độc tố nấm mốc, cũng như rất khó khăn khi phân tích chúng, vì thế phương pháp tiêu chuẩn để đánh giá độc tố nấm mốc là sử dụng vomitoxin và Don (deoxynivalenol) như là chất chỉ thị cho tất cả các thành phần khác.

Theo như bảng 1 tại thí nghiệm sử dụng cám nhiễm độc tố của trường Guelph ta có thể thấy lượng cám nái ăn được giảm như thế nào. Trong các thí nghiệm khác khi sử dụng cám có bổ sung các chất hấp phụ độc tố nấm mốc tuy có giảm được sự sút giảm lượng cám ăn vào nhưng nhìn chung không có khác biệt gì lớn.
                               
Thí nghiệm khác được tiến hành trên nái từ khi đẻ đến 21 ngày sau. Nái được cho ăn cám trộn chất tương tự như Don trong vòng 3 tuần trước khi nái đẻ, kết quả ghi nhận lượng cảm ăn vào bị ảnh hưởng chút ít (từ 2,41 kg ở lô đối chứng giảm xuống còn 2,12 kg ở lô có bổ sung chất tương tự như Don). Thế nhưng, tăng trọng nái lại bị ảnh hưởng nhiều, với cám bị nhiễm tăng trọng hàng ngày là 0,62 kg và ở cám đối chứng giá trị tương ứng là 1,41 kg. Và theo bảng 1, nếu tính trong vòng 3 tuần, nái ăn cám bị nhiễm độc tố nấm mốc, lượng cám ăn vào sẽ giảm 30%, và bị giảm trọng khoảng12 kg, nhưng nếu ăn cám không bị nhiễm độc tố nấm mốc sẽ tăng trọng khoảng 2 kg.

Vetshop VN: Quy trình kỹ thuật và sản phẩm chăn nuôi thú y cho mọi người

2. Ảnh hưởng của cách thức cho ăn:

Việc quyết định kiểu máng cám phụ thuộc vào số lần cho heo ăn là một lần, hai lần hoặc 3 lần hay hơn nữa. Theo ý kiến các chuyên gia nên lắp đặt máng ở vị trí phù hợp để heo dễ dàng tiếp cận, so với máng gắn bên trên hay bên cạnh thì máng có độ sâu là tốt hơn. Thành phần các chất có trong cám ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào. Ví dụ như cám có chứa các thành phần từ cá tốt hơn cám chứa các thành phần từ đậu. Tuy nhiên, điều này lại mâu thuẫn với kinh nghiệm thực tế. Ví dụ như các chất từ cỏ lucerne/alfalfa.

Nái khi mang thai ăn cám có hàm lượng chất đạm thấp, nếu chuyển sang cám có hàm lượng đạm cao thì nái sẽ ăn nhiều hơn. Trong thời kỳ nuôi con nái cần nhiều chất xơ hơn nên khi nhìn vào lượng cám ăn ta sẽ thấy nái ăn nhiều hơn. Tuy vậy nó sẽ gây trở ngại trong việc hấp thụ hàm lượng chất dinh dưỡng. Mọi người chăn nuôi đều đồng ý với hai quan điểm là mỗi ngày cần vệ sinh máng ăn, bỏ thức ăn thừa, cần bổ sung năng lượng và axit amin phù hợp cho nái thời kỳ nuôi con.

Lượng cám cung cấp cho nái thời kỳ nuôi con gây nhiều tranh cãi nhất. Lượng cám trong thời gian cho ăn tự do kéo dài so với chỉ cho ăn tự do trong thời kỳ nái nuôi con không chênh lệch nhiều. Lượng cám ăn vào của nái sinh 11 con, ăn từ lúc sinh đến khi cai sữa đạt trọng lượng 7,5kg. Theo tính toán từ Anh Quốc, bắt đầu từ 2,5 kg cám loại 14,5MJ/kg vào ngày đầu tiên sau khi đẻ, các ngày sau tăng 0,5kg mỗi ngày, được 10 ngày heo sẽ ăn tới 7 kg. Còn tại Canada từ ngày thứ 2 tới ngày thứ 8, mỗi ngày lượng cám tăng 1 kg, mục đích là không gây biến động lượng cám từ ngày 8 tới ngày 12. Chính vì vậy bắt đầu từ ngày 12 cho ăn tự do.

Nông trại các bạn dù áp dụng cách cho ăn nào cũng nên dành thời gian cho việc kiểm tra lượng cám nái ăn trong ngày. Cần phải ghi chép để khi phát sinh vấn đề ta có thể khắc phục được thông qua việc giải quyết vấn đề dinh dưỡng. Điều cơ bản khi tính lượng cám cần thiết cho nái là năng lượng dùng sản xuất sữa nuôi heo con. Năng lượng này chiếm tới 2/3 lượng dinh dưỡng nái cần hấp thụ, 1/3 còn lại dùng duy trì sức khỏe nái. Khi hai mức dinh dưỡng này không đủ nái sẽ lấy dự trữ trong cơ thể nhằm sản xuất sữa.

Theo nghiên cứu gần đây, trong trọng lượng nái mất đi khi nuôi con có 65% là mỡ và chất đạm chiếm dưới 15 %. Thế nhưng, chất đạm là thành phần có tỷ lệ cao nhất trong sữa. Nên tổng số trọng lượng nái mất đi thật sự không chuyển hết cho heo con. Phương pháp để khắc phục tình trạng này là cho heo ăn các loại cám có lượng dinh dưỡng phù hợp. Không thay đổi nguyên tắc cơ bản, nái đẻ nhiều lứa cần lượng cám nhiều hơn, nhưng trong tình hình cám bị nhiễm độc tố nấm mốc cao như hiện nay nên hạn chế cho nái ăn quá nhiều.

3. Ảnh hưởng của một số yếu tố khác:

Một số chuyên gia cho rằng nhiệt độ là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào của nái. Heo ở trong trại đẻ phải duy trì nhiệt độ 18~190C , nếu nóng hơn thì nái sẽ giảm lượng ăn. Thế nhưng, nếu nái sống trong phòng có nhiệt độ 200C thì mỗi ngày lượng cám ăn vào sẽ giảm 0,2 kg - giảm không nhiều hơn 5%. Với giống nái đẻ nhiều lứa như hiện nay, nái trong trại đẻ cần được cho ăn tối đa số lượng cám chúng có thể ăn được.

Theo một bản báo cáo công bố vào năm ngoái, heo mẹ nuôi một heo con từ lúc đẻ ra đến lúc cai sữa 7 kg cần sử dụng 12~16 kg cám. Nếu lượng sữa tiết ra nhiều thì heo con càng nặng hơn. Trong thời gian nuôi con nếu nái ăn nhiều thì sau khi cai sữa sẽ lên giống sớm, số heo con sống trên ổ tăng. Thế nhưng cho nái ăn ở thời kỳ nuôi con là một việc không đơn giản. Ví dụ, nếu nái ăn ít thì lượng sữa tiết ra giảm ngược lại nếu cho nái ăn nhiều chưa chắc lượng sữa sẽ tăng. Việc quản lý sao cho nái ăn được tối đa là một câu hỏi khó.

Nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào là số lứa sinh sản. Bởi vì heo hậu bị (chưa sinh sản) so với nái đã thuần thục thì ăn ít hơn khoảng 20% (theo tính toán của Canada). Thứ hai, là số ngày cai sữa càng tăng thì lượng thức ăn sử dụng càng nhiều, do nái ăn nhiều nhất vào thời kỳ nuôi con. Một điều đáng ngạc nhiên là khi được cho ăn tự do lượng thức ăn ăn vào của nái có thể đạt đỉnh cao nhất vào ngày thứ 8 hoặc 9.

Sự khác biệt về giống và hình thể cũng dẫn đến sự khác biệt về thức ăn ăn vào. So với sự khác biệt về giống thì sự khác biệt giữa các nái với nhau dẫn đến chênh lệch thức ăn ăn vào nhiều hơn. Tùy theo biện pháp quản lý cám mà có thể điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào. Theo tài liệu của một số nông trại, trong thời gian nuôi con lượng cám bột sử dụng nhiều hơn cám viên, cho ăn cám ướt nhiều hơn cám khô. Khi cho ăn dạng lỏng một ngày heo ăn được nhiều hơn 0,5 kg, nhưng điều này thường thấy ở heo nái tơ hơn heo nái già. Ở khía cạnh khác, một số nước châu Âu đang tiến hành xem xét liệu việc sử dụng máy vi tính để quản lý việc cho ăn thức ăn lỏng có thể là nguyên nhân của tình trạng thiếu dinh dưỡng ở một số nái nuôi con hay không.

Xem thêm:
Biên dịch: Heo Team
Theo Pig & Pork



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y