Thay Thế Kháng Sinh Trong Thức Ăn Chăn Nuôi
Thuốc kháng sinh và các chất ức chế vi khuẩn bổ sung vào thức ăn đã bị cấm ở liên minh châu Âu. Và các nước khác cũng đang đi theo con đường này, bắt đầu kiểm soát kháng sinh nghiêm ngặt hơn trong lộ trình tiến tới cấm hoàn toàn.
Những kinh nghiệm từ châu Âu có thể là một gợi ý tốt để sản xuất thức ăn chăn nuôi không có kháng sinh kích thích tăng trọng (antibiotic growth promoter – AGP) cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Theo đó, không có một chất bổ sung đơn lẻ nào có thể làm được việc này một cách hoàn hảo. Và chắc chắn, chi phí của cám không kháng sinh sẽ đắt đỏ hơn nhiều.
Để chuẩn bị cho viễn cảnh thức ăn chăn nuôi hạn chế hoặc cấm kháng sinh trong tương lai không xa, có ba vấn đề cần được quan tâm, đó là:
1. An toàn sinh học ở trại
Một điều không thể phủ nhận là kháng sinh giúp nâng mức độ phòng chống dịch bệnh lên cao. Cùng với việc sử dụng cám không kháng sinh, vấn đề an toàn sinh học cần phải được đánh giá lại và nâng tiêu chuẩn lên cao hơn. Có thể là, trong những điều kiện hiện tại của trại, xếp hạng sức khỏe vật nuôi ở mức ‘’trung bình’, chúng ta phải lệ thuộc vào một số chất bổ sung thay thế nào đó. Tuy nhiên, nếu điều kiện an toàn sinh học được nâng cao lên sẽ góp phần đáng kể giảm sự lệ thuộc vào những chất thay thế kháng sinh đắt đỏ khác.
2. Tổ hợp khẩu phần thức ăn vật nuôi
Kháng sinh giúp thức ăn lưu giữ tốt protein thô vì chúng kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn đối với những thành phần đạm khó tiêu hóa. Tuy nhiên, khi không có kháng sinh, protein thô phải được cắt giảm đáng kể để đảm bảo vật nuôi nhận được chính xác và đủ lượng protein cần thiết cho những mục tiêu sinh hóa trong cơ thể. Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với sắt, vốn được biết là tạo môi trường phát triển thuận lợi cho vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy ở thú non.
Cũng như vậy, ngũ cốc vốn tăng độ nhớt (lúa mạch đen, lúc mì, lúa mì lai lúa mạch đen…) nên được giảm thiểu vì chúng làm giảm nhu động ruột cũng như tăng thêm thời gian cho vi khuẩn gây bệnh xâm hại đường ruột. Mặt khác, chất xơ thô cần phải được tăng lên, và kích thước hạt thức ăn cũng phải được tăng lên để giảm thiểu sự xâm hại của vi khuẩn gây bệnh.
3. Chất Phụ gia bổ sung
Đây là vấn đề được bàn thảo nhiều nhất liên quan đến các giải pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, tuy nhiên hầu hết các phụ gia thức ăn chăn nuôi này đều thất bại trong việc đem đến hiệu quả như mong đợi vì hai vấn đề kể trên chưa đi song hành. Từ kinh nghiệm thực nghiệm của tôi, các chất phụ gia thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi hữu hiệu nhất là:
- Kẽm oxit
- Đồng sunphat
- Axit hữu cơ (không phải loại nào cũng tác dụng như nhau)
- Tinh dầu thiết yếu (hiệu quả tương đối, tốt nhất khi sử dụng chung với các chất bổ sung kể trên)
- Các chất bổ sung kể trên đã có những nghiên cứu chứng minh khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal), vì vậy có thể sử dụng như một loại kháng sinh thông thường. Tuy nhiên, một số chất phụ gia khác cũng được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Bao gồm:
- Enzyme hay men tiêu hóa, khi khẩu phần giàu đường không phải tinh bột (non-starch polysaccharides, NSP) vốn gia tăng độ nhớt trong hệ tiêu hóa
- Probiotics, để tăng cường lợi khuẩn chống lại vi khuẩn gây hại
- Xơ chức năng, giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi
- Kháng thể (Immunoglobulin) hỗ trợ tấn công trực tiếp mầm bệnh
- Tất nhiên còn rất nhiều loại phụ gia khác nữa, tuy nhiên những loại trên được sữ dụng phổ biết nhất. Tất nhiên không nhất thiết thức ăn phải có tất cả các phụ gia này, nhưng theo triết lý TACN, phụ gia nhất định sẽ cung cấp tiện ích vượt trội.
Biên dịch: Phương Thảo (Theo Wattagnet)
Nguồn tin: Provimi Việt Nam
Receive articles via Email!