Chuồng Chó: Phân Loại Và Cách Chọn Phù Hợp | Vetshop.VN


Chuồng Chó: Phân Loại Và Cách Chọn Phù Hợp

Đăng bởi: | ngày: 5.5.16 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Chuồng chó rất quan trọng khi bạn nuôi chó. Bạn nuôi một em cún nhưng em quá nghịch ngợm, không thể để em tự do chạy nhảy trong nhà mỗi khi bạn đi vắng nhưng lại không muốn em bị xích vì sẽ gây khó chịu? Bạn muốn đưa em đi xa, trên con xe tay ga nhưng em lại chưa biết ngồi xe máy?...

Đó là những lý do bạn cần một chiếc nhà cho chó hoặc chuồng chó cho em cún của mình. Trên thực thế, việc chọn chuồng và nhà cho chó có chủ yếu dựa vào kích thước và chất liệu.

Bài viết này sẽ đưa ra các đánh giá về từng loại và hướng dẫn bạn cách chọn chuồng, nhà hoặc chuồng sao phù hợp nhất với chú cún của mình.

Các loại chuồng chó và nhà cho chó
Các loại chuồng chó và nhà cho chó
Có 4 loại chuồng (hoặc nhà) chó phổ biến nhất là:
  • Chuồng kim loại (thường là inox)
  • Chuồng nhựa
  • Chuồng làm bằng chất liệu mềm
  • Chuồng gỗ (mây, tre,…)

1. Chuồng chó Inox

Đây là loại chuồng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chuồng được làm bằng kim loại, đa phần dùng Inox hoặc thép không gỉ. Ưu điểm của loại chuồng này là rất sạch sẽ, rất dễ lau chùi, có thể gấp lại nhỏ gọn (tùy loại), và quan trọng nhất là chúng rất thoáng, thích hợp với thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam. Chuồng Inox có rất nhiều kích thước, thích hợp cho mọi loại chó từ tí hon đến khổng lồ.

Chuồng Inox thích hợp cho mọi loại chó từ tí hon đến khổng lồ
Chuồng Inox thích hợp cho mọi loại chó từ tí hon đến khổng lồ
Tuy nhiên, loại chuồng này nhìn chung là không có tính thẩm mĩ, nhìn rất thô nên mục đích duy nhất của chúng chỉ là nơi ở của chó hoặc dùng để vận chuyển chó đi xa bằng oto, tầu hỏa hoặc máy bay.

2. Chuồng chó bằng nhựa

Chuồng nhựa thường có phần lớn thân được làm bằng nhựa dẻo, chỉ có cửa sổ và cửa ra vào được làm bằng các thanh kim loại nhỏ nên rất nhẹ, có tính thẩm mỹ tốt nên có thể dùng để đưa chó đi dạo. Loại chuồng này cũng thích hợp hơn vào mùa đông vì kín đáo hơn giúp chắn gió tốt. Một vài giống chó cũng thích sự “riêng tư” và cảm thấy rất thoải mái với chuồng nhựa thay vì chuồng inox có thể nhìn thấu cảnh “sinh hoạt” bên trong của chúng.

Loại chuồng này cũng thích hợp hơn vào mùa đông
Loại chuồng này cũng thích hợp hơn vào mùa đông
Tuy nhiên chuồng nhựa hầu hết là không thể gấp lại nhỏ gọn nên tốn diện tích khi không sử dụng, khó lau chùi và có thể có mùi khó chịu sau khi dùng được một thời gian nên phải thay mới.

3. Chuồng chó làm bằng chất liệu mềm

Loại chuồng này có thể được làm bằng vải, sợ nilon, đệm mút hoặc các chất liệu mềm khác. Loại chuồng này nhìn ít đáng sợ hơn đối với những chú chó lần đầu tiên phải ở trong chuồng. Chuồng mềm cực nhẹ và hầu hết có thể gấp gọn lại để mang theo trong balo, rất thích hợp dùng cho những chuyến dã ngoại.

Chuồng bằng chất liệu mềm thích hợp dùng cho những chuyến dã ngoại
Chuồng bằng chất liệu mềm thích hợp dùng cho những chuyến dã ngoại
Nhược điểm thì bạn nhìn là có thể đoán ra, chúng không chắc chắn, không phải loại có thể sử dụng lâu dài, có thể bị cào hoặc cắn rách bởi những chú chó nghịch ngợm và hay ngứa răng. Rất khó để làm sạch nếu chẳng may cún bậy bên trong. Cửa của chúng cũng không chắc chắn, một số giống chó thông minh như Collie, Poodle,… có thể học cách tự mở cửa trong một vài lần bị nhốt.

4. Chuồng chó bằng gỗ, hoặc mây tre

Loại chuồng này không đơn thuần chỉ là chỗ ở của cún, chúng có tính thẩm mĩ cao, có thể dùng làm vật trang trí và một số tác dụng khác trong nhà, rất thích hợp cho những người chủ muốn gần cún thường xuyên.

Chuồng chó bằng gỗ, hoặc mây tre có thể trang trí trong nhà
Chuồng chó bằng gỗ, hoặc mây tre có thể trang trí trong nhà
Tuy nhiên cá nhân mình thấy thì loại chuồng này hại nhiều hơn lợi. Chúng đắt hơn khá nhiều so với các loại chuồng khác, thêm nữa là chúng rất khó vệ sinh và rất dễ bị phá hoại bởi những chú chó nghịch ngợm, chỉ cần nhốt em dachshund (với răng và móng sắc nhọn) vài lần là bạn sẽ không còn nhận ra cái chuồng mới mua nữa. Loại chuồng gỗ cũng chỉ được sử dụng ở trong nhà, hầu như không thể mang theo khi ra ngoài.

Bạn nên chọn loại chuồng nào?

Tất nhiên phải tùy vào mục đích sử dụng của bạn.

  • Nếu bạn chỉ đơn thuần cần một nơi cho chó ở thì chuồng inox là phù hợp nhất.
  • Nếu bạn muốn xách chó đi dạo hoặc vận chuyển đi xa thì chuồng nhựa rất thích hợp vì chúng nhẹ và trông đẹp mắt.
  • Nếu bạn không sử dụng nhiều mà chỉ cần nơi ở cho chó trong những chuyến dã ngoại thì nên chọn chuồng mềm, chúng siêu nhẹ và có thể gấp gọn khi không dùng.
  • Chuồng gỗ chỉ thích hợp với những người ưa thẩm mĩ. Cá nhân mình thì mình không thích loại chuồng này do giá đắt và nhanh hỏng. Chó chỉ cần cào cào cắn vài lần là đi tong cái chuồng, hết thẩm mỹ luôn.

Kích thước của chuồng chó và nhà cho chó

Kích thước là yếu tố quan trọng hơn chất liệu khi chọn chuồng chó, kích thước phù hợp sẽ giữ cho chúng thoải mái khi bị nhốt trong chuồng. Một chuồng chó có kích thước phù hợp với chú chó phải đảm bảo các tiêu chí sau:
  • Chiều dài và và chiều cao của chuồng phải lớn hơn ít nhất 5cm so với chiều dài (từ mũi đến hết đuôi) và chiều cao (từ chân đến đỉnh đầu) của chú chó. Chiều rộng tối thiểu = (dài + cao) : 2.5
Trên thực tế, theo kinh nghiệm của mình thì nên chọn loại chuồng lớn hẳn (gấp 2 – 3 lần kích thước của chó) vì các lí do sau:
  • Có thể ngăn thành nhiều chuồng nhỏ để nuôi được nhiều.
  • Để không gian cho chó còn lớn sau này (nếu nuôi chó con).
  • Có không gian cho chó mẹ sinh đẻ và nuôi con.
  • Có không gian rộng rãi khi chúng dẫn bạn tình về nhà.
Trên đây là một vài phân tích của mình dựa vào kinh nghiệm trong quá trình nuôi cún. Chúng bạn chọn được ngôi nhà phù hợp cho em cún của mình.

Nguồn: Thú kiểng



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y