Tăng Tỷ Lệ Sống Cho Bê Sơ Sinh | Vetshop VN


Tăng Tỷ Lệ Sống Cho Bê Sơ Sinh

Post by: | date: 2.1.16 Bình luận cho bài viết! | Print
Blair Murray – Chuyên gia Di truyền Giống Bò sữa/OMAFRA

Tăng tỷ lệ sống cho bê sơ sinh.
Tăng tỷ lệ sống cho bê sơ sinh.
Nuôi thành công bê có nghĩa là chúng ta đã có thể có một con bò sữa sản xuất sữa nhiều, sinh sản tốt.

Những vấn đề đề cập sau đây là những kỹ thuật cơ bản để nuôi được con bê tốt.

Mặc dù công nghệ nuôi dưỡng giờ đây đã tiên tiến, nhưng bê con vẫn chết nhiều, đáng báo động, và chưa có dấu hiệu được cải thiện. Hai việc phải làm là làm sao cho giảm thiểu các ca đẻ khó và tăng khả năng miễn dịch cho bê bằng cách cung cấp đầy đủ sữa non cho chúng.

Tại Canada, tỷ lệ thai chết lưu là 12% đối với bò đẻ lứa 1 và 7% cho bò đẻ lứa 2 trở đi. Khoảng một nửa số thai chết lưu có thể được quy cho ca đẻ khó (dystocia).

Đẻ khó sẽ gây nên hệ lụy là bò mẹ mất sữa, viêm nhiễm và khả năng sinh sản kém. Bê con đẻ ra có thể yếu, mắc bệnh hô hấp hoặc tiêu chảy. Cả mẹ và con có thể chết.

Tỉ lệ chết trước cai sữa khoảng 7,8-11%, trong đó 53% do bệnh tiêu chảy và 21% do bệnh hô hấp. Tử vong và bệnh tật ở giai đoạn này được quy cho sự thất bại của việc tạo khả năng miễn dịch cho bê có từ sữa non (colostrum).

Giảm tổn thất

Đẻ khó là ca đẻ khó khăn hoặc bất thường. Tại Canada nó được chia làm 4 nấc (thang điểm 1-4), nấc 1 là là ca đẻ suôn sẽ mà không cần sự trợ giúp nào cả và nấc 4 là đẻ có phẫu thuật. Tại Mỹ năm 2007 theo Cục Điều tra Sức khỏe Động vật Nông nghiệp Quốc gia (NAHMS) tỉ lệ đẻ khó là 19% đối với bò đẻ lứa 1 và là 11% đối với bò đẻ lứa 2 trở đi. Các chỉ số này có thể là còn cao hơn bởi các nhà chăn nuôi có thể báo cáo thấp hơn thực tế.

Tại Canada, chết lưu là chết lúc đẻ hoặc 24 giờ sau khi sinh, thường chiếm 12% ở bò đẻ lứa 1 và 6% ở bò đẻ lứa 2 trở đi. Một nửa số chết luôn trong lúc đẻ khó, và số còn lại trong vòng 24 giờ sau đó.

Đẻ khó ở bò đẻ lứa 1 có xu hướng liên quan đến bào thai to, nhưng đối với bò lứa sau trở đi có liên quan đến vị trí bất thường của bê trước khi sinh - hoặc đến con mẹ.
Quản lý và quy trình liên quan đến đẻ đúng có thể giảm thiểu thiệt hại do đẻ khó và thai chết lưu. Đó là:
  • Lưu giữ hồ sơ tốt về phối giống và ngày đẻ dự kiến;
  • Chuồng trại và phương tiện đỡ đẻ cần khô – sạch tránh chúng thành một ổ lây bệnh.
  • Quan sát dấu hiệu đẻ
  • Biết khi nào phải can thiệp đẻ
  • Biết quy trình can thiệp đẻ
  • Đảm bảo bê sơ sinh có đủ sữa non càng sớm càng tốt sau khi sinh để có hệ miễn dịch thụ động.

Chiến lược chọn giống

Chiến lược chọn giống là một yếu tố quan trọng để đảm bảo đẻ thành công. Do tỷ lệ đẻ khó và thai chết lưu đối với bò hậu bị đẻ đầu tiên gần gấp đôi bò đẻ các lần sau, cho ta thấy có thể giảm đẻ khó và thai chết lưu qua việc chọn lọc đực giống dùng để phối.

Đực giống để phối với bê cái cần có điểm trên trung bình về chỉ số đẻ tổng hợp: đẻ dễ và tỉ lệ số bê sơ sinh sống cao. Đực giống được xếp hạng theo khả năng đẻ (của con bò mẹ được phối bằng tinh của đực giống đó) và khả năng đẻ của con gái của nó. Đối với một con bò cái hậu bị được phối với với đực giống có chỉ số khả năng đẻ của con gái – thấp, ta cần chăm sóc cẩn thận giai đoạn gần đẻ để đảm việc đẻ trót lọt. Lưu ý là tinh phân biệt giới tính nếu dùng phối cho bò hậu bị, thì bê đực sinh ra có tỉ lệ đẻ khó và thai chết lưu cao.

Chuyển miễn dịch thụ động

Thời gian quan sau sinh đến cai sữa là giai đoạn quan trọng thứ 2 đối với bê. Tỷ lệ tử vong trong giai đoạn này là 7,8-11%. 31% ca chết trong 3 tuần đầu do thất bại chuyển khả năng miễn dịch của mẹ cho con. Cách duy nhất của việc này là bê cần được uống sữa non. Theo NAHMS chỉ có 21% bê có được miễn dịch đó từ mẹ, và lượng globulin miễn dịch trong huyết thanh (IgG) / mỗi ml ít hơn 10 mg.

Chìa khóa để đạt được mức IgG tối ưu là “ba Q”: Quality (chất lượng), Quanlity (số lượng) và Quickness (sự nhanh chóng). Cho bê ăn sữa non chất lượng cao, đủ số lượng và nhanh chóng sau khi sinh sẽ cải thiện rất nhiều cơ hội sống cũng như sức khỏe cho bê. Khả năng hấp thụ các globulin miễn dịch thông qua thành ruột của của bê sơ sinh để sẽ giảm đi nhanh chóng trong sáu giờ sau khi nó chào đời.

Đẻ khó và để cho bê bú mẹ nó có ảnh hưởng đến sự tiếp thụ miễn dịch thụ động. Bê con sinh ra không cần giúp đỡ nhưng nếu cho bú mẹ sẽ có được miễn dịch thụ động. Chúng hình như không nhận được sữa non một cách kịp thời.

Các công cụ mới

Một số lượng lớn các thông tin có sẵn về quy phạm và quy trình đã được phô trình để cải thiện tỉ lệ bê sống. Nhưng hầu hết chúng chỉ là danh sách đơn giản. Tuy nhiên, việc để lưu được các loại thông tin đó và đặc biệt là sự thực hiện các quy trình này thường xuyên trong chuồng đẻ luôn luôn có vẻ đầy thách thức.

Nghiên cứu tại Quebec và tại Cao đẳng Thú y của Trường Đại học Ontario Guelph (OVC) đang giải quyết một số vấn đề loại này. Một nghiên cứu ở Quebec, đã tiến hành cùng với nông dân chăn nuôi bò sữa, đã phát triển và đánh giá một công cụ tư vấn thực hành quản lý bê con và bò hậu bị. Công trình Đại học Ontario tương tự như thế cũng được thực hiện về vấn đề đánh giá sức sống của bê khi sinh và phát triển quy trình quản lý bê.

Một số lượng đáng báo động về số bê chết lúc sinh hoặc gần sinh, và một số lượng tương đương như thế đối vơi bê sau khi sinh. Có trong tay quy trình đỡ đẻ và chăm sóc cho bê, ghi nhận các dấu hiệu sinh, chăm sóc bê ngay sau khi sinh có thể giúp ca đẻ thành công với mất mát thấp nhất và có được các con bê khỏe mạnh.

Tiềm năng tiết kiệm

Một nghiên cứu kinh tế tại bang Iowa đã ước tính tổng chi phí chi cho một ca đẻ khó giống bò Holstein trung bình là 28,53 $, và thiệt hại do đẻ khó là 380 $. Tổn thất tương đối là 41% do sản xuất kém, 33% do sinh sản kém, 7,5% do bò mất và 17% do lỗ từ bê. Đối với bò già hơn, tổn thất sinh sản là 65% cho đẻ khó và cho sản xuất sữa thì ít quan trọng hơn.

Trong một bài viết trước tôi đã tính toán đến khả năng giảm tỷ lệ chết lưu tại Ontario xuống 2-3% từ tỉ lệ gần 8%. Một số nước Bắc Âu đã đạt được tỷ lệ thấp hơn.

Canada có thể đạt đến mức này? Tôi tin rằng chúng tôi có thể, nhưng số liệu thống kê hiện nay cho thấy chúng ta chưa bắt đầu di chuyển theo hướng này. Nếu chúng ta đã làm tổn thất bê thấp hơn tỷ lệ Scandinavian, thì chúng ta có thêm 17.500 bê được cứu sống với giá trị hơn $ 4 triệu USD.

Phỏng dịch: Võ Văn Sự.



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y