Bệnh Lưỡi Xanh Trên Trâu / Bò (Bluetongue Virus – BTV)
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa bệnh
2. Loài mắc bệnh
3. Các yếu tố truyền lây
4. Cách sinh bệnh
5. Triệu chứng và bệnh tích
6. Chẩn đoán bệnh
7. Phòng, chống bệnh
1. Định nghĩa bệnh
2. Loài mắc bệnh
3. Các yếu tố truyền lây
4. Cách sinh bệnh
5. Triệu chứng và bệnh tích
6. Chẩn đoán bệnh
7. Phòng, chống bệnh
Hình 1: Cấu trúc kháng nguyên bề mặt của bluetongue virus. |
Tại nước ta, chưa vó báo cáo nào cho thấy bệnh xuất hiện, nhưng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, trình độ chăn nuôi và quy mô đàn thú nhai lại ngày càng gia tăng thì cần có một nghiên cứu đầy đủ về sự tồn tại của bệnh tại nước ta trong thời gian tới.
1. Định nghĩa bệnh
Bệnh lưỡi xanh (Bluetongue virus – BTV) là một bệnh của động vật có ảnh hưởng đến tất cả các động vật nhai lại, bao gồm cừu, trâu, bò, hươu, nai, dê và lạc đà. Bệnh lưỡi xanh là một bệnh truyền nhiễm nhưng ít nguy hiểm trên loài nhai lại với đặc điểm sung huyết, phù thũng và xuất huyết. Bệnh do 1 loại Orbivirus trong họ Reoviridae (RNA virus). Gia súc mắc bệnh này bị sốt cao, phù thũng, lưỡi chuyển màu xanh, do nhiễm virus mà tác nhân truyền bệnh là muỗi, côn trùng, đặc biệt là loài muỗi vằn nhỏ có tên là Culicoides imicola. Tuy không gây nguy hiểm cho người, nhưng loại virus này lây lan rất nhanh trong gia súc và có tỉ lệ tử vong cao, có thể lên đến 30%.
2. Loài mắc bệnh
Dê, cừu, trâu, bò, lạc đà và nhiều loài thú nhai lại hoang rất mẫn cảm với bệnh. Tuy nhiên, bệnh lưỡi xanh chủ yếu xảy ra trên cừu và chỉ được báo cáo trên bò ở USA, Nam Phi, Israel và Bồ Đào Nha.
3. Các yếu tố truyền lây
- Động vật: Virus không lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua các phương tiện giữa các động vật vì không có vector truyền. Động vật có thể gây nhiễm thực nghiệm bằng cách tiêm máu động vật nhiễm bệnh. Do đó, bệnh có thể lây truyền qua khi điều trị một bệnh nào đó thì được xem là có thể xảy ra, nhưng không chắc chắn.
- Sản phẩm động vật và các phế phẩm: Thân thịt động vật và các sản phẩm như thịt và len không đóng vai trò trong truyền bệnh.
- Trang thiết bị và công nhân: không tham gia vào quá trình truyền bệnh.
- Tinh dịch và phôi: hiếm khi, virus được bài thải trong tinh dịch khi con đực nhiễm virus trong máu. Có nhiều khả năng virus bài thải nếu viêm đường sinh dục. Tinh dịch ô nhiễm có thể lây nhiễm sang con cái, nhưng điều này không bắt đầu một chu kỳ truyền bệnh trừ khi có vector côn trùng truyền chứa nhiều độc lực virus. Theo tổ chức chuyển cấy phôi quốc tế (IETS: International Embryo Transfer Society) cho rằng đối với phôi bò, phôi cừu nguy cơ lây truyền là không đáng kể với điều kiện là các phôi được xử lý đúng cách giữa thu và chuyển phôi.
- Vector: Ở vùng nhiệt đới, truyền virus có thể xảy ra bất cứ mùa nào trong năm nhưng hoạt động nhiều nhất vào mùa mưa. Ở vùng ôn đới, truyền virus thích hợp nhất là giữa mùa hè và mùa thu và dừng lại đột ngột khi có sương vào mùa đông.Có khoảng 180 loài muỗi vằn ở Úc, nhưng chỉ có tám loài Culicoides ở miền Bắc nước Úc đã được chứng minh là có khả năng lây nhiễm bởi virus bluetongue.
4. Cách sinh bệnh
4.1 Vòng đời của Culicoides
Con cái trưởng thành Culicoides hút máu thú, 2-6 ngày sau sẽ đẻ trứng vào các vùng đầm lầy. Tùy theo nhiệt độ, các trứng này sẽ nở sau 2-3 ngày thành larva (sâu con). Giai đoạn larva kéo dài 12-16 ngày rồi hóa nhộng, 2-3 ngày sau đó sẽ trở thành các Culicoides trưởng thành. Trong vòng 24 giờ, con cái trưởng thành sẽ hút máu và giao phối, chúng sẽ tiếp tục hút máu cho đến cuối đời (có thể 70 ngày tuổi). Các larva của ruồi ở vùng ôn đới có thể ngủ đông và thành con nhộng vào mùa xuân kế đó. Các loài Culicoides thường hút máu vào hoàng hôn, ban đêm hoặc bình minh và có thể di chuyển có khi rất xa nhờ các luồng gió mạnh. Tóm lại vòng đời của muỗi Culicoides được trình bày theo hình sau.
Hình 2: Vòng đời điển hình của một Culicoides |
4.2 Vòng truyền lây của virus BTV
Nhiễm trùng xảy ra qua vết đốt của loài muỗi Culicoides. Virus được mang đến hạch lâm ba gần đó và nhân lên đầu tiên ở đó trước khi phân bố virus đi khắp cơ thể. Sau đó, virus nhân lên tiếp tục trong lách, phổi, tủy xương và các hạch lâm ba khác. Ở cừu, BTV cũng nhân lên trong tế bào nội mạc mao quản và khác với ở bò, virus được chứng minh là xâm nhập qua nhau (placenta) và nhân lên ở phôi làm phôi chết, sẩy thai hoặc thai bất thường. Virus huyết đạt đỉnh cao nhất 2-3 tuần sau khi virus đi vào cơ thể. sau khi mắc bệnh, thời gian kéo dài và mức trầm trọng tùy thuộc vào chủng virus BTV.
Hình 3: Vòng truyền lây của bệnh lưỡi xanh qua cừu (bạn đọc tự nghiên cứu hình). |
5. Triệu chứng và bệnh tích
5.1 Thời gian ủ bệnh
- Ở cừu, thời gian ủ bệnh thường là 5 đến 10 ngày.
- Trâu bò giai đoạn virus huyết sau 4 ngày bị nhiễm, nhưng hiếm có triệu chứng.
5.2 Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
Ở cừu, mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy theo giống cừu, chủng virus và môi trường. Tỷ lệ mắc bệnh cao có thể lên đến 100%. Tỷ lệ tử vong từ 0-30%, nhưng có thể lên đến 70% ở giống mẫn cảm. Tỷ lện mắc bệnh và tử vong như nhau ở cừu (có sừng lớn). Bluetongue thường nghiêm trọng trên hưu đuôi trắng và linh dương ( gạt, sừng có nhiều nhánh) với tỷ lệ mắc bệnh 100% và tỷ lệ chết 80-90%.
Hầu hết trâu bò, dê và nai bắc Mỹ bị nhiễm là không có triệu chứng. Ở trâu bò tỷ lệ nhiễm lến đến 5%, nhưng hiếm khi chết. Ở một vài thú, có thể bị què hoặc suy dinh dưỡng trong 1 thời gian.
5.3 Các dấu hiệu lâm sàng
Phần lớn các trường hợp nhiễm Bluetongue thì không xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Khoản 1% cừu bị nhiễm và thỉnh thoản các loài thú nhai lại khác , bệnh nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Ở cừu: các dấu hiệu lâm sàng có thể bao gồm: sốt, tiết nước bọt quá mức, khó thở và thở hổn hển. Ban đầu, thú có chảy nước mũi rõ ràng; sau đó, trở nên nhày và khô tạo 1 lớp xung quanh lổ mũi. Mõm, môi, tai bị sung huyết; môi và lưỡi có thể bị sưng rất to. Đôi khi lưỡi bị tím tái và nhô ra khỏi miệng. Đầu và tai có thể bị phù nề. Miệng thường lỡ loét; các vết loét có thể lan rộng, niêm mạc bị hoại tử và bong tróc. Vành móng thường xung huyết và đau móng; thú thường bị què và có thể bị tróc móng nếu sử dụng để kéo xe. Cừu cái mang thai có thể bị xảy thai hoặc đẻ non. Các dấu hiệu lâm sàng khác bao gồm quẹo cổ, nôn mữa, viêm phổi hoặc viêm kết mạc. Tỷ lệ chết thay đổi tùy theo chủng virus. Phục hồi sau 3 hoặc 4 tuần. Các cừu sống sót có thể bị rụng lông ít hoặc toàn bộ (trụi lông).
Hình 4: Triệu chứng bệnh trên miệng và lưỡi cừu |
Hình 5: Cừu tiết dịch 2 bên mũi, loét mũi và tiết nước bọt qua mức (ảnh trái), móng cừu có nhiều đốm xuất huyết và sung huyết |
Ở trâu bò: thường là thay đổi bạch cầu tổng số và biến động nhiệt độ trực tràng. Hiếm khi trâu bò bị sung huyết, nổi mụn nước hoặc loét miệng; sung huyết quanh vành móng, tăng mẫn cảm hoặc nổi mụn nước và viêm loét đại tràng. Da hình thành các nếp gấp dày, đặc biệt là khu vực tử cung. Lỗ mủi bị loét và chứa dịch tiết. Vô sinh tạm thời có thể thấy ở bò đực. Các bò cái bị nhiễm, sinh bê con bị não nước hoặc liệt não. Triệu chứng lâm sàng có thể trở nên nghiêm trọng ở móng sau khi nhiễm vài tuần, như là xúc móng bởi móng chân bị thối. Các dấu hiệu cận lâm sàng trên dê bị nhiễm thường tương tự như trên trâu bò.
Mặc dù sự nhiễm trên thú nhai lại hoan dã thì không xuất hiện rõ, nhưng bệnh có thể trở nên nặng hơn ở 1 số loài. Ở linh dương và hưu, các triệu chứng thường gặp nhất là xuất huyết và chết đột ngột.
5.4 Bệnh tích
Ở cừu: mặt và tai thường phù nề. Da mũi khô và tiết dịch bên trong mũi. Vành móng thường xung huyết, có thể xuất huyết và lang rộng xuống móng. Xuất huyết điểm và lở loét trong khoang miệng, đặc biệt là trên lưỡi và niêm mạc miệng có thể bị hoại tử hoặc tím tái. Niêm mạc mũi và vòm họng có thể phù hoặc tím tái, xuất huyết khí quản và tắt nghẽn. Bọt đôi khi thấy trong khí quản và chất lỏng có thể thấy ở xoang ngực. Sung huyết và loét có thể thấy ở dạ múi khế. Xuất huyết điểm, tụ máu và hoại tử có thể thấy ở tim. Một vài trường hợp, sung huyết, xuất huyết và phù thấy trên khắp cơ quan nội tạng. Xuất huyết động mạch phổi là đặc trưng của bệnh này. Thêm vào đó, các cơ xương có thể xuất huyết hoặc hoại tử và bên trong các tế bào có chất lỏng gây phù nề.
Trên trâu bò: trâu bò được xem là vật chủ của bệnh này, nhưng thường không quan sát thấy dấu hiệu lâm sàng. Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm chảy nước mũi, nước bọt, sốt, viêm kết mạc, ủ rủ, tổn thương núm vú, què quặt, viêm vành móng và đôi khi tử vong. (Xem thêm: Bệnh lở mồm long móng )
Bệnh trên Dê: trên dê ít gặp hơn và ít nghiệm trọng hơn trên cừu. Sinh bệnh tương tự và dấu hiệu lâm sàng nhẹ hơn trên cừu.
Ở hưu nai:, các tổn thương nổi bật nhất thường là xuất huyết lan rộng đến xuất huyết toàn thân. Nai nhiễm mãn tính có thể có loét và hoại tử trong khoang miệng. Chúng cũng có thể bị các tổn thương trên móng như vết nứt hoặc bong tróc móng. Bệnh nặng và tử vong đã xảy ra trên hưu đuôi trắng ở Hoa kỳ, bệnh tích và cấu hiệu lâm sàng không thể phân biệt với EHDV.
Bệnh trên lạc đà: Lạc đà có thể bị nhiễm bluetongue virus, nhưng chưa có ca bệnh nào được ghi nhận.
6. Chẩn đoán
6.1 Thu thập mẫu
Sự nhiễm ở người đã được ghi nhận trên một công nhân làm trong phòng thí nghiệm, cần thực hiện biện pháp phòng ngừa hợp lý khi làm việc với loại virus này. Mẫu máu (dùng cho phân lập) và mẫu huyết thanh nên được thu từ những con thú có sốt, càng sớm càng tốt sau khi nhiễm. Mẫu máu được thu vào ống có chất chống đông. Lách, tủy xương hoặc cả hai nên được lựa chọn trong mổ khám. Mẫu máu và huyết thanh nên được thu từ những con cừu bị bệnh bẩm sinh. Mẫu bệnh phẩm: lách, phổi và mô não. Tất cả các mẫu nên vận chuyển lạnh nhưng không đông đá và gởi đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt.
6.2 Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán cần phân biệt với các bệnh sau: bệnh LMLM, bệnh dịch tả dê cừu, sốt viêm ác tính, Salmonella, viêm da mụn mủ truyền nhiễm, đậu cừu, thối móng. Trên trâu bò, hưu nai EHD (Epizootic Hemorrhagic Disease) cũng có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự.
6.3 Chẩn đoán lâm sàng
Bluetongue nên được nghi ngờ khi thấy các triệu chứng lâm sàng điển hình trong suốt thời gian có côn trùng hoạt động mạnh. Lịch sử gần đây của việc hư và thối móng củng hổ trợ cho việc chẩn đoán
6.4 Chẩn đoán cận lâm sàng
- Bluetongue có thể được chẩn đoán bằng phân lập virus trên trứng gà có phôi hoặc nuôi cấy tế bào.
- Test huyết thanh học đôi khi được sử dụng trong chẩn đoán. Kháng thể xuất hiện sau khi nhiễm 7-14 ngày và thường kéo dài.
7. Phòng, chống bệnh
Bluetongue nằm trong list A của OIE, bệnh bắt buộc phải công bố dịch.
7.1 Kiểm soát
Bluetongue lây truyền qua côn trùng, không lây qua tiếp xúc thông thường. Thuốc khử trùng không thể ngăn chặn sự lây truyền virus. Tuy nhiên, sodium hypochlorite hoặc 3% sodium hydroxide thì có hiệu quả. Kiểm soát côn trùng rất quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan của căn bệnh này; pyrethroid tổng hợp hoặc organophosphates có hiệu quả chống lại Culicoides (đỉa hút máu, giống như muỗi). Chuyển động vật vào chuồng vào buổi tối cũng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Ở những nước có bệnh Bluetongue hiện hữu thì vaccine được sử dụng để kiểm soát. Ở các nước như Mỹ, có vaccine nhược độc đặc hiệu theo từng dòng virus. Vaccine sống đa giá cũng được bán ở Nam Phi. Trong mùa vector phát triển mạnh, virus trong vaccine nhược độc có thể lây truyền cho những con thú không tiêm vaccine và có thể kết hợp với các chủng tự nhiên, kết quả tạo ra chủng virus mới.
7.2 Sức khỏe cộng đồng
Bluetongue không phải là mối đe dọa với sức khỏe con người. Tuy nhiên, một ca bệnh đã được ghi nhận trên một nhân viên phòng thí nghiệm, do đó nên có biện pháp phòng ngừa hợp lý khi tiếp xúc với loại virus này.
Nguồn: Vetshop VN
Receive articles via Email!