Thú Cưng Hay Thú Dữ: Cần Phân Biệt
Ảnh huấn luyện chó |
Nuôi chó Tây là sở thích của nhiều gia đình nhưng không phải ai cũng hiểu về giống chó mình đang nuôi.
Theo một số cửa hàng chuyên kinh doanh thú cưng trên phố Hồng Mai (Hà Nội), mỗi tháng họ xuất ra hàng chục con chó cảnh, có những loại người mua phải đặt trước cả tháng may ra mới có.
Một số giống chó nhỏ nhắn, hiền lành phù hợp với sở thích của các cô gái như Phốc sóc, Phốc hươu, Chihuahua… nhưng một số loài có tính hung dữ, ngoại hình to lớn, hiếu chiến như Ngao, Pitbull, Rottweiler… lại được những người chủ có cá tính mạnh, có điều kiện kinh tế ưa thích, bởi giá tiền những loại này có thể lên tới vài nghìn USD một con trưởng thành.
Nuôi thú cưng hay rước thú dữ về nhàẢnh minh họa
'Nếu chó được nuôi dưỡng trong môi trường hiền lành, được quan tâm, thường xuyên được dắt đi dạo chơi thì trở nên lành tính, ngoan ngoãn, không gây nguy hiểm cho người lạ. Ngược lại, nếu chó bị nhốt ở nhà lâu ngày, bị xích và ít khi tiếp xúc với người lạ, chó sẽ mắc bệnh tự kỷ và khi gặp người lạ, việc họ bị tấn công sẽ là đương nhiên'.
Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định cụ thể về vật nuôi trong khu dân cư, trong đó người nuôi phải chịu trách nhiệm quản lý chó của mình. Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội luật gia TPHCM - dẫn chứng
Theo quy định tại thông tư 8 ban hành ngày 4/8/2009 của Bộ NN - PTNT về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật nêu rõ các tổ chức cá nhân mà nuôi chó phải có trách nhiệm đăng kí, trình UBND xã phường để cấp sổ quản lý.
Dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi chó là phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người.
Anh Phạm Khánh Phương, chủ một trang trại nuôi chó cảnh ở Thái Bình, chia sẻ kinh nghiệm, người nuôi chó nên có những kỷ luật với thú cưng của mình để tạo cho chúng biết cách nghe lời. Trong trường hợp chó tấn công người hoặc vật nuôi khác thì thật bình tĩnh để xử lý:
Nếu các bạn có điều kiện thì nên cho thú cưng của mình vào các trường huấn luyện, khi ra đường nó sẽ nghe lời hơn. Nếu không có điều kiện thì ta có thể học một số lệnh cơ bản tự dạy ở nhà.
Khi chó của mình tấn công đối thủ, ta nên cầm 2 chân sau của nó nhấc lên hoặc dội nước lạnh vào người nó. Điều này sẽ làm con chó sẽ điềm tĩnh lại. Nếu la hét, tức giận hay hoảng loạn càng làm thần kinh con chó dữ tợn hơn.
Chó không chỉ là người bạn mà còn giúp con người trông coi, bảo vệ tài sản. Nhưng cũng có người coi chó như là thứ trang sức để khoe mẽ, thể hiện đẳng cấp mà không lường trước được chúng có thể gây nguy hiểm cho cộng động hoặc cho chính mình.
Vì vậy, trước khi quyết định mang một chú chó ngoại về sống chung, cần phải có những kiến thức cơ bản về cách huấn luyện cũng như cách xử lý khi bỗng nhiên thú cưng của mình nổi giận.
Theo Vũ Liễu - Đất Việt
Receive articles via Email!