Quy Trình Nuôi Cách Ly: Những Điều Cần Biết | Vetshop VN


Quy Trình Nuôi Cách Ly: Những Điều Cần Biết

Post by: | date: 24.7.15 Bình luận cho bài viết! | Print
Heo được nuôi cách ly trước khi nhập trại
Heo được nuôi cách ly trước khi nhập trại
Cách ly là công việc cần làm để bảo rằng lợn mới chuyển đến không ủ bệnh và ngăn chặn dịch bệnh mới lân lan vào đàn nhận. Thời gian cách ly có thể được thực hiện với bốn quy trình khác nhau.
Biên soạn: Heo Band

Bốn quy trình đó bao gồm: cách ly 3 tuần hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, cách ly 8 tuần và cách ly 12 tuần, tùy thuộc vào thời gian ủ bệnh được biết đến của các bệnh khác nhau. Việc cách ly cần chú ý hai yếu tố là thời gian và địa điểm được thể hiện cụ thể như sau:
  • 21 ngày cách ly trên cùng trang trại: Khoảng cách tối thiểu là 800m (1/2mile) với công nhân chăm sóc hoàn toàn riêng biệt. Đồng thời, có thể là cần thiết để trộn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi (300-500g/tấn của CTC hoặc OTC hoặc tylosin 100g/tấn) trong 3-4 tuần đầu tiên để ngăn chặn bất kỳ sự phát triển của bệnh. Lợn có thể được thử máu nhưng 21 ngày có thể là không đủ đối với một số bệnh.
  • 21 ngày cách ly hoàn toàn (cách ly được thực hiện trên trại khác): Cho phép kiểm tra (mặc dù ngắn) để thấy rằng heo mới không có ủ bệnh. Có thể thử máu trong giai đoạn này.
  • 56 ngày cách ly hoàn toàn: Điều này là cần thiết cho đàn không có tiền sử viêm phổi Mycoplasma và PRRS.
  • 85 ngày cách ly hoàn toàn: Đây là khoảng thời gian được ủng hộ của đa số bác sĩ thú y để có thời gian đủ dài để phát hiện các bệnh khó trị như viêm phổi Mycoplasma hoặc PRRS. Đồng thời, đối với nái sạch bệnh Mycoplasma hay PRRSV, đây cũng là thời gian cần thiết cho nái được lây nhiễm với PRRSV và đã qua thời gian bài thải virus để sau đó khi được đưa vào chuồng phối và chuồng đẻ chúng có kháng thể chống PRRSV nhưng không bài thải virus. Điều này đặc biệt đúng khi vắc xin sống PRRS được sử dụng.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi có thể quyết định phương pháp cách ly phù hợp, các nhà nghiên cứu đưa ra 3 trường hợp để tham khảo như sau:

1/ Trường hợp A

Cả trại bán và trại mua đều có mức an toàn sinh học cao như nhau và heo đều có tình trạng sức khỏe rất tốt. Ví dụ điển hình là âm tính với các bệnh: viêm phổi Mycoplasma, PRRS, Actinobacillus pleuropneumonia (APP). Thì các việc cần làm như sau:
  • Trọng lượng của lợn cái hậu bị 25-95 kg
  • Cách ly hoàn toàn trong 8 tuần. Vào cuối 7-10 ngày đầu tiên, dùng khoảng 5 lợn cai sữa (8-14 tuần tuổi) làm vật thí nghiệm, cho chúng vào tiếp xúc trực tiếp với các lợn cái hậu bị mới mua (khoảng 20 phút mỗi lần tiếp xúc, lập lại sau 5 ngày). Cho chúng tiếp xúc trực tiếp mũi với mũi. Số lợn thí nghiệm nên là 1 con cho mỗi 4 lợn cái hậu bị nhưng tối thiểu là 5 con. Sau đó, vào thời điểm cuối của 8 tuần cách ly, những con lợn thí nghiệm có thể được giết mổ và đánh giá bệnh tích nhằm kết luận xem chúng có bị các lợn hậu bị mới mua lây bệnh gì hay không. Nếu các lợn thí nghiệm không bị nhiễm bệnh gì thì tiến hành xác minh lại một lần nữa với trại bán rằng trong khoảng thời gian 8 tuần vừa qua, ở trại bán cũng không xảy ra dịch bệnh gì. Khi đó, có thể cho nhập đàn vào khu vực chờ phối.

2/ Trường hợp B

Trại bán có mức an toàn sinh học cao trại mua có dương tính với các bệnh điển hình như: viêm phổi Mycoplasma, PRRS, Actinobacillus pleuropneumonia (APP). Thì các việc cần làm như sau:
  • Tuổi của lợn cái hậu bị 12-24 tuần
  • Tiêm chủng (Mycoplasma, PRRSV và các bệnh khác theo yêu cầu) cho tất cả các nái mới đến ít nhất 6 tuần, 4 tuần và một lần nữa trước khi nhập đàn. Nếu sử dụng vacxin sống nhược độc PRRS thì thời gian cách ly tối thiểu là 12 tuần.
  • Cách ly hoàn toàn hoặc trên cùng trại trong ít nhất 8 tuần. Thực hiện thí nghiệm tiếp xúc bằng lợn cai sữa như trong trường hợp A trình bày ở trên. Đồng thời trộn kháng sinh trong thức ăn với 300-500g/tấn oxytetracycline hoặc chlortetracycline hoặc tylosin 100g/tấn trong 5 tuần đầu tiên của quá trình cách ly.
  • Phân tích mẫu máu 50% (tối thiểu là 5) của lợn cái hậu bị trong tuần 7.
  • Nếu các lợn cai sữa thí nghiệm (đã trình bày trong trường hợp A) không bị nhiễm bệnh gì thì tiến hành xác minh lại một lần nữa với trại bán rằng trong khoảng thời gian 8 tuần vừa qua, ở trại bán cũng không xảy ra dịch bệnh gì. Khi đó, có thể cho nhập đàn vào khu vực chờ phối.

3/ Trường hợp C

Cả trại bán và trại mua đều có mức an toàn sinh học trung bình như nhau và heo đều có dương tính với các bệnh như: viêm phổi Mycoplasma và PRRS. Thì các việc cần làm như sau:
  • Tuổi của lợn cái hậu bị 30-95 kg
  • Có thể cách ly hoặc nhập đàn trực tiếp nhưng cách ly ít nhất 7 ngày vẫn là lựa chọn an toàn nên được thực hiện. Nếu sử dụng vacxin sống nhược độc PRRS thì thời gian cách ly tối thiểu là 12 tuần.
  • Vẫn tiến hành tiêm phòng Mycoplasma mặc dù chúng đã phơi nhiễm từ trại bán
  • Trộn kháng sinh trong thức ăn với 300-500g/tấn oxytetracycline hoặc chlortetracycline hoặc tylosin 100g/tấn trong 5 tuần đầu tiên
Tài liệu tham khảo
1. Muirhead M. R., Alexander T. J. L. and Carr J., 2013. Managing Pig Health and the Treatment of Disease. ISBN 9780955501159
2. Arbroath, 2013. Nothing To Do With Arbroath. Swedish authorities demand mate for man's lonely pig.

Bảng đề xuất thời nuôi cách ly
Bảng đề xuất thời nuôi cách ly 
Theo: Channuoi.com.vn



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y