Virus Cúm Trên Đàn Heo Nái – Điểm Kiểm Soát | Vetshop VN


Virus Cúm Trên Đàn Heo Nái – Điểm Kiểm Soát

Post by: | date: 17.2.15 Bình luận cho bài viết! | Print
Virus cúm A gây bệnh trên heo
Virus cúm A gây bệnh trên heo
Bệnh cúm trên heo đã và đang được quan tâm đặc biệt do những khó khăn trong kiểm soát sự lây nhiễm ở các trang trại ngày càng nhiều. Một nguyên nhân dẫn tới điều đó là sự biến chủng nhanh và có sự khác biệt về mặt di truyền của virus cúm. Các biện pháp tiêm chủng hiện đang được sử dụng ở heo nái mang thai trước khi đẻ hoặc heo con có thể làm giảm tỷ lệ mắc cúm lúc cai sữa nhưng chúng không thể ngăn chặn hòa toàn lây truyền của virus. Chương trình tiêm chủng hiện tại có hiệu quả đáng kể làm giảm các triệu chứng lâm sàng và làm giảm các các thiệt hại về kinh tế do bệnh gây ra.


Dựa vào nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Đại học Minnesota về việc lưu hành và lây nhiễm virus cúm trong các đàn heo nái, các đàn heo hậu bị mới được công bố gần đây. Những con heo nái và hậu bị được kiểm tra 30 ngày/lần và heo con cũng được kiểm tra hàng tháng trong vòng một năm liền. Kết quả nghiên cứu cho thấy, heo nái hậu bị và heo con là mẫn cảm với virus hơn cả. Khoảng 8% của heo con và 19% nái hậu bị có kết quả xét nghiệm dương tính. Tuy nhiên có một sự khác biệt đáng kể giữa quy mô các trang trại khác nhau và điều kiện chăn nuôi khác nhau.

Heo hậu bị đóng một vai trò quan trọng trong dịch tễ của virus cúm. Heo hậu bị có vai trò đưa các chủng virus mới vào trại và cũng có thể đóng vai trò như bộ khuếch đại của virus đã có mặt trong các trang trại nếu chúng có hệ miễn dịch. Ngày nay, nhu cầu về giống con giống âm tính với virus cúm không còn quá quan trọng. Tuy nhiên sự ra đời những con giống có khả năng miễn dịch mà không đào thải virus cúm ra môi trường vẫn rất được quan tâm. Một cách đơn giản để làm được điều này đó là cách ly heo giống thay thế mới hoặc cách ly theo từng đơn vị, theo dõi chúng và chỉ nhập đàn khi chúng không còn bài thải virus. Ngoài ra, điều quan trọng là phải xem xét các chương trình vắc-xin cho heo hậu bị thay đàn trước khi đưa chúng vào đàn giống.

Một nhân tố quan trọng nữa là heo con trước cai sữa. Heo con đến độ tuổi cai sữa là một thách thức lớn vì chúng có thể dương tính với virus cúm mặc dù chưa có các dấu hiệu lâm sàng, chủ yếu là do sự hiện diện của kháng thể mẹ truyền. Một kết luận quan trọng là virus cúm không di truyền qua nhau thai, do đó heo con sinh ra có miễn dịch với virus.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ nhiễm trùng ở heo con tăng theo độ tuổi kể từ sau 10-14 ngày tuổi (tuần thứ hai), và ngay trước khi cai sữa, số lượng heo con dương tính với virus cúm là cao hơn. Nhìn chung, sự phổ biến của virus cúm ở heo con ở độ tuổi cai sữa trong trang trại dương tính là khá thấp nên đòi hỏi chẩn đoán rộng rãi với số lượng lớn con giống để biết liệu có tồn tại virus hay không. Trong trường hợp có nhiều chủng cùng tồn tại, các kháng thể của mẹ không có khả năng ngăn chặn hoàn toàn lây truyền virus thì heo con đến tuổi cai sữa có vai trò duy trì các chủng virus cúm tồn tại trong trang trại. Một thách thức nữa của hệ thống chăn nuôi nhiều chuồng là heo con cai sữa được chuyển đến các trang trại khác cách trang trại ban đầu một khoảng cách đáng kể, do đó heo con khi cai sữa được xem là một nguồn lây truyền virus giữa các trang trại và các vùng xung quanh. Khoảng một nửa số đàn giống khi cai sữa có thể dương tính với virus cúm ở Mỹ (kết quả không được công bố).

Ngoài ra, trong một nghiên cứu tương tự đã chứng minh rằng người ta thường thấy nhiều chủng đồng lưu hành trong đàn bò sinh sản. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng đều tồn tại với số lượng virus như nhau và sự xuất hiện hay biến mất của nó cũng dao động. Các chủng cúm lưu hành cùng nhau có thể thuộc chủng tương tự hoặc các phân nhóm khác nhau nên sự kiểm soát của virus trong trang trại trở nên khó khăn hơn nhiều. Thật vậy, trong nghiên cứu này cũng tìm thấy các chủng mới mà là kết quả của quá trình các chủng virus tồn tại song song ở trang trại, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ các chủng có mặt tại trại trước khi virus mới được đưa vào.

Những hiện của nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải có các quy trình phòng, chống virus cúm. Trong các quy trình cần chú ý hạn chế sự xuất hiện các biến chủng virus mới thông qua đàn heo giống cũng như giảm hoặc loại bỏ sự có mặt của virus cúm ở heo con cai sữa để chúng không trở thành nguồn lây truyền virus tiềm ẩn giữa các trang trại.

Thanh Huyền biên dịch
(theo pig333)



Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y