Chế Phẩm Sinh Học Trong Phòng Bệnh Và Tăng Trưởng Heo
Probiotic là những vi khuẩn có lợi cho động vật. |
Biên soạn: CTN-Heo
Trong điều kiện bình thường ruột lợn chứa một quần thể vi sinh vật phức tạp với hơn 400 loài khác nhau. Chúng có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Một số vi khuẩn cụ thể đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh đặc hiệu. Tác dụng của các chế phẩm sinh học được cho là thông qua các cơ chế sau:
- Trung hòa các độc tố trong đường ruột
- Kích thích hệ miễn dịch địa phương nơi chúng hiện diện
- Ngăn chặn sự bám dính của tác nhân gây bệnh trên bề mặt niêm mạc ruột bởi sự cạnh tranh vị trí bám (cạnh tranh không gian sống)
- Giảm số lượng các tác nhân gây bệnh bởi sự cạnh tranh không gian sống và nguồn dinh dưỡng
Các vi sinh vật thường được sử dụng trong chế phẩm sinh học bao gồm các vi khuẩn lên men (lactobacilli), nấm men (yeast), liên cầu khuẩn (streptococci), enterococci và các chủng E. coli không gây bệnh. Lactobacilli là phổ biến nhất và có ít nhất bảy chủng đã được xác định là có ảnh hưởng có lợi trên năng suất của vật nuôi trong điều kiện thí nghiệm. Về mặt lý luận, chúng sản xuất rất nhiều axit lactic nên gây ra một môi trường bất lợi cho một số loại vi khuẩn gây bệnh. Trên heo con, lactobacilli tạo môi trường axit cao trong dạ dày và giúp ngăn chặn sứ phát triển của các chủng E. coli gây bệnh tiêu chảy heo con.
Tuy nhiên, trong thực tiễn nhiều hỗn hợp chế phẩm sinh học đã được giới thiệu để sử dụng trong thức ăn cho lợn nhiều năm nay nhưng các kết quả trong sử dụng thực tiễn không ổn định. Điều này có lẽ là do chất lượng sản phẩm khác nhau giữa các nhà sản xuất, hoặc do cách bảo quản sản phẩm hay cũng có thể do các yếu tố khách quan khác trong hệ thống chăn nuôi như điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe thú...
Tác dụng phòng trị tiêu chảy E. coli trên heo con của các chế phẩm sinh học có thể là rất khó để đánh giá bởi vì việc sử dụng chúng thường bắt đầu sau khi heo con đã bị tiêu chảy rồi. Mà một khi đàn heo đã có bệnh, người chăn nuôi thường sẽ kết hợp nhiều biện pháp đồng thời, ví dụ như sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp với tăng cường vệ sinh tiêu độc sát trùng và tăng cường quản lý cùng vào-cùng ra. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tiêu chảy heo con sau đó sẽ được cải thiện rất nhiều. Nhưng kết quả này là nhờ chế phẩm sinh học hay biện pháp chăm sóc quản lý, hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố đã thực hiện thì rất khó để đo lường hoặc ít khi có điều kiện để phân tích rõ ràng trong điều kiện chăn nuôi thực tiễn. Ở một số trại, sau khi vấn đề tiêu chảy được cải thiện, để tiết kiệm chi phí, người ta đã ngưng sử dụng chế phẩm sinh học nhưng vấn đề tiêu chảy cũng không quay trở lại. Điều này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý cùng vào-cùng ra và việc vệ sinh sát trùng thường kỳ, nhưng cũng chưa đủ để hoàn toàn phủ nhận tác dụng của chế phẩm sinh học trong đời sống chăn nuôi. Rất có thể rằng việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ tăng cường thêm hàng rào bảo vệ đối với bệnh tật, nhất là cho heo con, tuy kết quả cụ thể vẫn còn khó đong đếm. Vấn đề là người chăn nuôi cần cân đối thu chi để quyết định xem có nên sử dụng chế phẩm sinh học hay không.
Một số nhà sản xuất cho rằng Lactobacilli có thể được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng trên heo nhưng số liệu thí nghiệm chưa đủ rộng để xác nhận tác dụng này có ý nghĩa thực tiễn hay không. Kinh nghiệm thực tế cho thấy là đối với heo mới cai sữa, một số đàn có đáp ứng tăng trọng tích cực đối với việc bổ sung chế phẩm sinh học. Bảng 1 trình bày các loại sinh vật có lợi thường được cung cấp trong các sản phẩm chế phẩm sinh học trên thị trường.
Bảng 1. Danh mục các vi sinh vật có lợi thường được sử dụng trong chế phẩm sinh học
| ||
Aspergillus niger
|
Enterococcus cremoris
|
Lactobacillus lactis
|
Aspergillus oryzae
|
Enterococcus diacetylactis
|
Lactobacillus plantarum
|
Bacillus coagulans
|
Enterococcus faecium
|
Lactobacillus reuteri
|
Bacillus lentus
|
Enterococcus intermedius
|
Leuconostoc mesenteroides
|
Bacillus licheniforms
|
Enterococcus lactis
|
Pediococcus acidilactici
|
Bacillus pumilus
|
Enterococcus thermophilus
|
Pediococcus cerevisiae (damnosus)
|
Bacillus subtilis
|
Lactobacillus acidophilus
|
Pediococcus pentosaceus
|
Bacteroides amylophilus
|
Lactobacillus brevis
|
Propionibacterium acidipropionici
|
Bacteroides capillosus
|
Lactobacillus buchneri
|
Propionibacterium freudenreichii
|
Bacteroides ruminocola
|
Lactobacillus bulgaricus
|
Propionibacterium shermanii
|
Bacteroides suis
|
Lactobacillus casei
|
Saccharomyces cerevisiae
|
Bifidobacterium adolescentis
|
Lactobacillus cellobiosus
|
Nấm men và các sản phẩm nấm men
|
Bifidobacterium animalis
|
Lactobacillus curvatus
| |
Bifidobacterium bifidum
|
Lactobacillus delbruekii
| |
Bifidobacterium infantis
|
Lactobacillus farciminis
| |
Bifidobacterium longum
|
Lactobacillus fermentum
| |
Bifidobacterium thermophilum
|
Lactobacillus helveticus
|
Tài liệu tham khảo
1. Muirhead M. R., Alexander T. J. L. and Carr J., 2013. Managing Pig Health and the Treatment of Disease. ISBN 9780955501159.
2. Richer, B. T. 2010. Feed Additives for Swine. National Swine Nutrition Guide.
Receive articles via Email!