Bệnh Sài Sốt Trên Chó (Canine distemper virus – CDV)
1. Căn bệnh học
Cấu trúc phân tử của Canine distemper virus. |
Virus nhạy cảm với tia tử ngoại, và hết sức nhạy cảm với nhiệt và khô. Nó bị phá hủy ở các nhiệt độ từ 50 - 60°C trong 30 phút; trong các mô bị cắt xén hoặc chất tiết, nó sống sót ít nhất 1 giờ ở 37°C và trong 3 giờ ở 20°C (nhiệt độ phòng). Tại nhiệt độ 0 - 4°C, nó sống sót trong môi trường đến hàng tuần; ít nhất 7 năm ở −65°C. Virus vẫn còn sống ở pH 4,5 - 9,0. Như một virus có envelope, nó nhạy cảm với ether và chloroform.
Vật chủ tự nhiên của virus là các loài động vật ăn thịt trên cạn (terrestrial carnivores). Chó là vật chủ chứa chính của virus sài sốt ở chó, và chúng có thể hoạt động như nguồn lây nhiễm cho loài hoang dã. Một số loài như gấu trúc Bắc Mỹ và chồn martens (Martes spp.), họ mèo có thể đóng vai trò là nguồn tàng trữ mầm bệnh truyền lây đến các quần thể chó. Ngoài ra, bệnh còn ghi nhận trên loài heo, khỉ, voi Châu Á.
2. Dịch tễ học
Sự bài thải virus xảy ra sau 7 ngày tiêm nhiễm thực nghiệm và có thể được bài tiết trong 60 - 90 ngày sau khi bị nhiễm. Virus chứa nhiều nhất trong các dịch tiết của đường hô hấp và thường lây lan qua dịch tiết khí dung. Tuy nhiên, virus có thể được phân lập từ hầu hết các mô cơ thể và các dịch tiết, kể cả nước tiểu. Bệnh truyền qua nhau thai khi chó mẹ bị virus huyết. Miễn dịch đối với bệnh sài sốt ở chó có thể kéo dài hoặc suốt đời, nhưng không phải là tuyệt đối, do bị stress, ức chế miễn dịch hay tiếp xúc với các cá thể bị bệnh. Hầu hết chó khỏi bệnh loại bỏ virus hoàn toàn, nhưng một số có thể chứa virus trong hệ thần kinh trung ương của chúng.
Bệnh có thể xảy ra trên chó ở mọi lứa tuổi, nhưng cao nhất từ 3 đến 6 tháng tuổi, khi mất kháng thể mẹ truyền trên chó con sau cai sữa. Chó brachiocephalic có tỷ lệ lưu hành bệnh, tỷ lệ tử vong và biến chứng thấp hơn các giống chó dolichocephalic. Nhiễm ghép với canine adenovirus (CAV)-2 có thể gây tử vong cao hơn ở chó con.
3. Sinh bệnh học
Virus sài sốt ở chó lây qua khí dung và tiếp xúc với biểu bì của đường hô hấp trên. Trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm, nó sinh sản trong đại thực bào ở mô và theo các mạch bạch huyết cục bộ đến hạch amydale và các hạch bạch huyết phế quản và gia tăng vào khoảng ngày thứ 2 - 4. Vào khoảng ngày thứ 4 - 6, virus sinh sản bên trong các nang lympho trong lách, lamina propia của dạ dày và ruột non, các hạch bạch huyết màng treo ruột, và các tế bào Kupffer trong gan. Theo máu, virus lây lan đến các biểu mô và mô thần kinh trung ương vào ngày thứ 8 - 9. Từ ngày thứ 9 - 14, virus lây lan đến nhiều mô như da, các tuyến ngoại tiết và nội tiết, biểu mô dạ dày ruột, hô hấp và niệu dục.
Virus có thể đi vào nhu mô não và tích tụ khoang quanh mạch. Ngoài ra, virus đi vào các đám rối màng mạch màng mạch của não thất thứ tư và nhân lên trong các tế bào biểu mô đám rối màng mạch. Trong tế bào ống nội tủy, virus đi vào các tế bào thần kinh đệm hình sao, nhân lên và lây đến các tế bào liền kề, các tế bào thần kinh đệm ít nhánh và neuron. Sự nhiễm virus trong tế bào thần kinh đệm ít nhánh dẫn đến thoái hóa myelin nguyên phát.
Kháng thể IgG đặc hiệu virus sài sốt ở chó trung hòa virus ngoại bào và ức chế lây lan giữa các tế bào. Chó bị nhiễm virus trong phôi thai và sơ sinh sẽ bị suy giảm miễm dịch và có thể nhiễm đồng thời với những virus khác như parvovirus, vi khuẩn như Clostridium piliforme, hay nguyên sinh động vật (protozoa) như Neospora caninum nặng nề hơn.
4. Biểu hiện lâm sàng
Bệnh có thể xảy ra ở chó nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất chó con không tiêm phòng 12 đến 16 tuần tuổi do mất kháng thể mẹ truyền hoặc không nhận đủ kháng thể mẹ truyền.
Có trên 50% trường hợp nhiễm CDV là cận lâm sàng. Các thể nhẹ của bệnh lâm sàng thì cũng phổ biến và các biểu hiện bao gồm lờ đờ, giảm ngon miệng, sốt và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tiết thanh dịch hai bên mắt – mũi có thể trở thành nhầy mủ với ho khan và khó thở. Viêm kết - giác mạc khô có thể phát triển sau khi nhiễm trùng toàn thân hoặc cận lâm sàng trên chó. Mất khứu giác vĩnh viễn là một di chứng sau khi bình phục bệnh sài sốt chó. Ngoài ra còn có các biểu hiện viêm da mụn nước và mụn mủ ở chó con, tăng sừng hóa ngón tay và mũi thường có nhiều biến chứng thần kinh.
Các biến chứng thần kinh của chó bệnh sài sốt là yếu tố quan trọng có ý nghĩa nhất ảnh hưởng đến tiên lượng và hồi phục từ bệnh truyền nhiễm. Sự thể hiện thần kinh thường bắt đầu 1 - 3 tuần sau khi hồi phục từ bệnh toàn thân. Có các biểu hiệu thần kinh như tăng cảm giác và cứng cơ cổ hay cứng cơ xương sống cổ; co giật, yếu cơ hai chi dưới cả bốn chi. Dạng co giật “nhai kẹo chewing-gum”, liên quan một cách điển hình với bệnh truyền nhiễm CDV, thường xảy ra trên chó phát triển nhũng não của thùy thái dương.
Chó con bị nhiễm trùng qua nhau thai có thể phát triển các biểu hiệu thần kinh trong 4 - 6 tuần đầu sau khi sinh. Tùy thuộc vào các giai đoạn mang thai mà sự nhiễm trùng xảy ra, sẩy thai, đẻ non hoặc đẻ chó con yếu ớt có thể xảy ra. Chó con nhiễm trùng trong tử cung mà sống sót có thể bị suy giảm miễn dịch vĩnh viễn. Ngoài ra, chó con nhỏ bị nhiễm trùng với CDV trước khi mọc của bộ răng vĩnh viễn có thể bị hư hại nặng nề ở men, ngà hoặc gốc răng (men hoặc ngà răng có hình dạng không đều, thiếu răng hay mẻ răng).
Men hoặc ngà răng có hình dạng không đều. |
5. Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán thực tế của sài sốt của chó chủ yếu dựa vào nghi ngờ lâm sàng. Hầu hết chó với bệnh nặng nề có các biểu hiện lâm sàng đủ rõ rệt để chẩn đoán có cơ sở, nhưng các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp trên của những chó già hơn thường bị chẩn đoán không chính xác là viêm khí – phế quản truyền nhiễm. Ngoài ra, một lịch sử đặc trưng của chó con không tiêm phòng 3 đến 6 tháng tuổi là một nghi ngờ chẩn đoán.
6. Điều trị bệnh
Chó với bệnh truyền nhiễm đường hô hấp trên nên được giữ trong môi trường mà sạch sẽ, ấm áp. Ngoài ra, làm sạch nước mắt – mũi và phòng ngừa phụ nhiễm vi khuẩn (thường với Bordetella bronchiseptica) với liệu trình kháng khuẩn phổ rộng và thuốc long đờm hoặc khí dung hóa. Lựa chọn kháng vi khuẩn đầu tiên tốt cho viêm phổi - phế quản bao gồm ampicillin, tetracycline, và chloramphenicol.
Ngưng ăn, uống và thuốc cấp đường miệng nếu thú bị ói mửa và tiêu chảy. Tiêm thuốc chống nôn và bổ sung dung dịch điện giải, như lactated Ringer nên được đưa vào đường tĩnh mạch hay dưới da, phụ thuộc vào tình trạng mất nước của chó bệnh.
Điều trị cho rối loạn thần kinh bằng dexamethasone (2,2 mg/kg, tiêm mạch máu [IV]); Kiểm soát co giật được tốt nhất với diazepam tiêm tĩnh mạch (parenteral diazepam; 0,5 đến 2 mg/kg, đặt trực tràng hay tiêm tĩnh mạch chậm).
Bảng thuốc, liệu trình điều trị bệnh sài sốt chó. |
7. Phòng bệnh
Miễn dịch mẹ truyền kháng CDV giảm còn một nửa trong thời gian 8,4 ngày. Có 3% kháng thể truyền sang chó con từ tử cung, và 97% truyền qua sữa đầu, dẫn đến có được hiệu giá kháng thể ban đầu trong chó con sơ sinh, mà hàm lượng tương đương 77% so với ở chó mẹ. Chó con không nhận đủ sữa đầu chỉ có được bảo hộ từ 1 đến 4 tuần. Kháng thể mẹ truyền thường mất đi lúc khoảng 12 đến 14 tuần tuổi. Cấp vaccin cho chó con tuần, khoảng 6 đến 16 tuần, sau khi chó con đã nhận được sữa đầu, cách nhau 3 đến 4 tuần.
Miễn dịch sau khi khỏi bệnh nhiễm tự nhiên hay sau khi tiêm vaccin nhắc lại có thể tồn tại đến hàng năm. Chó đã tiêm vaccin từ lâu có thể vẫn phát bệnh, khuyên tiêm phòng nhắc lại, dù cho đã có miễn dịch kéo dài bởi vaccin. Miễn dịch đối với bệnh sài sốt chó sau khi tiêm phòng nhắc lại được biết là kéo dài đến 7 năm.
Sử dụng vaccin chứa virus nhược độc cho bảo hộ ở chó trước kia chưa từng tiêm vaccin, khi tiêm truyền vaccin này vào mạch máu ít nhất 2 ngày trước khi có phơi nhiễm với CDV có độc lực, nếu tiêm vaccin này dưới da thì cần phải tiêm trước ít nhất 5 ngày. Việc tiêm mạch máu hay tiêm bắp thịt sẽ chỉ được áp dụng để tạo bảo hộ cho chó đã bị phơi nhiễm, chưa được tiêm vaccin. Việc tiêm vaccin vào mạch máu tạo bảo hộ nhanh chóng đối với bệnh sài sốt, tùy thuộc vào các cơ chế của miễn dịch cảm nhiễm, IFN hay miễn dịch qua trung gian tế bào.
Các vaccin MLV dòng Rockborn cho bảo hộ cao nhất và có khả năng gây bệnh lâm sàng do vaccin nhiều nhất. Tuy nhiên, sau khi tiêm vaccin và sau đó thử thách bằng virus có độc lực, thì chó có được “miễn dịch tinh khiết – sterile immunity”, có đặc điểm là không có nhân sao của virus hay không thay đổi hiệu giá kháng thể đã có. Ngược lại, các dòng và các chủng CDV khác của vaccin thường ít có khả năng gây bệnh lâm sàng do vaccin. Tuy nhiên, khi những con chó đã tiêm vaccin được đem thử thách, chúng có thể bị nhiễm bởi các virus có độc lực, là chỉ thị cho thấy bảo hộ kém đầy đủ đối với bệnh lâm sàng, sự gia tăng các hiệu giá kháng thể cũng cho thấy miễn dịch này là “không tinh khiết – nonsterile”. Các nghiên cứu thử thách với một số vaccin Onderstepoort cho thấy tạo được bảo hộ kéo dài 3 năm đối với bệnh lâm sàng.
Kiểm soát môi trường
Virus sài sốt ở chó thì vô cùng nhạy cảm với các chất sát trùng thông thường. Thú bị nhiễm là nguồn virus chủ yếu, do vậy chúng phải được cách ly khỏi những con chó khỏe mạnh khác. Chó thường bài thải virus trong sự bài tiết cho 1 đến 2 tuần sau khi bệnh toàn thân cấp tính. Những hồi phục đó từ bệnh toàn thân hoặc hồi phục được phát triển sau biểu hiện thần kinh (không có bệnh toàn thân) có thể vẫn bài tiết virus.
Nguồn: Vetshop VN
Theo: Infectious Diseases of The Dog and Cat - 4th Edition (Lê Việt Bảo dịch)
Receive articles via Email!