Các Khó Khăn Trong Phòng Chống Dịch PRRS
1. Đặc tính của virus PRRS:
Thường xuyên biến chủng. Giữa các trại : 93%, Giữa các heo trong cùng một trại : 4%, Trong cùng một heo : 3%; Lây nhiễm qua tinh; Tồn tại rất lâu trong cơ thể => Lưu cữu kéo dài trong trại.2. Đặc điểm miễn dịch chống PRRSV
Kháng thể không trung hòa xuất hiện sớm nhưng không có vai trò trong bảo hộ; Kháng thể trung hòa xuất hiện rất muộn (khoảng 4 tuần sau khi nhiễm); Tạo đáp ứng miễn dịch ngắn và không tạo hiệu ứng tái chủng; Bảo hộ chéo không rõ ràng.
3. Dịch tể bệnh PRRS ở Trung Quốc
Lây lan rất nhanh, Sốt cao, thời gian bệnh thường kéo dài 1-3 tuần.Trong một ổ dịch, heo chết trong vòng 5-7 ngày, tỷ lệ chết giảm trong vòng 3 tuần.Heo mọi lứa tuổi có thể nhiễm bệnh. Tỉ lệ bệnh từ 50-100%, Tỉ lệ chết từ 20-100%, thường 100% trên heo con theo mẹ, 70% ở heo choai, 20% heo thịt. Trên heo nái mang thai bị nhiễm, trên 40% bị sẩy thai, tỉ lệ chết biến động 10-30%.Dùng kháng sinh điều trị heo bị nhiễm thường không hiệu quả.
4. Vấn đề khó khăn trong kiểm soát
Sự bảo hộ của vaccine không chắc chắn: Tương đồng về chủng? Hiểu biết về miễn dịch?
Phương thức chăn nuôi của địa phương, Quản lý dịch bệnh của cơ quan thú y; Sự phối hợp của nhiều mầm bệnh trong các ca bệnh.
5. Các chủng virus PRRS
Trước 2007, chỉ 2 dòng virut PRRS - dòng NA và EU, chủ yếu dòng NA (TTB Liên & TT Dân, 2003, 2007; HTT Hương, 2009). Sau đó, chủng TQ chiếm đa số (65%), kế đến là dòng NA (32%), dòng EU ít nhất (1,3%) (NN Hải & VK Hưng, 2012).Sự phân bố các biến chủng khác nhau theo khu vực địa lý và năm dịch.
6. Phương thức chăn nuôi của địa phương
Chăn nuôi hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao (<10 nái hay <50 heo thịt), Nguồn tinh không đảm bảo. Không đảm bảo an toàn sinh học; Nuôi nhiều loài thú trong trại; Khoảng cách các hộ chăn nuôi gần nhau; Mua heo từ nhiều nguồn khác nhau.
7. Quản lý của cơ quan thú y
Khó khăn trong vấn đề quản lý : Tiêu hủy và kinh phí bồi thường, Kiểm soát lưu thông thú
Hạn chế về phương tiện chẩn đoán, Thông tin về vaccine...
8. Vấn đề về đa yếu tố của dịch
PRRS độc lực cao thường phụ nhiễm/đồng nhiễm với: Virus Dịch tả heo, Virus Porcine circovirus type 2 và Các loại vi trùng bao gồm Mycoplasma hyopneumoniae, Streptococcus suis; Actinobacillus pleuronemoniae, or Pasteurella multocida (Tian, et al., 2007).
9. Tại Việt Nam, nghiên cứu xác định các ca PRRS độc lực cao có liên quan đến tình trạng nhiễm ghép
PRRS + Haemophilus; PRRS + APP; PRRS + MH; PRRS + Streptococcus; PRRS + Leptospira (Cao van That, 2009); PRRS + Dịch tả.
Trong các xét nghiệm cả 2 virus PRRS và dịch tả tại Bệnh viện thú y (n=60)
15% âm tính cả 2 bệnh; 44% PRRS (+), dịch tả heo (-); 5% PRRS (-), dịch tả heo (+); 36% PRRS (+), dịch tả heo (+).
10. Chiến lược kiểm soát PRRS
Phòng phụ nhiễm + Tăng cường miễn dịch + giảm nguy cơ tiếp xúc.5 bước kiểm soát dịch bệnh PRRS:
- Xác định mục tiêu của trại
- Xác định tình trạng hiện tại của trại
- Hiểu và đánh giá được sự cách ly/giám sát
- Tìm giải pháp hữu hiệu
- Thực hiện và giám sát các giải pháp thích hợp.
Chi tiết:
- Mục tiêu của trại: Năng suất của trại, lâm sàng, tình trạng của trại. Sự ổn định: Đạt được và duy trì một tình trạng ổn định PRRS, không có sự lưu hành virus và truyền lây trong trại. Sự ổn định trong sản xuất các đàn heo con có tần suất nhiễm thấp PRRS. Giảm/ngăn chặn ổ dịch mới từ sự xâm nhập của virus mới vào trại. Giảm sự phơi nhiễm của virus trên heo trưởng thành
- Xác định tình trạng hiện tại của trại. Bức tranh lâm sàng, hiệu quả năng suất của trại, kết quả xét nghiệm. Tình trạng sức khỏe chung của trại (PRRS + bệnh khác), Tình trạng PRRS, Tình trạng nái hậu bị và phân loại đàn nái.
- Đánh giá được sự cách ly/giám sát. An toàn sinh học, hệ thống chuồng trại, tình trạng bệnh, con người, vận chuyển. Nuôi thích nghi heo hậu bị, Phân tích các yếu tố nguy cơ, Vị trí địa lý, Cùng vào cùng ra “all in - all out”, Phương thức thực hiện đúng đắn.
- Tìm giải pháp hữu hiệu: Phòng sự nhiễm bệnh – Tăng cường miễn dịch – Giảm sự tiếp xúc với mầm bệnh. An toàn sinh học, Chủng ngừa vaccine và sử dụng thuốc, Quản lý, Cùng vào cùng ra.
- Thực hiện và giám sát các giải pháp thích hợp. Tiêu chuẩn hóa phương pháp, dễ hiểu và thực hiện dễ dàng, tập trung vào mục đích phát triển của trại. Xác định các phương pháp và dự báo hiệu quả đạt được, Tiếp tục cập nhật thông tin, Giám sát phương thức thực hiện, Xét nghiệm, Theo dõi các thông số kỹ thuật và lâm sàng.
Thông điệp:
Dịch sốt cao liên quan đến PRRS vẫn còn là vấn đề nan giải. Vaccine PRRS mặc dù không bảo hộ hoàn toàn cho đàn heo nhưng nhìn chung việc dùng vaccine vẫn có khả năng làm giảm thiểu mức độ thiệt hại về bệnh cho trại. Dịch tả có thể sẽ là/phải là vấn đề đáng được quan tâm cùng với PRRS. Vấn đề quản lý và chống phụ nhiễm luôn cần thiết. Kiểm soát các bệnh PRRS, DTH và PED phải phối hợp nhiều biện pháp (an toàn sinh học, quản lý, vaccine phòng bệnh, kháng sinh chống phụ nhiễm, thức ăn, môi trường, …) thì mới có hiệu quả.
Kinh nghiệm sử dụng vaccine PRRS tại Trung Quốc (Hanchun Yang-Trung Quốc):
- Chọn 1 loại vaccine sống, không nên hai loại.
- Nên chủng ngừa trước khi cai sữa nếu trại có áo lực cao với tai xanh, loại độc lực cao ở heo cai sữa. Chủng ngừa lúc 3 ngày tuổi nếu tai xanh độc lực cao trên heo con.
- Nái hậu bị nên chủng trước khi phối giống 3 tháng, không dùng vaccine sống cho trại ổn định và âm tính.
- Trại âm tính: Không chủng ngừa vaccine, thực hiện nghiêm ngặt an toàn sinh học.
- Trại ổn định/không biểu hiện: Không chủng ngừa vaccine, thực hiện an toàn sinh học, theo dõi.
- Trại ổn định/ có biểu hiện: chủng ngừa vaccine và phòng phụ nhiễm.
- Trại không ổn định: chủng ngừa vaccine theo quy trình và phòng phụ nhiễm, theo dõi chặt chẽ.
Các kết quả đánh giá trong tiêm phòng vaccine PRRS cho heo nái:
- Giảm thời gian nhiễm trùng huyết và bài thải virus (lây lan).
- Bảo hộ không hoàn toàn, virus PRRS thực địa khác nhiều so với chủng vaccine hiện hữu.
- Giảm dấu hiệu lâm sàng, hữu ích làm chặn đứng ổ dịch.
- Hữu ích để tạo thích nghi cho heo cái hậu bị trong hệ thống chăn nuôi an toàn sinh học.
- Là công cụ trong hệ thống phức hợp để đo lường hiệu quả phòng bệnh.
Receive articles via Email!