Thuy Cam | Vetshop VN


Bệnh Dịch Tả Vịt (Duck Pestis - DP)

Vịt nuôi công nghiệp. Ảnh minh họa.
Vịt nuôi công nghiệp. Ảnh minh họa.
Bệnh dịch tả vịt (DTV) là bệnh truyền nhiễm do herpesvirus gây ra trên vịt, ngỗng, ngan và một số loài thủy cầm hoang dã khác. Bệnh xuất hiện lần đầu trên thế giới vào năm 1923 ở Hà Lan. 

Ở Việt Nam, những ổ dịch DTV được phát hiện trên các đàn vịt nuôi ở Hà Nội vào năm 1969, từ đó xuất hiện rộng rãi ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Nam bộ. Bệnh DTV thường truyền lây do tiếp xúc trực tiếp giữa đàn vịt bệnh và vịt khỏe. Hoặc có thể do tiếp xúc gián tiếp qua môi trường có mầm bệnh như các nguồn nước, người chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi..vv. Virut DTV có trong máu, phủ tạng và các chất bài tiết như phân, nước mũi, nước mắt từ vịt bệnh hoặc từ các loài thủy cầm hoang dã di trú theo mùa có mang trùng virut DTV được bài thải ra và tồn tại trong các nguồn nước ao, hồ. Những đàn vịt cảm thụ khác đến sinh sống trên các nguồn nước này sẽ bị nhiễm bệnh. Ở đồng bằng sông Cửu Long, bệnh DTV thường xảy ra quanh năm nhưng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 7. 

1. Căn Bệnh:

  • Do Herpesvirus gây ra. Họ phụ : – Herpesvirinae.
  • Acid nhân: AND có vỏ bọc.
  • Virus này không ngưng kết và không hấp phụ hồng cầu.
  • Sức đề kháng: nhạy cảm với ether và Chloroform.
  • Tác động của Trypsin, Chymotrysin, Pancreatic, Lipase… ở 37 độ C trong 18 giờ thì bất hoạt virus còn Papain, Lysozym, Cellulase, Dnase, Rnase thì không ảnh hưởng đến virus.
  • Bị tiêu diệt tại 56oC trong 10 phút, 50oC trong 90 – 120 phút.
  • Tại nhiệt độ phòng (22 độ C) 30 ngày mới mất tính gây nhiễm.
  • Tại pH = 3 và 11: virus bị bất hoạt 1 cách nhanh chóng.

2. Truyền Nhiểm Học:

  • Trong thiên nhiên DTV hạn chế trong những thành viên của họ Chân màng (Anatidae) gồm: vịt, ngỗng, thiên nga.
  • Bệnh thường xảy ra trên vịt nuôi các giống như: White Pekin, Khaki Cambell, Indian, Runner…, trên vịt xiêm (Muscovy Duck), ngỗng nuôi, thiên nga.
  • Lứa tuổi mắc bệnh: mọi lứa tuổi.
  • Động vật thí nghiệm: ngỗng con, vịt xiêm con, vịt con, gây bệnh qua nhỏ mắt, nhỏ mũi, uống, tiêm tĩnh mạch (I/V), tiêm bắp cơ (I/M)…
  • Chất chứa căn bệnh: máu, phủ tạng, nhiều nhất là gan, lách, ruột và các chất bài tiết.
  • Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa.
  • Bệnh nổ ra ở trên vịt nhà thường có liên quan đến môi trường thủy sinh bị ô nhiễm bởi vịt hoang mang mầm bệnh dùng chung 1 môi trường và vịt nhà thường tiếp xúc với vịt hoang bệnh.

3. Triệu chứng:

  • Thời gian nung bệnh: 3 – 7 ngày, tiến hành của bệnh 1 – 5 ngày.
  • Ở những đàn vịt sinh sản: tỷ lệ chết cao, chết đột ngột, thường chết là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
  • Xác chết mập, con trống khi chết có sự thoát dương vật 1 cách rõ rệt, sản lượng trứng giảm từ 25 – 40%.
  • Vịt sợ ánh sáng với nhắm 1 nửa mắt hoặc mí mắt khép lại, bỏ ăn, vô cùng khát nước, suy yếu, thất điều vận động, xù lông, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy phân xanh có nhiều nước nên lông vùng lỗ huyệt dơ bẩn.
  • Vịt liệt (không thể đứng được), xã cánh, đầu gục, suy yếu khi bắt buộc phải đi thì di chuyển bằng cách lắc đầu, cổ và người.
  • Vịt thịt 2 – 7 tuần tuổi thì biểu hiện mất nước, gầy ốm, mỏ xanh (màu xanh da trời), lỗ huyệt nhuộm máu.
  • Vịt có thể bị sưng vùng đầu, cổ, hầu do gelatin tích tụ dưới niêm mạc vùng này, đó là chất keo nhày màu vàng chanh.
  • Tỷ lệ chết cao 5 – 100%.

4. Bệnh tích:

Do tổn thương mạch máu nên xuất huyết điểm dày đặc trên khắp cơ thể, xuất huyết, tụ máu, chảy máu trên và trong cơ tim và ở những cơ quan nội tạng khác, ở những cấu trúc chống đỡ của cơ thể như: màng treo ruột, màng thanh mạc. Nội mạc và van tim cũng xuất huyết.


Xuất huyết tràn lan cơ thể, viêm ruột xuất huyết hình nhẩn.
Xuất huyết tràn lan cơ thể, viêm ruột xuất huyết hình nhẩn.
  • Gan, tụy, thận, ruột, phổi xuất huyết điểm.
  • Vịt mái: những nang ở buồng trứng xuất huyết, mất màu biến dạng. Khối xuất huyết từ buồng trứng có thể rớt vào xoang bụng. Ống dẫn trứng xung huyết, xuất huyết, hoại tử.
  • Lòng ống ruột, dạ dày cơ đầy máu. Cơ thắt giữa dạ dày tuyến và thực quản xuất huyết thành vòng.
  • Dạ dày tuyến xuất huyết.
  • Bệnh tích đặc biệt của bệnh: là trên niêm mạc đường tiêu hóa như xoang miệng, thực quản, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt lúc đầu xuất huyết trên bề mặt sau đó được phủ lên lớp vảy màu trắng vàng, kích thước 1 – 10mm gọi là nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Viêm ruột, xuất huyết hình nhẫn.
  • Gan hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim.

5. Chẩn đoán:

Chẩn đoán phân biệt.

Bệnh dịch tả vịt
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
Loài chân màng
Gia cầm (gà, vịt…)
Liệt
Không
Phù đầu, cổ đầu
Không
Nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa
Không
Xuất huyết cơ vòng giữa dạ dày tuyến và thực quản
Không
Xuất huyết dạ dày tuyến
Không
Xuất huyết hình nhẫn ở ruột
Không

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:

  • Lấy bệnh phẩm: máu, phủ tạng phân lập trên phôi vịt 9 – 14 ngày tuổi, đường tiêm màng CAM hoặc trên môi trường tế bào sợi phôi vịt.
  • Tìm kháng nguyên bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng trung hòa trên vịt.
  • Tìm kháng thể bằng phản ứng trung hòa, phản ứng ELISA.

6. Phòng bệnh:

  • Sát trùng chuồng trại, mái ấp, dụng cụ: phun xịt FARMCARE-3 (1/ 600), mỗi tuần 1-2 lần.
  • Hiện nay dùng vaccine sống, giảm độc để phòng bệnh có hiệu quả.
  • Việt Nam: vaccine do NAVETCO sản xuất. Dùng nhỏ mũi cho vịt con, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho vịt lớn cho miễn dịch 6 tháng.
Lịch chủng ngừa.
Vịt thịt : lần 1 lúc mới nở. Lần 2: 3 tuần sau
Vịt đẻ : 1 năm chủng ngừa 2 lần.

7. Điều trị:

Bệnh không có thuốc trị bệnh, khi đàn vịt phát bệnh biện pháp chủ yếu để giảm tỉ lệ chết là tăng cường sức đề kháng bằng việc nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc, cung cấp đầy đủ chất điện giải, vitamin có thể làm giảm tỉ lệ chết.

Khi vịt bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết rất cao tới 90%. Vì vậy khi bệnh mới chớm xảy ra, để có thể cứu vãn được một số những con chưa nhiễm bệnh, dựa trên cơ sở miễn dịch nhanh chóng của vacxin nhược độc dịch tả vịt (hiện tượng cản nhiễm).

Có thể phân lô thành đàn nhỏ, cách ly những con đã có triệu chứng bệnh, còn với những con chưa bị bệnh phải tiến hành tiêm phòng vacxin liều gấp 1,5-2 lần.

Bằng phương pháp đó sau 3 - 4 ngày, vacxin đã kích thích cơ thể miễn dịch chống lại bệnh dịch tả, nên những con chưa nhiễm bệnh có thể cứu sống được. Còn trong trường hợp bệnh đã phát ra rầm rộ gây chết tới 50 - 80% thì không nên tiêm phòng vì sẽ không có tác dụng nữa.

Khi vịt mắc bệnh Dịch tả, việc dùng kháng sinh để điều trị càng làm bệnh trầm trọng và tăng tỉ lệ chết. Khi vịt bệnh cần cho uống các loại thuốc hỗ trợ sức đề kháng sau: hỗn hợp đường Dextrose + Đạm đơn + Giải độc gan thận + Vitamin, điện giải liên tục suốt quá trình điều trị, giúp nâng sức khỏe, giải độc, loại thải độc tố.

Bệnh Viêm Gan Vịt ( Duck Virus Hepatitis)

Vịt con chết do bệnh viêm gan.
Vịt con chết do bệnh viêm gan.
Bệnh viêm gan vịt do virus (Duck Virus Hepatitis) là một bệnh truyền nhiễm chỉ xảy ra ở vịt con dưới 6 tuần tuổi (tập trung ở tuần thứ 3 trở xuống). Bệnh gây chết nhanh tập trung trong vòng 2-3 ngày. Tỷ lệ chết cao 20-80%. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1950 (chết 750.000 con, Cananda 1954, Ai Cập, Tây Đức 1958, Liên Xô (cũ) 1959 và nhiều nước khác trên thế giới).

I. Động vật cảm thụ

Chỉ có vịt bị nhiễm bệnh này. Bệnh chỉ xảy ra ở vịt con. Còn vịt già không bị.

II. Nguyên nhân

Bệnh gây nên do virus chủng Entrovirrus (chủng 1) thuộc nhóm Picornaviridae. trong nhóm này có ít nhất 3 chủng gây bệnh cho vịt.

Hệ Cơ Và Hệ Xương Của Gia Cầm

1. Hệ xương

Các phần của hệ xương gia cầm tương ứng như các động vật khác. Cánh gà tương ứng với cánh tay và bàn tay ở động vật bậc cao, cẳng chân và ngón chân tương ứng cẳng và ngón chân ở động vật, xương bàn chân của gà là sự nối tiếp và kéo dài ra từ xương chân của động vật.

Sơ đồ bộ xương gà
Sơ đồ bộ xương gà
1  Xương đầu; 2  Xương cổ; 3 - Cột sống; 4  Xương lưỡi hái; 5  Xương cánh; 6  Xương đùi; 7  Xương cẳng; 8 Xương bàn chân; 9 Xương ngón chân;

Phát Hiện Hội Chứng Giảm Đẻ Ở Vịt Do BYD Virus

Flavivirus nhìn dưới kính hiển vi điện tử.
Flavivirus nhìn dưới kính hiển vi điện tử.
Một Flavivirus mới cùng loài TEMBUSU, bắt đầu từ tháng 4/2010, một dịch bệnh nghiêm trọng do virus đã lan rộng khắp các vùng chăn nuôi vịt ở Trung Quốc, ngay cả trong mùa thu, khi mà hầu như không có hoặc rất ít muỗi hoạt động ở miền Bắc Trung Quốc. Những giống vịt bị ảnh hưởng (bao gồm vịt Bắc Kinh, ngan và vịt trời thuần dưỡng hay Ma Ya) biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ nhất là giảm đẻ trứng. 

Bệnh Ký Sinh Trùng Leucocytozoon Trên Gia Cầm, Thủy Cầm

Lê Văn Năm

I. Giới thiệu bệnh:

Đây là bệnh ký sinh trùng của rất nhiều loài gia cầm, thủy cầm và hoang cầm do một loại đơn bào có tên Leucocytozoon gây ra (Leucocytozoonosis). Căn nguyên ký sinh trong các tế bào máu (Hồng cầu, bạch cầu và đại thực bào) và trong các tế bào nội mô thuộc các cơ quan gan, lách, thận, phổi, tim, ruột, dạ dày cơ, dạ dày tuyến, buồng trứng, ống dẫn trứng và não bộ….(1,2,3).
Hình Leucocytozoon smithi trong tiêu bản máu.
Hình Leucocytozoon smithi trong tiêu bản máu.

Bệnh được Ziemam phát hiện từ năm 1898, căn nguyên gây bệnh đã được Berestneff phân lập, phân loại và xếp hạng vào năm 1904, đến năm 1908 được Sambon khẳng định lại.

Hỏi Đáp Về Chăn Nuôi Vịt

Vịt siêu thịt CV- Super M.
Vịt siêu thịt CV- Super M.

Giống vịt siêu thịt có tính ưu việt gì?

Vịt CV- Super M mà bà con nông dân ta quen gọi là vịt “Siêu Thịt” là giống vịt cao sản về năng suất và phẩm chất vịt. Vịt siêu thịt lần đầu tiên được nhập vào nước ta từ Anh Quốc qua dự án VIE/86 – 007 do Liên Hiệp Quốc tài trợ. Đợt nhập đầu tiên vịt bố mẹ thuần chủng vào thánh 11-89, sau đó nhập tiếp hai đợt giống ông bà thuần chủng vào tháng 9-1990 và tháng 8-1991.

Kết quả chăn nuôi từ năm 1990 đến nay, cho thấy giống vịt này thích nghi, phát triển tốt ở nước ta và có ưu thế hơn hẳn về sản lượng thịt so với các giống vịt địa phương.

Thụ Tinh Nhân Tạo Cho Vịt

1.Chọn vịt cái

Chọn vịt cái một ngày tuổi: Chọn những con mắt tinh nhanh, lông bông, không khoèo chân, không hở rốn, màu lông đặc trưng của giống là màu vàng cam nhạt, mỏ và chân vàng hoặc vàng nhạt.

Thao tác thụ tinh nhân tạo cho vịt.
Thao tác thụ tinh nhân tạo cho vịt.
Chọn vịt cái lúc 8 tuần tuổi: Vịt cái một ngày tuổi khi bắt về được nuôi theo quy trình nuôi vịt giống (ăn theo định lượng) đến 8 tuần tuổi tiến hành chọn theo đặc điểm ngoại hình và cân khối lượng để chọn. Về đặc điểm ngoại hình, chọn những con có ngoại hình, màu lông đặc trưng cho giống, cân đối, ngực nở sâu rộng, dáng đứng song song với mặt đất, không vẹo đuôi, không gù lưng, không ngoẹo cổ, chân không vòng kiềng, màu lông đặc trưng của giống là trắng tuyền có khối lượng 1,8-2,2 kg/con.

Kỹ Thuật Nuôi Vịt Lấy Trứng

Vịt giống hướng trướng.
Vịt giống hướng trướng.

1. Chọn vịt nuôi sinh sản

Chọn vịt lên giai đoạn sinh sản lúc 21 - 22 tuần tuổi. Thời điểm này tỷ lệ loại thải thấp hơn thời điểm chọn lên hậu bị. Loại thải những con không đạt tiêu chuẩn giống như bị bệnh, ngoại hình có khuyết tật... Vịt trống được chọn khắt khe hơn và ghép trống mái theo tỷ lệ 1 : 5,5 - 6. Khi sắp đẻ, vịt đã thay lông xong, bộ lông mượt trở lại. Nhìn bộ lông có thể đánh giá tương đối chính xác chất lượng nuôi dưỡng giai đoạn hậu bị. 


/

Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y