An Toàn Sinh Học Trong Chăn Nuôi Gia Cầm Thương Mại Quy Mô Nhỏ - P2 | Vetshop VN


An Toàn Sinh Học Trong Chăn Nuôi Gia Cầm Thương Mại Quy Mô Nhỏ - P2

Post by: | date: 20.5.13 Bình luận cho bài viết! | Print
Các yếu tố làm lây lan mầm bệnh tại trại chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ

Các biện pháp an toàn sinh học nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho gia cầm
Khi nào thì gia cầm mắc bệnh
  • Khi có đủ số lượng mầm bệnh gây bệnh cho gia cầm trong môi trường nuôi
  •  Khi sức đề kháng của gia cầm suy giảm
Mầm bệnh đến từ đâu:
  • Chuồng nuôi
  • Gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh
  • Độn chuồng và chất thải chăn nuôi
  • Thức ăn nước uống
  • Xe cộ, trang thiết bị chăn nuôi, máy móc
  •  Con người (CN, thú y viên, khách ra vào...)
  • Quần áo giày dép bảo hộ
  •  Vật nuôi khác và chim thú hoang
  1. Các yếu tố chính làm lây lan mầm bệnh tại trại chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ:
TT
Mầm bệnh đến từ
Thói quen, tập tục chăn nuôi dễ làm lây lan mầm bệnh
Nguy cơ lây nhiễm bệnh
1
Gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh
  • Mua gà, trứng không rõ nguồn gốc

  • Có thể mua phải gà, trứng của đàn mẹ bị bệnh
  • Mua giống từ chợ, hoặc nơi không rõ nguồn gốc
  • Con giống chưa được tiêm phòng bệnh bằng vaccine
  • Con giống có thể bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm, Niu-cat-xơn, Gum-bo-ro,... trước khi  mua về
  • Chở gia cầm bệnh chung với gia cầm khoẻ
  • Chở gia cầm đi qua vùng dịch
  • Không nuôi cách ly khi mới nhập về trại
  • Mang gà vịt bán không hết về lại trại chăn nuôi mà không cách ly
  • Dịch bệnh lây lan từ gà ốm, chết sang gà khỏe

  • Bán gà thịt không được kiểm dịch
  • Gia cầm bị bệnh bán chạy, hoặc vứt xác gia cầm chết
  • Làm phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường

2

Chuồng nuôi, bãi chăn

  • Gần nhau/ gần nơi ở
  • Gần chợ/gần điểm giết mổ/ trường học, bệnh viện…


  • Mầm bệnh dễ dàng lây lan từ nơi này sang nới khác, từ khu vực chuồng gà này sang chuồng gà khác; từ chợ, điểm giết mổ, đường xá đi lại …vào chuồng gà
  • Không có cổng/rào ở khu chăn nuôi
  • Không có biển báo nơi chăn nuôi
  • Không có hố sát trùng trước cửa ra vào khu chăn nuôi
  • Không có khoảng trống giữa khu chăn nuôi và lối đi
  • Người lạ, phương tiện vận chuyển, gia súc, chim chuột, côn trùng ra vào tự do, dễ dàng mang mầm bệnh vào trại



  • Không có nơi nuôi cách ly cho gà mới mua về, cho gà bệnh
  • Gà bệnh có thể lây bệnh cho gà khỏe
  • Không có nơi  nuôi gà úm riêng

  • Gà lớn có thể lây bệnh cho gà con
  • Không có nơi chứa và xử lý chất thải.
  • Mầm bệnh lây lan ra ngoài qua chất thải
  • Hệ thống thoát nước kém, nước thải tù đọng, tràn ngược vào trại mỗi khi trời mưa
  • Mầm  bệnh ra, vào trại qua hệ
  • thống nước thải
  • Chuồng gia cầm ẩm thấp, kém thoáng
  • Làm giảm sức đề kháng của gia cầm dẫn đến dễ mắc bệnh
  • Dùng chung bãi chăn; thả vịt trên bãi chăn hoặc trên đồng đã có vịt ốm đi qua
  • Mầm bệnh lây lan từ đàn ốm sang đàn khỏe

3

Độn chuồng và chất thải chăn nuôi


  • Độn chuồng ở vùng cạnh máng uống dễ bị ẩm, ướt

  • Tạo môi trường tốt cho mầm bệnh phát triển
  • Không có thời gian trống chuồng giữa các lứa nuôi
  • Mầm bệnh lưu giữ trong đàn gia cầm từ lứa này sang lứa khác
  • Không vệ sinh, sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh
  • Mầm bệnh lưu giữ và phát triển khi có điều kiện thuận lợi
  • Cho chất thải ra môi trường
  • Không ủ phân, không xử lý chất thải
  • Hệ thống thải nước kém
  • Làm phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường

4

Thức ăn nước uống


  • Sử dụng thức ăn thừa của đàn trước

  • Mầm bệnh lây lan từ thức ăn nhiễm bệnh
  • Dùng thức ăn ẩm mốc, thức ăn quá hạn sử dụng

  • Gà không ăn được, sức đề kháng giảm, mắc bệnh do độc tố nấm mốc hoặc dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
  • Dùng nước uống từ nguồn không đảm bảo
  • Dễ lây bệnh từ nguồn nước

  • Dùng nước bẩn, phèn, mặn cho gia cầm uống
  • Thiếu nước uống
  • Làm sức đề kháng giảm, gà dễ mắc các bệnh truyền nhiễm

5
Xe cộ, trang thiết bị chăn nuôi, máy móc

  • Dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển không sát trùng tiêu độc sau khi vận chuyển hoặc khi ra vào trại. Ví dụ: Ghe chở vịt không vệ sinh tiêu độc khi vận chuyển các đàn vịt chạy đồng;
  • lồng sọt không sát trùng tiêu độc sau khi mua bán; khay đựng trứng ít khi sát trùng tiêu độc
  • Mầm bệnh lưu giữ và phát tán ra môi trường, lây lan vào trại
6
Con người (CN, thú y viên, khách ra vào...)
  • Người chăn nuôi không vệ sinh cá nhân trước và sau khi vào trại, tiếp xúc và chăm sóc gia cầm
  • Khách viếng thăm tự do ra vào khu vực nuôi. Ví dụ người buôn bán vận chuyển, hàng xóm...
  • Người chăn nuôi đi lại thăm các trại, chợ, nơi có gia cầm ốm chết khác, hoặc đi vào vùng/ trại bị dịch trở về không vệ sinh cá nhân

  • Mầm bệnh được mang về khu vực nuôi hoặc bị phát tán ra ngoài môi trường
7
Quần áo giày dép bảo hộ
  • Không có giày dép chuyên dùng
  • Không có quần áo chuyên dùng cho chăn nuôi
  • Mầm bệnh có thể dính vào  chân tay, giày dép, quần áo của người chăn nuôi
8
Vật nuôi khác và chim thú hoang
  • Gia súc , chim, chuột, côn trùng ra vào khu chăn nuôi tự do
  • Gia cầm nuôi thả rông tự do ra vào trại và chuồng nuôi
  • Các loài vật khác mang mầm bệnh từ bên ngoài vào trại và ngược lại
Các yếu tố khác:

1.    Chăm sóc, nuôi dưỡng kém
2.    Sử dụng thuốc và tiêm phòng không theo đúng theo hướng dẫn

Các yếu tố làm tăng nguy cơ
Các thói quen không tốt của người chăn nuôi
Khả năng làm tăng nguy cơ lây nhiễm

1
Chăm sóc, nuôi dưỡng kém
  • Ăn không đủ chất dinh dưỡng
  • Thức ăn, nước uống không sạch sẽ
  • Chuồng nuôi chật chội, kém thông thoáng, ẩm thấp, không đủ ấm vào mùa đông, đủ mát vào mùa hè
  • Nuôi mật độ quá đông gia cầm Nuôi chung gia cầm khác lứa/ loài
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm giảm sức đề kháng của gia cầm, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm




  • Bệnh có thể lây lan từ loài này sang loài khác, từ gia cầm lớn sang gia cầm nhỏ
2
Sử dụng thuốc và tiêm phòng không theo đúng theo hướng dẫn

  • Không tiêm phòng
  • Tiêm không đủ liều
  • Tiêm không đúng lịch, không đúng đối tượng
  • Kỹ thuật tiêm không đúng
  • Bảo quản vac-xin không đúng
  • Không rửa và sát trùng dụng cụ thú y ngay sau khi sử dụng
  • Không ghi chép các số liệu về tiêu thụ thức ăn, nước uống, sức khỏe đàn gà hàng ngày
  • Tự mua thuốc chữa khi gia cầm bị bệnh
  • Gia cầm không có miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm hoặc miễn dịch không đầy đủ; gia cầm già, gia cầm sinh sản mang trùng, không phát bệnh, lây cho đàn khác khi có cơ hội
  • Mầm bệnh có thể lây lan qua dụng cụ tiêm phòng
  • Không phát hiện kịp thời các biến động bất lợi của đàn gà
  • Có thể làm biểu hiện lâm sàng thay đổi hoặc tạo ra sự kháng thuốc
Con người và các thói quen, tập tục chăn nuôi, buôn bán và tiêu dùng lạc hậu là yếu tố quan trọng làm dịch bệnh tồn tại, lây lan trong quần thể vật nuôi cũng như dọc chuỗi cung ứng

Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ
TT
Mầm bệnh có thể đến từ
Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh cho gia cầm
1
Chuồng nuôi, bãi chăn
  • Trại cách xa nhau, cách xa  khu dân cư, cơ sở công cộng
  • Có hàng rào, có cổng đóng mở được
  • Cổng luôn đóng để người lạ, gia súc, gia cầm không ra vào trại
  • Có khu nuôi cách ly. Nuôi cách ly gia cầm mới mua về, cách ly gà úm, gà bệnh.
  • Quy hoạch nơi chứa và xử lý chất thải riêng, cách biệt khu chăn nuôi
  • Nên có vùng đệm (khoảng trống) giữa các chuồng nuôi và đường đi, giữa nơi nuôi cách ly, nơi chứa chất thải với chuồng nuôi. Vệ sinh vùng đệm hàng ngày, chỉ cho người chăn nuôi vào vùng đệm. Không cho chó, mèo, gia súc thả rông vào vùng này.
  • Chuồng nuôi gia cầm cần được xây dựng có mái chắc chắn, hệ thống thoát nước tốt, có độ nghiêng nền chuồng dễ dọn rửa, có nền cao, thoáng mát, có lưới ngăn chim hoang dã.
  • Cần có đủ trang thiết bị chiếu sáng và thông gió
  • Chuồng trại đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
  • Có hố sát trùng trước lối vào trại. Đảm bảo hố thường xuyên có chất sát trùng
  • Không dùng chung bãi chăn với đàn khác
  • Không thả vịt qua bãi chăn đã có đàn khác bị bệnh đi qua

2

Gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh

  • Mua gà có nguồn gốc rõ ràng
  • Chỉ mua gà từ những trại được kiểm dịch không có CGC và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác
  • Chỉ mua bán gia cầm khỏe mạnh
  • Gà giống cần được tiêm phòng đầy đủ
  • Không chở gia cầm khoẻ chung với gia cầm bệnh.
  • Không chở gia cầm đi qua vùng dịch
  • Nuôi cách ly 2 tuần khi mới nhập gia cầm về trại
  • Không vứt xác gia cầm chết ra ngoài môi trường
  • Có trang thiết bị cho vệ sinh và tiêu hủy gia cầm chết

3

Độn chuồng và chất thải chăn nuôi


  • Chuồng nuôi cần được vệ sinh quét dọn hàng ngày
  • Độn chuồng cần khô và sạch.
  • Độn chuồng cần được thay mới mỗi khi thay lứa gà khác
  • Chuồng nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng và để trống ít nhất 2 tuần sau khi chuyển hết gia cầm đi
  • Định kỳ sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh
  • Môi trường xung quanh chuồng nuôi cần sạch sẽ, không có rác thải
  • Chất thải, độn chuồng cần được thu gom, xử lý để không bị ruồi bâu
  • Thường xuyên dọn cỏ và thau rửa đường ống thoát nước

4

Thức ăn nước uống


  • Thức ăn thừa của đàn trước không nên dùng lại.
  • Chỉ cho ăn thức ăn mới, không bị ẩm mốc, không quá hạn sử dụng, không bị nhiễm bẩn bởi bất cứ loại gia cầm hoặc chim hoang dã, chuột bọ nào
  • Sử dụng nước giếng khơi, giếng khoan cho gia cầm uống
  • Không cho uống nước bẩn, phèn, mặn ở rãnh, ao, chuôm, sông
  • Không để gia cầm thiếu nước uống

5

Xe cộ, trang thiết bị chăn nuôi, máy móc


  • Dụng cụ cho ăn và cho uống cần dễ rửa và sát trùng
  • Dụng cụ chăn nuôi cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
  • Có dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi riêng cho gia cầm mới nhập về hoặc gia cầm ốm
  • Mỗi khi thay đàn mới, dụng cụ chăn nuôi cần được vệ sinh sát trùng kỹ hơn
  • Quy hoạch nơi bốc dỡ hàng hóa bên ngoài trại, do đó các phương tiện vận chuyển sẽ không được phép vào khu vực chăn nuôi
  • Phương tiện vận chuyển cần được thiết kế sao cho dễ vệ sinh và sát trùng
  • Có thiết bị phun hoặc nhúng dùng để sát trùng phương tiện vận chuyển vào trại
  • Lồng đựng gia cầm, khay đựng trứng cần được vệ sinh sát trùng trước khi đưa vào trại

6

Con người (CN, thú y viên, khách ra vào...)


  • Người chăn nuôi không nên đến các trại khác, đi chợ gia cầm sống,
  • không đi vào vùng/ trại gia cầm bị bệnh, không tiếp xúc với gia cầm bị bệnh.
  • Có vòi nước và xà phòng để rửa tay trước và sau khi vào khu vực chăn nuôi
  • Khách tham quan (khách, hàng xóm, thú y viên, người mua bán, vận chueyern gia súc gia cầm...) không nên đi vào chuồng nuôi
  • Người chăn nuôi hạn chế tiếp khách trong chuồng nuôi
  • Người chăn nuôi cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng sau khi bắt gia cầm, cầm các sản phẩm gia cầm, các chất thải và sau khi dọn rửa các trang thiết bị chăn nuôi
  • Người chăn nuôi không uống, ăn hoặc hút thuốc trong khi bắt gia cầm, cầm các sản phẩm gia cầm hoặc chất thải

7

Quần áo giày dép bảo hộ


  • Người chăn nuôi cần thay giày dép, quần áo bảo hộ trước khi vào khu chăn nuôi
  • Nên có hố sát trùng để sát trùng giầy dép trước khi vào trại và vào chuồng nuôi. Người chăn nuôi và khách tham quan cần đi qua hố sát trùng trước khi vào khu vực trại.

8

Vật nuôi khác và chim thú hoang

  • Trại cần có hàng rào và cổng luôn đóng để ngăn vật nuôi khác và chim thú hoang ra vào trại

* Các biện pháp khác:

1.    Chăm sóc, nuôi dưỡng
2.    Sử dụng thuốc và tiêm phòng theo đúng theo hướng dẫn


Các biện pháp khác
 Các biện pháp, các hành vy có lợi trong hỗ trợ tăng đề kháng, tăng miễn dịch và giảm nguy cơ lây nhiễm

 1
 Chăm sóc, nuôi dưỡng
 Cho ăn uống đầy đủ, sạch sẽ
  • Chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi đầy đủ để đảm bảo mật độ nuôi không quá cao.
  • Có bạt che, quạt thông gió và ánh sáng cho chuồng nuôi
  • Đảm bảo trong chuồng khô, thoáng, mát, sạch
  • Chỉ nuôi 1 loài/1 lứa tuổi trong cùng một chuồng
2
 Sử dụng thuốc và tiêm phòng theo đúng theo hướng dẫn


 Có đủ trang thiết bị cho bảo quản vắc xin, thuốc thú y, hóa chất sát trùng, dụng cụ tiêm phòng.
  • Thực hiện chương trình phòng bệnh bao gồm cả việc tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm thường gặp trong vùng cho tất cả các loại gia cầm, theo hướng dẫn của thú y.
  • Tiêm đủ liều, đúng lịch, đúng kỹ thuật.
  • Bảo quản vaccine đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Dụng cụ thú y như các bộ syrin, dao kéo mổ khám,… cần được rửa và sát trùng ngay sau khi sử dụng
  • Giám sát tích cực hàng ngày, ghi chép tình trạng sức khỏe đàn gia cầm, số gia cầm chết.
  • Liên hệ ngay với cán bộ thú y để tư vấn về chuyên môn và thực hiện các biện pháp cần thiết khi có gia cầm bị bệnh.
03 nguyên tắc về ATSH:

-          Giữ khoảng cách
-          Giữ vệ sinh
-          Chủ động tiêu diệt mầm bệnh bằng  khử trùng
 
Không mang dịch bệnh về nhà
Không mang dịch bệnh ra ngoài

Xem thêm: An Toàn Sinh Học Trong Chăn Nuôi Gia Cầm Thương Mại Quy Mô Nhỏ - P1


Receive articles via Email!

In bài nàyPrint Download post as *.pdfDownload post as *.pdf


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y