Hạn Chế Đề Kháng Kháng Sinh Trong Chăn Nuôi - Thú Y
Ts. Võ Thị Trà An
Các cơ chế vi khuẩn đề kháng với kháng sinh. |
Mặc dù việc sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh cho người và thú đem lại nhiều thành công và có hiệu quả kinh tế, việc sử dụng kháng sinh đã đồng thời tạo nên một áp lực chọn lọc đối với vi khuẩn. Việc dùng kháng sinh sẽ luôn tạo ra sự đề kháng với chính nó ở một mức độ nhất định trong quần thể vi khuẩn. Bằng chứng rõ ràng nhất là khi kiểm tra các chủng vi khuẩn thời kỳ chưa sử dụng kháng sinh, các nhà khoa học không phát hiện sự đề kháng với kháng sinh cũng như bất kì gen liên quan đến tình trạng đề kháng thường gặp ở các chủng vi khuẩn đương thời. Áp lực chọn lọc đối với sự đề kháng kháng sinh xuất phát từ nhiều nguồn như việc sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh cho động vật và thực vật, kháng sinh dùng với mục đích kích thích tăng trọng trong thức ăn gia súc.
Hiện tượng đề kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng trong nhiều loài vi khuẩn gây bệnh cho người và gia súc đang là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Vi khuẩn đề kháng kháng sinh làm giới hạn khả năng điều trị nhiễm trùng, một số trường hợp dẫn đến tử vong do vi khuẩn gây bệnh đề kháng với hầu hết các kháng sinh đang điều trị. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn cho biết vi khuẩn có khả năng kháng với không chỉ những kháng sinh mới sử dụng mà còn kháng lại các ứng viên là kháng sinh trong tương lai. Hơn thế nữa, các chủng vi khuẩn không gây bệnh nhưng đề kháng kháng sinh hay đa đề kháng còn là nơi tồn trữ tính kháng thuốc để truyền cho những vi khuẩn gây bệnh khác.
Đề kháng với kháng sinh được phân loại gồm đề kháng tự nhiên (instrinsic resistance) và đề kháng thu nhận (acquired resistance). Vi khuẩn đề kháng tự nhiên với kháng sinh do chúng không có cơ chế tế bào cần thiết cho kháng sinh phát sinh tác động. Ví dụ, Enterobacteriaceae kháng vancomycin, vi khuẩn Gram dương (G+) kháng polymyxin B. Đề kháng thu nhận có thể xảy ra do đột biến nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn hoặc do vi khuẩn nhận các vật liệu di truyền (gene) liên quan đến kháng thuốc từ vi khuẩn khác. Do vi khuẩn có chu kỳ phát triển khá ngắn nên chúng rất linh hoạt trong biến đổi để thích ứng với những thay đổi của môi trường sống.
Đề kháng do đột biến nhiễm sắc thể nhìn chung xảy ra từ từ và là một tiến trình tích lũy. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng (in vivo), các kiểu đột biến này không đáng kể do hệ thống phòng vệ của cơ thể tiêu diệt đa số các chủng vi khuẩn đề kháng dạng này.
Hiện tượng đề kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng trong nhiều loài vi khuẩn gây bệnh cho người và gia súc đang là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Vi khuẩn đề kháng kháng sinh làm giới hạn khả năng điều trị nhiễm trùng, một số trường hợp dẫn đến tử vong do vi khuẩn gây bệnh đề kháng với hầu hết các kháng sinh đang điều trị. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn cho biết vi khuẩn có khả năng kháng với không chỉ những kháng sinh mới sử dụng mà còn kháng lại các ứng viên là kháng sinh trong tương lai. Hơn thế nữa, các chủng vi khuẩn không gây bệnh nhưng đề kháng kháng sinh hay đa đề kháng còn là nơi tồn trữ tính kháng thuốc để truyền cho những vi khuẩn gây bệnh khác.
Đề kháng với kháng sinh được phân loại gồm đề kháng tự nhiên (instrinsic resistance) và đề kháng thu nhận (acquired resistance). Vi khuẩn đề kháng tự nhiên với kháng sinh do chúng không có cơ chế tế bào cần thiết cho kháng sinh phát sinh tác động. Ví dụ, Enterobacteriaceae kháng vancomycin, vi khuẩn Gram dương (G+) kháng polymyxin B. Đề kháng thu nhận có thể xảy ra do đột biến nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn hoặc do vi khuẩn nhận các vật liệu di truyền (gene) liên quan đến kháng thuốc từ vi khuẩn khác. Do vi khuẩn có chu kỳ phát triển khá ngắn nên chúng rất linh hoạt trong biến đổi để thích ứng với những thay đổi của môi trường sống.
Đề kháng do đột biến nhiễm sắc thể nhìn chung xảy ra từ từ và là một tiến trình tích lũy. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng (in vivo), các kiểu đột biến này không đáng kể do hệ thống phòng vệ của cơ thể tiêu diệt đa số các chủng vi khuẩn đề kháng dạng này.
Đề kháng do trao đổi thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự lan tràn đề kháng với kháng sinh.Do vi khuẩn không có màng nhân, gen kháng thuốc có khả năng di chuyển dễ dàng hơn từ chromosom đến các vật liệu di truyền khác trong tế bào như plasmid. Giữa các vi khuẩn khác nhau, gen kháng thuốc có thể được trao đổi qua 3 cách:
- Tải nạp (transduction) là quá trình DNA được thực khuẩn thể (phage) sát nhập và chuyển cho một vi khuẩn khác;
- Biến đổi hay còn gọi là chuyển dạng (transformation) là quá trình một đoạn DNA trần (có nguồn gốc từ 1 tế bào vi khuẩn chết) đi vào một tế bào vi khuẩn và gắn vào các yếu tố di truyền của vi khuẩn đó nhờ tương đồng nhiễm sắc thể (crossover);
- Tiếp hợp (conjugation) là quá trình tế bào vi khuẩn cho (donor) tổng hợp yếu tố giới tính (sex pili) và gắn vào tế bào vi khuẩn nhận (recipient). Từ cầu nối này, một bản sao (copy) gen kháng thuốc nằm trên plasmid được chuyển cho vi khuẩn nhận. Trong quá trình tải nạp, vi khuẩn cần có điểm tiếp nhận phù hợp với phage trên bề mặt của chúng. Trong tiến trình biến đổi, DNA phải chèn vào bộ gen nhờ tương đồng về di truyền. Như vậy, với cả hai tiến trình này, vi khuẩn phải tương đồng về di truyền để sự tái tổ hợp có thể xảy ra. Dạng trao đổi này chỉ có thể xảy ra ở các loài vi khuẩn có mối liên hệ về di truyền. Trong khi đó, tiến trình tiếp hợp không có giới hạn này.
Sự đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn đã được nghiên cứu và ghi nhận với các cơ chế chủ yếu sau:
- Sản xuất enzym làm vô hoạt kháng sinh.
- Tạo ra enzym thay thế cho enzym mà kháng sinh tác động vào.
- Đột biến ở điểm tiếp nhận làm giảm gắn kết của kháng sinh với điểm tiếp nhận.
- Sửa đổi điểm tiếp nhận để giảm gắn kết của kháng sinh với điểm tiếp nhận.
- Giảm hấp thu kháng sinh vào tế bào vi khuẩn.
- Đẩy kháng sinh ra ngoài bằng bơm thoát dòng làm nồng độ kháng sinh trong tế bào giảm.
- Tạo quá nhiều điểm gắn kết với kháng sinh.
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
Không sử dụng kháng sinh khi không có nhiễm khuẩn. Có rất nhiều căn bệnh gây bởi các nguyên nhân không phải do vi khuẩn. Ví dụ, sử dụng kháng sinh để điều trị cho các triệu chứng được chẩn đoán là bệnh hô hấp kinh niên ở gà (CRD) trong khi căn bệnh thực sự là viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) hay viêm phế quản truyền nhiễm (IB).
Sử dụng với mục đích phòng nhiễm trùng chỉ khi chứng minh được hiệu quả của nó.Ví dụ, phòng nhiễm trùng hậu phẫu là cần thiết nhưng phòng bệnh bằng kháng sinh cho những trang trại có biện pháp an toàn sinh học tốt có khi là lãng phí.
Không sử dụng kháng sinh có phổ rộng hoặc kháng sinh thế hệ mới trong khi kháng sinh có phổ hẹp, kháng sinh cũ vẫn có hiệu quả. Nhìn chung, kháng sinh phổ rộng dẫn đến sự đề kháng của nhóm vi khuẩn không phải mục tiêu điều trị (non-target microorganism) nhanh hơn kháng sinh phổ hẹp bởi vì các kháng sinh này tạo ra áp lực chọn lọc lên một số lượng lớn hơn các vi khuẩn.
Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình dịch tễ và khả năng nhạy cảm kháng sinh của hệ vi khuẩn. Kết quả mẫn cảm kháng sinh từ các phòng thí nghiệm chẩn đoán thường dễ thiên lệch với khuynh hướng đề kháng cao hơn các mẫu lấy trước khi điều trị. Do đó, cần lấy mẫu ở cả trang trại, lò mổ và thực phẩm để biết sự đề kháng trong nhóm vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn thường trú.
Sử dụng đúng liều lượng, đường cấp và liệu trình. Sử dụng đúng liều lượng và đường cấp sẽ tránh được việc cung cấp dưới liều điều trị (sub-therapeutic dose), nguyên nhân mất hiệu quả và tăng đề kháng. Trong điều trị hàng loạt hay điều trị nhóm cá, heo, gà (mass or group medication), cả con vật bệnh và con vật khỏe đều cần được cấp thuốc ở liều điều trị nhằm ngăn chặn sự lan tràn của bệnh hoặc sự tái phát sau đó. Thời gian của một liệu pháp kháng sinh cũng không được quá ngắn (dưới 3 ngày) cũng không nên quá dài khi hệ thống phòng vệ có thể tiếp tục loại trừ mầm bệnh.
Không tự ý kết hợp nhiều kháng sinh khi không cần thiết. Kết hợp bừa bãi hoặc kết hợp quá nhiều kháng sinh có thể gia tăng độc tính, đối kháng dược lý và gia tăng đề kháng. Nếu kết hợp kháng sinh với mục đích ngăn ngừa đề kháng, các kháng sinh thành phần phải sử dụng nguyên liều lượng.
Có kế hoạch xoay vòng/ luân chuyển việc sử dụng kháng sinh. Cần có sự ghi chép cẩn thận và liên tục việc sử dụng kháng sinh trong cả thức ăn, nước uống hay tiêm chích của một trang trại. Điều này hỗ trợ việc sử dụng đúng, đủ và là cơ sở cho việc thay đổi kháng sinh theo chu kỳ 3 - 6 tháng ngay cả khi chưa phát hiện đề kháng với kháng sinh đang sử dụng.
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
Giảm sử dụng kháng sinhbằng cách:- Tăng cường biện pháp vệ sinh môi trường (tẩy rửa, làm khô, dùng chất sát trùng, khử trùng) để hạn chế mầm bệnh;
- Quản lý chăn nuôi tốt. Ví dụ, quản lý heo nái đẻ tốt, tránh các tổn thương cơ học ở cơ quan sinh dục sẽ hạn chế được việc dùng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hậu sản. Quản lý heo con sai sữa tốt, hạn chế tốt đa stress sẽ hạn chế được lượng kháng sinh phòng trị tiêu chảy cho heo sau cai sữa;
- Cấm dần việc sử dụng kháng sinh như chất kích thích tăng trọng, thay vào đó là các chế phẩm sinh học (enzym, vitamin, prebiotic…) hoặc các chất kích thích có nguồn gốc thực vật;
- Phòng bệnh bằng vắc xin thay thế việc phòng bệnh bằng kháng sinh.
Có qui định về việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, phòng mạch, nhà thuốc như phân loại các kháng sinh được kê toa tự do, nhóm dùng cho các mục đích đặc biệt, nhóm dự phòng.
Cách ly con bệnh khi nhiễm trùng có tính lây lan hoặc có thể mang vi khuẩn đề kháng.
Thông tin về lượng kháng sinh sử dụng, số liệu về nhạy cảm kháng sinh, tần xuất đề kháng của vi khuẩn phải được công bố và cập nhật trên các phương tiện thông tin chuyên ngành.
Giáo dục nhân viên y tế, thú y, người sản xuất và phân phối thuốc, người chăn nuôi, và người tiêu dùng về việc sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả thông qua các khóa học, hội thảo và các phương tiện thông tin đại chúng.
UV-Việt Nam
Receive articles via Email!