Chương Trình Nuôi Dưỡng Heo Sinh Sản
Heo hậu bị. Ảnh minh họa. |
I. Chương trình nuôi dưỡng heo nái hậu bị
Chăm sóc và nuôi dưỡng heo hậu bị đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi một đàn nái sinh sản có năng suất cao nhất:Chọn con giống:
- Đẻ nhiều con
- Sữa nhiều nuôi con giỏi
- Nạc tương đối
- Không rõ nguồn gốc giống
- Dinh dưỡng cho heo thịt không thích hợp với heo hậu bị
- Các bệnh tật trong lúc nuôi thịt sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh sản sau này: viêm phổi, đau chân…
Dinh dưỡng:
Heo cai sữa đến 70-90 kg cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng heo con.Heo từ 70-90 kg trở lên chuyển qua sử dụng cám heo nái nuôi con cho tới khi heo này được phối giống. Đây là giai đoạn heo hậu bị phát triển khung xương, hình dáng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo ra heo hậu bị đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng heo đẻ khó sau này.
Thức ăn không được có nấm mốc, độc tố, hóc-môn kích thích tăng trưởng, melamine… Độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt, không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng ảnh hưởng tới việc phát dục của hậu bị như: chậm động dục, buồng trứng không phát triển, nặng hơn là vô sinh, thậm chí làm heo bị ngộ độc…
Thú y:
Trước khi phối giống 2~3 tuần cần phải thực hiện chương trình vacxin khuyến cáo:- Dịch tả - SFV
- Lở mồm long móng – FMD
- Giả dại – AD
- Parvovirus – Pv
- Có thể tiêm vaccin: PRRS, Circovirus Typ2 ( không bắt buộc )
- Tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin
- Kháng sinh: định kỳ sử dụng cám thuốc để phòng ngừa triệt để heo hậu bị bị bệnh ho, viêm phổi, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu sau này.
Yếu tố khác:
Chuồng nuôi heo hậu bị phải đủ thời gian chiếu sáng trong ngày là 16 giờ. Cho heo hậu bị tiếp xúc nọc vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn nọc có kinh nghiệm và tính hăng cao. Cho tiếp xúc 10 - 15 phút mỗi ngày. Tuổi phối giống là 7.5-8 tháng sau lần lên giống thứ 2. Điểm thể trạng 3-3,5. Độ dày mỡ lưng 20-22mm. Trọng lượng 120-130 kg.
Mang thai là khoảng thời gian dài nhất trong một chu kỳ sản xuất của heo nái (114 ngày). Trong giai đoạn này, thức ăn tiêu thụ nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả nuôi nái sinh sản, nhưng lại khó đo lường ngay được nên thường hay bị xem nhẹ. Điều này dẫn đến thất bại trong chăn nuôi nái sinh sản. Có quan niệm cho rằng thức ăn cho nái mang thai chế biến thủ công có thể giúp nái khỏe mạnh nhưng năng suất sinh sản thì không được như mong muốn.
Một chương trình nuôi dưỡng đúng phải đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, duy trì và dưỡng thai của nái. Vì vậy, đòi hỏi người nuôi nái phải hiểu được ý nghĩa đầu tư của từng xúc cám mà mỗi ngày ta cho nái ăn. Sau đây là một số điểm cần chú ý để nuôi dưỡng nái mang thai:
II. Chương trình nuôi dưỡng heo nái mang thai
Mang thai là khoảng thời gian dài nhất trong một chu kỳ sản xuất của heo nái (114 ngày). Trong giai đoạn này, thức ăn tiêu thụ nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả nuôi nái sinh sản, nhưng lại khó đo lường ngay được nên thường hay bị xem nhẹ. Điều này dẫn đến thất bại trong chăn nuôi nái sinh sản. Có quan niệm cho rằng thức ăn cho nái mang thai chế biến thủ công có thể giúp nái khỏe mạnh nhưng năng suất sinh sản thì không được như mong muốn.
Một chương trình nuôi dưỡng đúng phải đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, duy trì và dưỡng thai của nái. Vì vậy, đòi hỏi người nuôi nái phải hiểu được ý nghĩa đầu tư của từng xúc cám mà mỗi ngày ta cho nái ăn. Sau đây là một số điểm cần chú ý để nuôi dưỡng nái mang thai:
Cho ăn hạn chế ngay sau khi phối giống
- Chỉ cần cho ăn đủ nhu cầu duy trì cho nái và phần nhỏ của bào thai
- Khuyến cáo cho nái ăn: 1.8-2.2kg/ngày từ khi phối giống đến 90 ngày mang thai
- Tăng cám giai đoạn sau 90 ngày tức là trước khi đẻ 23 ngày từ 2.5-3.2kg/con/ tới trước đẻ khoảng 1 tuần (107 ngày mang thai)
- Từ 107 ngày tới lúc đẻ cho nái ăn cám phù hợp và có thể giảm cám từ từ trước đẻ vài ngày và tăng cám từ từ sau đẻ.
- Thức ăn cho nái mang thai phải kiểm soát được độc tố và các chất dinh dưỡng sao cho không gây táo bón, không nứt móng, chất lượng cần phải được kiểm soát ổn định liên tục. Nhờ vậy, chương trình cho ăn mới dễ dàng kiểm soát được thể trạng nái. Vì nếu để heo mang thai bị táo bón thì bào thai sẽ yếu, chết, nái dễ bị viêm vú, viêm tử cung và mất sữa sau khi sinh… Thức ăn nái mang thai có bổ sung chất chiết xuất từ cây Yucca giúp tăng cường trao đổi ô-xy sẽ hạn chế được số thai chết trắng. Sử dụng xơ tiêu hóa để nâng giá trị thức ăn cho heo nái mang thai. Thường xuyên vệ sinh máng ăn để hạn chế nấm mốc phát triển.
Vaccin:
Cần tiêm vaccin dịch tả, FMD , AD, E.coli, Circovirus, PRRS… cho heo từ 80-100 ngày sau khi phối giống. Chủng ngừa vaccin nhằm mục đích tạo kháng thể thụ động cho heo con sinh ra. Định kỳ tắm ghẻ và tẩy nội ngoại ký sinh trùng cho nái.Cung cấp đủ nước sạch và mát cho nái mang thai.
Chống nóng và tạo sự thông thoáng cho nái mang thai được ngủ nhiều, đặc biệt là giai đoạn gần đẻ. Thường xuyên quan sát tình trạng vôi trong nước tiểu và mủ từ âm hộ. Bố trí chuồng trại sao cho khu nái mang thai được yên tĩnh, ít bị kích động bởi các hoạt động khác trong trại.III. Chương trình nuôi dưỡng nái nuôi con
Mục tiêu của chương trình nuôi dưỡng:
- Giúp nái cho sữa nhiều (heo con tăng trọng tốt hay trọng lượng cai sữa heo con đạt tiêu chuẩn: 6-7kg lúc cai sữa 21-25 ngày)
- Giúp nái được phối giống lại sớm sau cai sữa từ 4-7 ngày
- Thể trạng phải được duy trì hợp lý, kéo dài thời gian khai thác nái được nhiều lứa (trên 5 lứa), số con sinh ra được nhiều (trên 10 con)
- Heo con được sinh ra chênh lệch trong lượng lớn hơn 0.5kg thì lúc cai sữa chênh lệch trọng lượng sẽ lớn hơn 1kg.
- Heo con lớn hơn 1kg lúc cai sữa sẽ giảm hơn 10 ngày nuôi thịt.
- Cứ tăng trọng hơn 5gr/ngày so với heo bình thường lúc sau cai sữa thì sẽ giảm hơn 1 ngày nuôi thịt so với con bình thường.
- Heo con lúc cai sữa khoẻ mạnh thì sẽ dễ nuôi thịt hơn.
- Từ khi đẻ tới ngày cai sữa trọng lượng nái giảm ít hơn 15 kg (<30 ngày) thì sẽ lên giống sớm hơn và số trứng rụng nhiều hơn lúc lên giống lại sau cai sữa.
- Do vậy, muốn có năng suất tốt, cần phải thiết lập các chương trình dinh dưỡng chăm sóc thích hợp đối với heo nái và heo con.
- Phải đổi loại cám hợp lý trước khi nái đẻ khoảng 5-10 ngày. Giảm cám trước đẻ vài ngày, tăng cám từ từ sau đẻ đến sau 4 ngày là cho ăn tự do tức là ăn càng nhiều càng tốt từ 4-8kg/ngày/nái.
- Đảm bảo đủ nước uống cho heo nái từ 30-50 lít nước mát, sạch/ngày/nái.
- Phải đảm bảo mát cho nái và ấm cho heo con để nái ăn nhiều cám và heo con được ấm vì heo con dễ bị lạnh và tiêu chảy: nhiệt độ thích hợp cho nái là dưới 30oC và heo con là trên 30oC.
- Phải vệ sinh sát trùng tốt nhất là giai đoạn sau đẻ đến 7 ngày vì giai đoạn này nái rất dễ bị nhiễm trùng gây viêm vú viêm tử cung và mất sữa (MMA).
- Tiêm kích dục tố: Oxytocin, PGF2a (Lutalyse, Sui Prost, Han Prost) để loại trừ sản dịch sau khi đẻ, làm sạch đường sinh dục sau đẻ.
- Tiêm kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa viêm vú viêm tử cung: Oxytetracyclin, Amoxyciclin, PenStrep… vì giai đoạn này heo nái rất dễ bị MMA và các bệnh do stress mạnh gây ra.
- Có thể tiêm thêm vitamin ADE cho nái sau đẻ đối với người nuôi bằng thức ăn tự chế biến vì có vài trường hợp heo con bị sốc sắt khi tiêm lúc 3-4 ngày do thiếu vitamin E.
- Khu vực nái nuôi con phải đảm bảo đủ ánh sáng 24/24 giờ tức là phải có đèn vào ban đêm.
- Thức ăn nái nuôi con có Crôm hữu cơ giúp nái hấp thu tối đa lượng đường, bảo toàn thể trạng khi nuôi con.
- Chú ý việc vệ sinh sát trùng khâu ngoại khoa cho thật tốt, tránh bị nhiễm trùng do thao tác không đúng và mất vệ sinh: thiến heo đực, bấm răng cho heo con, cắt đuôi, rốn…
- Tiêm sắt cho heo con 1 lần (150-200mg) duy nhất ở giai đoạn 3-4 ngày tuổi.
Receive articles via Email!