Bệnh Sán Lá Gan Trâu Bò
Chu kỳ vòng đời của sán lá gan trâu, bò. |
1. Nguyên nhân:
Bệnh xảy ra do hai loài sán lá gan kết hợp với nhau là: Fasciola Gigantica và Fasciola Hepatica. Sán lá gan sống ký sinh ở gan, mật gây thoái hóa gan làm cho trâu, bò suy nhược, thiếu máu, giảm sức kéo, cuối cùng đổ ngã trong các vụ đông xuân ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc.Vòng đời của sán lá gan đi qua 2 loại ký chủ là động vật máu nóng như trâu, bò, dê, cừu, người... và ký chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt (Lymnaea). Sán lá gan trưởng thành sống trong ống dẫn mật trâu, bò, dê, cừu,..và đẻ trứng ở đó. Các trứng theo ống dẫn mật đến ruột, theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi nở thành ấu trùng có lông bơi trong nước và xâm nhập ký sinh trong loài ốc Lymnaea (một loại ốc vặn nhỏ thường sống ở ao đầm nước ngọt). Trong cơ thể ốc, 1 ấu trùng lông sinh sản vô tính thành khoảng 600 ấu trùng đuôi. Sau đó ấu trùng đuôi chui ra khỏi cơ thể ốc, bám vào các cây cỏ mọc ở dưới nước và hình thành kén bao bọc bên ngoài. Khi trâu bò ăn phải cây cỏ có dính kén sán sẽ mắc bệnh. Khi vào cơ thể trâu bò, màng ngoài của kén tan rã, ấu trùng được giải phóng và di chuyển từ ruột về gan, tại đây ấu trùng ăn mô gan để phát triển gây xuất huyết gan. Khi trưởng thành sán lá gan chui vào ống dẫn mật đẻ trứng và tiếp tục vòng đời. Từ lúc trâu bò ăn vào ấu trùng cảm nhiễm đến khi sán lá gan trưởng thành mất khoảng 10-12 tuần.
Chu kỳ vòng đời của sán lá gan trâu, bò. |
Bệnh sán lá gan trâu, bò có thể phát ra ở thể cấp tính đối với bê, nghé hay mãn ở trâu, bò trưởng thành, tùy theo trạng thái con vật và số lượng sán nhiễm. Khi nhiễm sán, sán lá non di hành làm tổn thương ruột, thành mạch máu, mô gan, nách, phổi... gây xuất huyết. Sán trưởng thành sống ở ống mật, thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật, mật bị ứ lại thấm vào máu gây chứng hoàng đản.
Sán tiết độc tố thấm vào máu gây trúng độc toàn thân và thường tiêu chảy mãn tính. Sán hút chất dinh dưỡng, hút máu súc vật để lớn (mỗi ngày từ 0,2ml máu/sán). ở trâu, bò bị nhiễm nặng hàng trăm sán thì số máu bị mất không ít. Khi vào cơ thể, sán là di hành còn đem nhiều loại vi trùng vào gan, máu và những cơ quan khác làm bệnh nặng thêm hoặc có thể phát sinh những bệnh truyền nhiễm khác.
Trâu, bò mắc bệnh sán lá gan cũng bị đẻ non, bị chết, sinh trưởng kém. Triệu chứng: Trâu, bò 1-2 năm tuổi bệnh thường phát ở thể cấp tính, nhiễm nặng dễ chết. Trâu, bò trưởng thành triệu chứng bệnh thường không rõ, cơ thể suy nhược dần, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông mốc xù xì, dễ rụng, thường thủy thũng ở mi mắt, yếm ngực, nhại lại yếu hay khát nước, ỉa chảy xen kẽ táo bón, ở bò cái gây xảy thai do lượng canxi trong máu thấp, lượng sữa giảm 50%, đôi khi có triệu chứng thần kinh, nếu không chữa trị con vật thường chết do kiệt sức.
2. Điều trị:
Có thể dùng một trong các loại thuốc sau để trị gia súc mắc bệnh:- Dertin B (thuốc do Hungari sản xuất) viên nén 100mg/viên, liều uống 2 viên/100kgP đôi khi gây phản ứng nhẹ, nhưng sau 13-14 giờ con vật tự khỏi.
- Fasciolid (thuốc Bungari sản xuất) dung dịch 25% tiêm dưới da 4ml/100kgP. Đối với bệnh cấp tính nên tiêm mỗi tháng 1 liều, tiêm liên tục trong 3 tháng.
- Dowenix (thuốc do Pháp sản xuất) dung dịch 25% tiêm dưới da 4ml/100kgP, sau 1 tháng tiêm lại lần thứ
3. Phòng bệnh:
Định kỳ tẩy sán lá gan để ngăn ngừa mầm bệnh. Tẩy 1 năm 2 lần cho toàn đàn bằng 1 trong các loại thuốc tẩy trên vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch; tập trung phân ủ theo phương pháp sinh vật học để diệt trứng sán và bảo vệ môi trường trong sạch; tiêu diệt vật chủ trung gian bằng cách phát triển chăn nuôi thủy cầm để ăn ốc (ốc là ký chủ trung gian) hoặc diệt bằng phương pháp vật lý hóa học: dùng vôi bột, sunphat đồng (CuSO4) để diệt ốc; vệ sinh bãi chăn thả và giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ; chăm sóc nuôi dưỡng tốt thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, đảm bảo nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò.Receive articles via Email!