Chuyên Gia Lý Giải Bầu Đức Nuôi Bò Được Siêu Lợi Nhuận | Vetshop.VN


Chuyên Gia Lý Giải Bầu Đức Nuôi Bò Được Siêu Lợi Nhuận

Đăng bởi: | ngày: 13.11.15 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Chỉ mới nuôi bò được hai năm nhưng Hoàng Anh Gia Lai đã gặt hái được siêu lợi nhuận và chuẩn bị nâng tổng đàn bò lên hơn 200.000 con.

Vốn lớn, cách làm hay

Nông trại chăn nuôi bò HAGL tại Attapeu, Lào. Ảnh: VTC
Nông trại chăn nuôi bò HAGL tại Attapeu, Lào.
Ảnh: VTC
Còn nhớ vào đầu năm nay, trao đổi với báo chí, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), ông Đoàn Nguyên Đức đã có tuyên bố gây sốc cho hay, chăn nuôi bò giúp HAGL gặt hái được lợi nhuận hơn hẳn tất cả các ngành mà tập đoàn đã đầu tư như thủy điện, mía đường, bắp, cao su, dầu cọ, và thậm chí là bất động sản thời cực thịnh.

Nhiều chuyên gia nông nghiệp đánh giá cao thành công của HAGL trong chăn nuôi bò, nhất là trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam dù đóng vai trò quan trọng nhưng đại đa số người dân vẫn chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún và bị doanh nghiệp nước ngoài không chế toàn tập.

TS Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng, có 3 yếu tố quan trọng bậc nhất trong chăn nuôi gồm giống, quy trình kỹ thuật chăn nuôi và nguồn thức ăn thì HAGL đều triển khai hiệu quả.

"Cái lợi của tập đoàn này là có vốn lớn, đầu tư nguồn giống tốt ngay từ đầu bằng cách nhập khẩu bò con của Úc. Họ chủ động được nguồn thức ăn nuôi bò và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật Úc nên năng suất cao, chất lượng đảm bảo".

Nói rõ thêm, chuyên gia nông nghiệp - GS.TS Võ Tòng Xuân cho biết, với diện tích đất 110.000 ha tại Campuchia, đến nay, HAGL đã đầu tư trồng được hơn 5.000 ha bắp, chủ động nguồn cung thức ăn cho bò. Tương tự, cánh đồng ngô của ông Đoàn Nguyên Đức ở Attapeu, Lào cũng bạt ngàn và được cơ giới hóa toàn bộ. Họ thu hoạch rồi xay ra cho bò ăn.

Còn ở vùng đất cằn cỗi của Tây Nguyên, tập đoàn này trồng các cánh đồng cỏ. HAGL chỉ nhập khẩu thức ăn tinh nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu vào thức ăn. Đàn bò được nuôi trong chuồng với thức ăn công thức được trộn từ cỏ, mật, bắp..., mỗi sáng được ra ngoài phơi nắng nên thịt rất mềm và ngon".

Cũng theo GS.TS Võ Tòng Xuân, ở trong Nam đã có nhiều trường hợp chăn nuôi bò như mô hình HAGL dù quy mô không lớn bằng.

Như trường hợp của ông Võ Quang Huy (huyện Đức Huệ, Long An) nuôi gần 5.000 con bò được nhập về từ Thái Lan, Ấn Độ, Ngoài ra, ông Huy cũng nhập tinh bò Úc, New Zealand về để phối với bò cái nội địa.

Hay ông Nguyễn Lợi Đức ở Tri Tôn, An Giang nuôi trên 500 con bò và đang phối giống tương tự như trên. Các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre cũng đang phát triển phát triển mô hình nuôi bò vỗ béo theo cách truyền thống của Việt Nam, cho ăn rơm rạ, cơm dừa, thức ăn tinh...

"Cách làm như trên phát huy được thế mạnh là thịt bò địa phương ngon, chỉ cần nhập giống, phối giống trữ để nuôi", GS.TS Võ Tòng Xuân nói.

Vị chuyên gia nông nghiệp nhấn mạnh, sự đầu tư của HAGL hay một số đại gia khác vào ngành chăn nuôi là một cách làm hay. Họ đầu tư bài bản, sản xuất theo quy trình kỹ thuật cụ thể dưới sự tư vấn của các chuyên gia, ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, có thị trường rõ ràng và bản thân nông dân cũng được hưởng lợi.

Khắc phục nỗi sợ TPP

Thành công trong chăn nuôi bò, ông Đoàn Nguyên Đức đã tự tin tuyên bố rằng, các doanh nghiệp đầu tư bài bản như HAGL, Vinamilk, TH True Milk... đều không "ngán" TPP, bất chấp trước đó có nhiều lo ngại rằng chăn nuôi sẽ là ngành dễ tổn thương nhất khi Việt Nam gia nhập TPP.

Chia sẻ với tuyên bố này của ông Đức, GS.TS Võ Tòng Xuân, ngành chăn nuôi Việt Nam có thể khắc phục nỗi sợ TPP bằng cách triển khai hướng chăn nuôi như ông phân tích ở trên, đó là dựa trên thế mạnh của địa phương là thịt ngon, chỉ cần nhập giống, phối giống trữ để nuôi và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật.

Ông dẫn chứng, Việt Nam cũng đang nuôi bò sữa, riêng TP.HCM đã có trên 100.000 con bò sữa, bà con nông dân được chuyển giao kỹ thuật để trồng cỏ, chăm sóc bò lấy sữa.

Khi họ phối giống, nếu ra bò đực thì chuyển sang nuôi bò thịt. Một hướng khác được GS.TS Võ Tòng Xuân chỉ ra là Việt Nam có thể phát triển các đàn gà ta, Người dân có thể lấy phân bò nuôi trùn quế bón lúa, cho ra hạt lúa hữu cơ, môi trường lại không bị ô nhiễm. Lúa hữu cơ làm thức ăn cho gà và Việt Nam có thể xuất khẩu sang các nước đối tác TPP thịt gà ta hữu cơ với giá gấp 3 lần gà công nghiệp của nước ngoài.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y