Mycoplasma hyopneumoniae: Khả Năng Gây Bệnh Và Vaccin | Vetshop.VN


Mycoplasma hyopneumoniae: Khả Năng Gây Bệnh Và Vaccin

Đăng bởi: | ngày: 22.1.15 Bình luận cho bài viết! | In bài này

1. Khả năng gây bệnh của M. hyopneumoniae

Lông rung bị cụt do M. hyopneumoniae
Vi khuẩn được tìm thấy chủ yếu trên bề mặt màng nhầy của khí quản, phế quản và phế nang. Dấu hiệu ban đầu của sự nhiễm bệnh chính là M. hyopneumoniae bám trên biểu mô nhung mao. Zhang và cộng sự (1995) đã xác định protein P97 của vi khuẩn là yếu tố bám dính vào vi nhung mao. Các yếu tố bám dính khác có thể kể đến gồm: glycoprotein 110kDa, protein P159 được tách sau khi đồng hoán với các protein kDa 27, 51, và 110 và một protein 146kDa. M.hyopneumoniaetác động lên hệ thống làm sạch trên màng nhầy bằng cách phá vỡ hệ thống nhung mao trên bề mặt biểu mô, và làm biến đổi hệ miễn dịch trên đường hô hấp.

Vì thế, M. hyopneumoniae khiến cho thú dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp khác như các vi khuẩn, kí sinh trùng và vi rút. Protein màng 54 kDa của M. hyopneumoniae có khả năng phá hủy tế bào trong dãy nguyên bào sợi trên phổi người. Tế bào biểu mô cũng có thể bị tổn thương do các chất sinh ra từ sự chuyển hóa của Mycoplasma, như các gốc peroxide hydrogen và superoxide.

Trong điều kiện thí nghiệm, các dấu hiệu lâm sàng điển hình như ho mãn tính, ho khan xuất hiện vào thời điểm 10-16 ngày sau khi heo bị nhiễm. Diễn tiến lâm sàng của bệnh trong trại nuôi có thể rất khác nhau giữa các đàn tùy vào chương trình quản lí, viêm nhiễm thứ phát và điều kiện môi trường. Ngoài ra, triệu chứng lâm sàng còn được quyết định bởi độc lực của các chủng M. hyopneumoniae, và vì thế, kiểm soát căn bệnh trở nên khó khăn hơn.

Bệnh tích đại thể, gồm những vùng phổi bị nhục hóa có màu từ đỏ đến xám, thường xuất hiện ở cả 2 bên phổi tại thùy đỉnh, thùy giữa, thùy tim và phần rìa phía trên của thùy hoành cách mô. Bệnh tích cũ hay các sẹo sẽ xuất hiện giữa các thùy phổi. Trong trường hợp chỉ bị nhiễm M. hyopneumoniae,bệnh tích đại thể sẽ được phục hồi trong vòng 12 - 14 tuần sau khi bị nhiễm. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích có thể dùng để chẩn đoán định hướng ban đầu, nhưng để kết luận thì cần phải thực hiện các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm. Vi khuẩn có thể được xác định dựa vào xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, nhưng xét nghiệm này có độ nhạy không cao. Huyết thanh học có thể được sử dụng để cho biết sự hiện diện của vi khuẩn trong một đàn, nhưng không phù hợp để chẩn đoán cho từng cá thể. Hiện nay, xét nghiệm PCR được xem là phương pháp nhạy nhất để xác định sự nhiễm bệnh.

Heo bệnh thường chảy mũi, khó thở, ho kéo dài, phổi viêm và nhục hóa đối xứng.

2. Vaccine phòng bệnh:

Tiêm phòng vaccine Mycoplasma cho heo con lúc 7 ngày tuổi và lặp lại lúc 30 ngày tuổi hoặc sau khi cai sữa 1 tuần. Ba loại vaccine phòng Mycoplasma hyopneumoniaephổ biến nhất hiện nay là:
  • M+Pac, Myco-Pac (Intervet Schering Plough) là vaccine nhũ dầu với tá dược độc quyền Emunade giúp đạt hiệu quả nhanh, kéo dài, ít tác dụng phụ và dễ tiêm. Vaccine này được khuyến cáo dùng cho heo con từ 7 – 10 ngày tuổi (IM/SC), tái chủng sau 2 tuần và nhắc lại mỗi năm.
  • Respisure-one (Pfizer) là vaccine vô hoạt có tá dược độc quyền Amphigen kéo dài thời gian miễn dịch và giảm thiểu tổn thương mô tại nơi tiêm. Vaccine này được khuyến cáo sử dụng cho heo 1 ngày tuổi trở lên với 1 lần tiêm đạt độ dài miễn dịch của heo con 7 ngày tuổi là 25 tuần.
  • Ingelvac-M.Hyo (Boehringer Ingelheim) là vaccine vô hoạt với tá dược Impran độc quyền giúp tạo miễn dịch nhanh, kéo dài với chỉ 1 lần tiêm chủng cho heo con từ 3 tuần tuổi trở lên, có thể bảo hộ đến 34 tuần sau khi chủng nhờ kích thích cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Vấn đề bảo quản và sử dụng vaccine: Phải tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo của Nhà SX và theo quy trình, tiêm buổi chiều mát,…

Xem thêm:



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y