Những Điều Cần Lưu Ý Trong Quá Trình Mổ Khám | Vetshop.VN


Những Điều Cần Lưu Ý Trong Quá Trình Mổ Khám

Đăng bởi: | ngày: 10.7.14 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Mổ khám trên heo con. Ảnh minh họa.
Mổ khám trên heo con. Ảnh minh họa.

1. Thời gian, nhiệt độ và sự phân huỷ xác

Thời gian mổ khám càng sớm càng tốt ngay sau khi gia súc, gia cầm chết.
  • Sau khi gia súc, gia cầm chết các tổ chức bên trong bắt đầu thay đổi cấu trúc, sự thay đổi có khuynh hướng phân huỷ hoặc hoá lỏng. Tốc độ phân huỷ tuỳ theo tổ chức của cơ thể gia súc hoặc gia cầm. Đầu tiên sự phân huỷ thường thấy là vùng thượng thận, niêm mạc của hệ thống tiêu hoá do hệ thống men, mật sau đó đến tuyến tuỵ, gan, thận và các tế bào thần kinh của hệ thống thần kinh trung ương. Những tổ chức phân huỷ chậm là tổ chức sợi, da, và xương.
  • Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong quá trình phân huỷ của xác chết: Một vài giờ xác chết dưới nhiệt độ mặt trời có sự phân huỷ rõ ràng trong khi đó bảo quản xác chết trong tủ lạnh có thể được một vài ngày. Xác chết bao bọc với lớp mỡ hoặc lớp lông dày tạo thành khả năng loại trừ nhiệt độ bên trong cho nên phân huỷ chậm.
  • Xác chết mặc dù có sự phân huỷ nhưng khi mổ khám vẫn phát hiện thấy bệnh tích biến đổi đại thể : máu không tiếp tục chảy, không tăng sinh, không sung huyết sau khi chết. Một ổ áp xe, dịch viêm, tắc mạch, tăng sinh tổ chức hạt, khuyết tật ở các van và nhiều bệnh tích khác không biến mất khi gia súc, gia cầm chết qua đêm thậm chí ngay ở nhiệt độ thích hợp cho xác phân huỷ.
Chú ý niêm mạc của các tổ chức rỗng bên trong như: cơ quan tiêu hoá đặc biệt là dạ dày, ruột thường tróc từng mảng lớn khi xác chết đã lâu. Điều này rất quan trọng trong chẩn đoán vì qua đó nhận định gia súc, gia cầm biến đổi đại thể do bệnh hay do tự phân huỷ.

2. Nơi mổ khám và xử lý

Gia súc, gia cầm nhỏ được đưa tới phòng xét nghiệm có đủ trang thiết bị để mổ khám, nhưng với đại gia súc như : trâu, bò, ngựa có khó khăn. Vì vậy đại gia súc có thể mổ khám tại cơ sở chăn nuôi hoặc nơi gia súc chết để chẩn đoán.

Khi nghi gia súc, gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm tuyệt đối tránh làm nhiễm bẩn nguồn nước, đất nơi mổ khám, sau khi mổ khám phải được tiêu độc sát trùng đúng quy trình .

Xác gia súc, gia cầm tuỳ theo điều kiện phải đốt, xử lý nhiệt độ áp xuất cao để diệt trùng trước khi tận dụng làm thức ăn gia súc, gia cầm hoặc chôn nơi đất cao, không có gia súc đến chăn thả. Đặc biệt với bệnh nhiệt thán xác gia súc chôn phải có các lớp chất diệt trùng, mả phải xây, rào xung quanh không cho gia súc chăn thả tiếp xúc.

Những phương tiện vận chuyển, người tiếp xúc với con vật mắc bệnh truyền nhiễm phải được sát trùng, xử lý triệt để.

3. Trang thiết bị cho mổ khám

3.1 Bảo hộ lao động:

Quần áo bảo hộ lao động. Găng tay cao su mổ khám. Ủng cao su bảo hộ lao động. Khăn tay và xà phòng. vv...

3.2 Dụng cụ: 

Có 2 loại cho đại gia súc và cho tiểu gia súc, gia cầm gồm:
  • Dao mổ gồm 2 con (1 cho mổ khám, 1 cho lấy mẫu bệnh phẩm)
  • Kéo nhọn, kéo tù đầu, kéo rạch ruột, kéo cong.
  • Panh có mấu và panh không có mấu.
  • Cưa, đục hoặc kéo cắt xương.

3.3 Phòng mổ:

  • Bàn mổ cho gia cầm và gia súc nhỏ bằng thép không rỉ, có lỗ thoát nước và máu ở giữa, xung quanh gờ bàn phải cao .
  • Hệ thống đèn đủ sáng.
  • Hệ thống nước đủ rửa.

3.4. Các chất sát trùng:

Những hoá chất sát trùng thông dụng dùng là các dạng: Cresol, Chlorin, Ammonium, Potassium iodide, Formaldehyde vv....

4. Báo cáo mổ khám

Khâu mổ khám được coi là chưa hoàn thiện khi chưa hoàn thành báo cáo mổ khám. Báo cáo mổ khám rất quan trọng cho những người làm xét nghiệm cũng như cho bác sĩ thú y điều trị.

5. Phương pháp làm chết con vật trước khi mổ khám

Làm chết gia súc, gia cầm trước khi mổ khám là hết sức cần thiết nhưng yêu cầu không làm cho gia súc, gia cầm đau đớn, sợ hãi, ngưòi chủ đỡ thương xót, người mổ khám an toàn, tránh vấy máu, nhiễm bẩn ra xung quanh. Điều quan trọng hơn cả là làm cho xác chết khi mổ khám không có biến đổi bất bình thường, tránh nhầm lẫn với những biến đổi bệnh lý.

Các phương pháp làm chết gia súc, gia cầm:
  • Bắn (dùng súng chuyên dụng)
  • Làm choáng bằng cơ học, điện 110 V
* Chú ý: Khi bắn hoặc làm choáng tốt nhất là bịt mắt gia súc và đứng ở vị trí an toàn nhất tránh rủi do cho người mổ khám.
  • Lấy máu từ mạch máu hoặc phá tuỷ, phương pháp này ít dùng với gia súc nhưng lại thường xuyên dùng với gia cầm. Gia cầm thường lấy máu ở tính mạch cổ, tĩnh mạch cánh và tim, phổ biến hơn cả là phá tuỷ ở đốt Atlas.
  • Dùng hoá chất quá liều: Chloral hydrate, Magnesium sulfate bão hoà, ác chất Barbiturates, Chloroform, strichnine.
Cập nhật: Ngày 12 tháng mười một năm 2013
Nguồn Huphavet



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y