Chan Doan | Vetshop VN


Những Biểu Hiện Bất Thường Trên Heo Nái

Heo nái bỏ ăn do vú bị viêm. Ảnh minh họa.
Heo nái bỏ ăn do vú bị viêm. Ảnh minh họa.
Heo nái thường háu ăn, khi ăn xong là ngủ ngay. Nhưng cần chú ý tới những dấu hiệu bất thường là triệu chứng của bệnh.

Bỏ ăn

Heo nái mới cai sữa có thể nhớ con không ăn, nhưng sau đó lại rất háu ăn, nhất là sau khi phối giống. Vì vậy, nếu sau khi phối giống mà heo nái biếng, bỏ ăn là dấu hiệu bất thường hoặc báo bệnh, cần phải tìm căn nguyên của bệnh... Có thể do thay đổi khẩu phần, hương vị thức ăn đột ngột, nái không quen ăn sẽ bỏ thức ăn, hay ủi phá thức ăn vung vãi, nếu vậy nên pha trộn thức ăn cũ với thức ăn mới, dần dần heo sẽ quen, không nên thay đổi thức ăn đột ngột, nái bỏ ăn sẽ mất sức. Còn heo nái bệnh chỉ ngửi thức ăn rồi bỏ đi, dáng đi mệt nhọc uể oải, thiếu nhanh nhẹn.

Các Enzyme Chẩn Đoán Chức Năng Gan Trên Chó/ Mèo

1. Các enzyme chẩn đoán chức năng gan trên chó/ mèo

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Có 4 enzyme có giá trị trong chẩn đoán chức năng gan trên chó/ mèo là: AST (Aspartate Aminotransferase), ALT (Alanine Aminotransferase), ALP (Alkaline Phosphatase), GGT (Gamma-Glutamyl Transpeptidase).

Đánh Giá Bệnh Viêm Gan Cấp Tính Trên Chó

1. Dấu hiệu lâm sàng

Chó bị hoàng đản.
Chó bị hoàng đản.
Có dấu hiệu về tiêu hóa: chán ăn, thờ ơ, nôn mửa và tiêu chảy hoặc phân nhạt màu có thể vàng da, uống nước nhiều và tiểu nhiều, nước tiểu vàng, khi bệnh tiến triển thì rối loạn đông máu, bụng bự tích dịch, hạ đường huyết, tăng men gan và có dấu hiệu về thần kinh. Những dấu hiệu này sẽ không cụ thể trong trường hợp rối loạn chức năng gan. Một số chó bị bệnh gan không có dấu hiệu lâm sàng.

Phương Pháp Chẩn Đoán Bệnh Trên Gia Súc - Gia Cầm

Công tác chẩn đoán bệnh gồm 4 phương pháp:
  1. Nghiên cứu lịch sử bệnh
  2. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích
  3. Chẩn đoán phòng xét nghiệm
  4. Điều trị để chẩn đoán

    1. Nghiên cứu lịch sử bệnh:

    Dịch bệnh xảy ra trong một cộng đồng gia súc, gia cầm được quyết định bởi mối quan hệ của nhiều yếu tố. Những yếu tố này không phải là bất biến mà thay đổi theo thời gian, do vậy tình hình dịch bệnh cũng luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên tùy từng khu vực, từng tỉnh, từng địa phương thường xảy ra những dịch bệnh khác nhau có tính riêng biệt.

    Để hình thành dịch bệnh phải có 3 yếu tố sau (hình vẽ trên) và phụ thuộc vào 3 yếu tố đó:
    1. Ký chủ là những gia súc, gia cầm mẫn cảm với bệnh nhưng tùy thuộc vào loài, giống, tuổi, tính biệt, mục đích sử dụng, sức đề kháng mà có độ mẫn cảm khác nhau.
    2. Nguyên nhân gây bệnh là vi trùng, vi rút, ký sinh trùng... tuỳ thuộc vào chủng, độc lực, khả năng gây bệnh của từng loại.
    3. Môi trường truyền bệnh phụ thuộc vào sự quản lý, vệ sinh, thời tiết, khí hậu, các yếu tố gây strees.
    Sự tiếp xúc lâu dài giữa các ký chủ và nguyên nhân gây bệnh cuối cùng dẫn đến nguyên nhân gây bệnh giảm độc lực, ký chủ lại tăng sức đề kháng. Giữa ký chủ và nguyên nhân gây bệnh sẽ có sự cân bằng, không hại cho nhau. Nhưng một khi sự cân bằng này phá vỡ thì dịch bệnh nổ ra.

    Chíng vì vậy sự hiểu biết về lịch sử bệnh là rất cần thiết cho sự phán đoán để có hướng nghi bệnh.

    2. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích

    Đây là một phần quan trọng để giúp cho công tác chẩn đoán bệnh. Bởi mỗi loại bệnh trên các loại gia súc, gia cầm khác nhau đều có những biểu hiện về triệu chứng lâm sàng và nhất là bệnh tích khác nhau và có tính chất đặc trưng.

    Vì vậy việc mổ khám và xem xét bệnh tích càng cụ thể và cẩn thận bao nhiêu thì càng giúp cho việc chẩn đoán chính xác bấy nhiêu. Cũng nhờ những tư liệu về triệu chứng bệnh tích mà chúng ta có thể sơ bộ kết luận bệnh, có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời có hướng lấy bệnh phẩm đúng từng bệnh gửi đến phòng xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

    3. Chẩn đoán phòng xét nghiệm

    Ngày nay các phương pháp chẩn đoán ngày càng hiện đại, chính xác, nhanh chóng. Chỉ có phòng xét nghiệm mới có thể kết luận chính xác được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy sau khi xem xét lịch sử bệnh, triệu chứng, bệnh tích để có hướng nghi bệnh, phải lấy bệnh phẩm gửi đến phòng xét nghiệm để chẩn đoán. Nhất là hiện nay bệnh tật không có biểu hiện rõ ràng về triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như trước, đồng thời có những bệnh ghép với nhau tạo nên những triệu chứng, bệnh tích phức tạp.

    Ngoài việc chẩn đoán xác định bệnh, việc chẩn đoán có tính chất dự phòng, định kỳ đang được thế giới ngày càng chú ý. Vì việc chẩn đoán này có tính chất dự báo trước khả năng có dịch bệnh xảy ra để có biện pháp phòng bệnh kịp thời.

    4. Điều trị để chẩn đoán

    Điều trị để chẩn đoán cũng là biện pháp cần được áp dụng trong điều kiện không mổ khám được con vật, không gửi được bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm. Nhất là các bệnh về vi trùng. Nếu có kiến thức vững vàng về dịch tễ học, hiểu biết về triệu chứng lâm sàng, về bệnh tích của bệnh thì việc áp dụng điều trị chẩn đoán càng có giá trị thiết thực. Tuy nhiên không thể lạm dụng việc điều để chẩn đoán mà không đưa bệnh phẩm đi xét nghiệm.

    Quy trình chẩn đoán bệnh trên gia súc, gia cầm
    Quy trình chẩn đoán bệnh trên gia súc, gia cầm
    Bốn nội dung trên càng kết hợp chặt chẽ với nhau bao nhiêu thì kết quả chẩn đoán càng chính xác và có giá trị khoa học bấy nhiêu.

    Nguồn Huphavet

    Kỹ Thuật Mổ Khám Gia Cầm

    Kỹ thuật mổ khám gia cầm.
    Kỹ thuật mổ khám gia cầm.

    Kỹ thuật mổ khám.

    I - Kiểm tra bên ngoài: Thể trạng, da, lông, vết thương, u, lỗ tự nhiên, khớp, ngoại ký sinh trùng .v.v.

    II - Mổ khám kiểm tra bên trong.
    Nhúng ướt lông gia cầm bằng nước có pha dung dịch sát trùng.

    Đặt con vật nằm ngửa trên bàn mổ, dùng kéo hoặc dao cắt da giữa vùng bụng và bẹn ở hai bên chân, lật chân sang hai bên đồng thời kéo da bộc lộ hai cơ đùi.
    Cắt da vùng giữa lỗ huyệt và xương hái, một tay cầm hai chân, tay kia cầm phần da trên xương hái kéo ngược chiều nhau lên tận vùng diều để bộc lộ cơ ngực.

    Kiểm tra cơ ngực, cơ đùi, xương lưỡi hái về tình trạng khô cơ, xuất huyết, biến dạng vv...

    Kỹ Thuật Mổ Khám Heo

    Kỹ thuật mổ khám trên heo.
    Kỹ thuật mổ khám trên heo.

    Kỹ thuật mổ khám.

    I - Kiểm tra bên ngoài : Thể trạng, da, lông, vết thương, các khối u, mụn nước, vết loét, các lỗ tự nhiên, các khớp, ngoại ký sinh trùng vv....
    II - Mổ khám kiểm tra bên trong.
    1. Đặt lợn nằm trên bàn mổ dùng dao cắt các cơ trong nách tới khớp xương bả vai, cắt các cơ trong bẹn tới khớp hông ở cả hai bên chân. Bẻ gập chân sang hai bên cho lợn nằm ngửa trên bàn.
    2. Dùng dao cắt lớp da và cơ từ cằm kéo dài tới cửa vào lồng ngực, cắt tiếp lớp sụn xương ức ở hai bên lật xương ức, kéo dài tới cơ hai bên thành bụng để bộc lộ toàn bộ các tổ chức vùng cổ, xoang ngực, xoang bụng.

    Quy Trình Mổ Khám Loài Nhai Lại

    Kỹ thuật mổ khám loài nhai lại.
    Kỹ thuật mổ khám loài nhai lại.
    Kỹ thuật mổ khám.
    I - Đặt con vật bệnh nằm nghiêng bên trái.
    II - Kiểm tra bên ngoài : Thể trạng, da, lông, vết thương, khối u, mụn nước, vết loét, các lỗ tự nhiên, các khớp, ngoại ký sinh trùng .v.v...
    III - Mổ khám kiểm tra bên trong.
    1. Rạch theo các đường từ cằm tới hậu môn (nếu là gia súc lấy sữa cắt quanh bầu vú), từ nách chân trước trái sang cẳng chân bên phải, lột da.
    2. Dùng dao cắt lớp cơ ở nách giữ chân phải trước tới khớp bả vai, lật chân ra phía sau lưng.

    Cách Lấy Bệnh Phẩm Và Bảo Quản Trong Thú Y

    Lấy mẫu máu trên heo. Ảnh minh họa.
    Lấy mẫu máu trên heo. Ảnh minh họa.

    1. Lấy mẫu máu

    1.1 Cách lấy: (dụng cụ đã vô trùng)

    Khi gia súc, gia cầm còn sống lấy máu ở tĩnh mạch cổ (trâu, bò, ngựa, dê, gà), vịnh tĩnh mạch cổ (lợn), tĩnh mạch rìa tai (lợn lớn, trâu bò), tĩnh mạch cánh hoặc đâm thẳng vào tim để lấy (gia cầm), tĩnh mạch kheo chân (chó) vv...

    Khi gia súc, gia cầm đã chết lấy máu ở tim ngay khi mới bộc lộ.

    1.2 Bảo quản và sử dụng:

    Phiết tiêu bản, để khô, cố định bằng cồn Methanol, gói riêng từng đôi tiêu bản bằng giấy mềm, dùng để chẩn đoán ký sinh trùng đường máu, vi trùng, huyết học ....

    Những Điều Cần Lưu Ý Trong Quá Trình Mổ Khám

    Mổ khám trên heo con. Ảnh minh họa.
    Mổ khám trên heo con. Ảnh minh họa.

    1. Thời gian, nhiệt độ và sự phân huỷ xác

    Thời gian mổ khám càng sớm càng tốt ngay sau khi gia súc, gia cầm chết.
    • Sau khi gia súc, gia cầm chết các tổ chức bên trong bắt đầu thay đổi cấu trúc, sự thay đổi có khuynh hướng phân huỷ hoặc hoá lỏng. Tốc độ phân huỷ tuỳ theo tổ chức của cơ thể gia súc hoặc gia cầm. Đầu tiên sự phân huỷ thường thấy là vùng thượng thận, niêm mạc của hệ thống tiêu hoá do hệ thống men, mật sau đó đến tuyến tuỵ, gan, thận và các tế bào thần kinh của hệ thống thần kinh trung ương. Những tổ chức phân huỷ chậm là tổ chức sợi, da, và xương.
    • Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong quá trình phân huỷ của xác chết: Một vài giờ xác chết dưới nhiệt độ mặt trời có sự phân huỷ rõ ràng trong khi đó bảo quản xác chết trong tủ lạnh có thể được một vài ngày. Xác chết bao bọc với lớp mỡ hoặc lớp lông dày tạo thành khả năng loại trừ nhiệt độ bên trong cho nên phân huỷ chậm.

    Kiểm Tra Mạch Đập Của Gia Súc

    Kiểm tra mạch đập của gia súc. Ảnh minh họa.
    Kiểm tra mạch đập của gia súc. Ảnh minh họa.
    Bắt mạch rất quan trọng trong khám lâm sàng cho gia súc . Ở con người, mạch đập có thể dễ dàng lấy được nhưng ở động vật là khó khăn hơn và đòi hỏi phải thực hành và có kinh nghiệm.


    /

    Bản tin mới nhất

    Download Tài Liệu CN-TY

     
    Trang chủ | Về đầu trang ↑
    Vetshop VN® được thành lập năm 2013
    Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
    Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
    Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y