Giới Thiệu Về Bệnh Lơcô Trên Gà ( Leucosis Avium) | Vetshop.VN


Giới Thiệu Về Bệnh Lơcô Trên Gà ( Leucosis Avium)

Đăng bởi: | ngày: 20.11.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Gà hướng trứng.
Gà hướng trứng.
Bệnh Lơcô ở gà có tên khoa học Leucosis Avium – là một bệnh ung thư truyền nhiễm do Myxo virus chứa ARN gây ra ở gà từ 4 tháng tuổi trở lên nhưng chủ yếu gây chết là trên 10 – 12 tháng tuổi.

Bệnh khối u đã được Rolof mô tả từ những năm 1863 nhưng mãi đến năm 1962 – 1963 Sevoian và các nhà khoa học Mỹ mới phân lập được nguyên nhân gây bệnh là một loại ARN virus. Bệnh cũng chính thức có tên Leucosis Avium.

Bệnh gây thiệt hại về kinh tế ở 2 phương diện:
  • Giảm sản lượng trứng ở gà đẻ từ 5 – 10%
  • Gây chết gà từ 5 – 8% (có đàn lên đến 15%)
  • Làm tăng số gà loại thải, giảm chất lượng thịt.

1. Dịch tễ bệnh Lơcô.

  • Bệnh cũng phổ biến khắp mọi nơi trên hành tinh chúng ta, ở đâu có chăn nuôi gà giống tập trung công nghiệp thì ở đó bệnh Lơcô phát triển.
  • Bệnh phát ra chủ yếu ở gà đẻ rất ít khi thấy ở gà nuôi thịt thương phẩm.
  • Các giống gà hướng trứng dễ bị bệnh hơn giống gà thịt và gà kiêm dụng.
  • Bệnh truyền qua phôi trứng cho gà con (truyền dọc là điểm khác biệt với bệnh Marek) và cũng có thể truyền ngang từ gà này sang gà khác.
Bệnh phát ra không phụ thuộc vào mùa vụ, nhưng các yếu tố stress bất lợi, các bệnh gây suy giảm miễn dịch như: Gumboro, cầu trùng, thiếu máu truyền nhiễm, viêm gan virus...thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển bệnh nhanh hơn, mạnh hơn. Song nhìn chung bệnh Lơcô xảy ra lác đác, từ từ trong thời gian rất dài.

2. Triệu chứng bệnh Lơcô.

Đặc điểm bệnh Lơcô.

Tập hợp bệnh Lơcô nếu dưới tên Leucosis Lymphoid thì chúng ta phải hiểu bệnh ở 3 thể:
  1. Thể tăng sinh tạo ra khối u ác tính trong các cơ quan nội tạng và chủ yếu ở gan, nách, buồng trứng, tinh hoàn, túi Fabricius.. Đây chính là bệnh Leucoxix Avium (Lơcô).
  2. Thể thiếu máu (Erythroblastosis) phá hủy cấu trúc tủy xương, phá hủy chức năng tạo hồng cầu của tủy.
  3. Thể ung thư xương (Osteopettrosis) và dễ trông thấy nhất là 2 xương ống chân to và biến dạng (chân voi)

Biểu hiện bệnh

Do bệnh có thời kỳ ủ bệnh quá dài hàng mấy tháng nên bệnh Lơcô lác đác có một vài con gà xuất hiện và bệnh xảy ra ở gà 4 – 8 tháng tuổi trở lên và chủ yếu trên 10 tháng tuổi với các triệu chứng:
  • Gà giảm ăn từ từ.
  • Thiếu máu nên mào tái nhợt, quăn lại.
  • Ỉa chảy thất thường.
  • Phân loãng trắng hoặc xanh trắng.
  • Suy nhược dần, gầy xọp và chết.
  • Bệnh kéo dài 4 – 5 tháng gà chết rải rác chủ yếu sau khi đẻ 3 – 4 tháng.
  • Tỷ lệ chết dao động 5 – 8%, ít có đàn chết đến 15%

3. Mổ khám bệnh tích.

  • Gà gầy, xác khô, thịt thâm.
  • Máu khó đông và loãng.
  • Các khối u thường xuất hiện ở gan, nách, buồng trứng, tinh hoàn và túi Fabricius. Các cơ quan khác rất ít khi tạo khối u như cơ, thận, phổi, ruột... Không có khối u ở dạ dày tuyến, thần kinh, da và mắt.
  • Đặc điểm khối u cũng như bệnh Marek có 3 loại: u lan tỏa, u kết hạt và u hỗn hợp. Trong bệnh Lơcô thì u lan tỏa thường nhìn thấy nhiều nhất.
U hạt ở gan, lách ruột và tim
U hạt ở gan, lách ruột và tim
Khác với bệnh Marek khối u ở bệnh Lơcô có ranh giới rõ rệt với phần tổ chức bình thường của cơ quan tương ứng. Riêng ở u buồng trứng, tinh hoàn, túi Fabricius sau khi mổ khám có khá nhiều ca bệnh cả các cơ quan đó chỉ là những khối u và chúng ta không tìm thấy dấu vết cấu trúc bình thường còn lại. Người cán bộ kỹ thuật cũng rất khó phân biệt khi thấy gan và lách to quá cỡ, mềm, dễ nát trên một cơ thể gà. Nhưng chính đó lại là u lan tỏa hoặc của Marek hoặc của Lơcô. Để phân biệt bệnh trong những trường hợp như vậy chúng ta phải:
  • Mổ thêm nhiều gà bệnh để có thêm bệnh tích ở các cơ quan khác.
  • Phải kết hợp xem xét với đặc điểm dịch tễ: gà chết chủ yếu ở gà đẻ trên 10 tháng tuổi, ít khi thấy ở gà trên 4 tháng tuổi và kết hợp với triệu chứng lâm sàng khác căn bản với bệnh Marek.
  • Phải cắt khối u ra xem sẽ thấy u của bệnh Lơcô ướt, đồng màu...

4. Chẩn đoán phân biệt.

  1. Bệnh Lơcô cần phải phân biệt trước hết với Marek.
  2. Thể thiếu máu (Erythroblastosis) cần phân biệt với thiếu máu truyền nhiễm.
  3. Thể ung thư xương (Ocsteopethrosis) cần phân biệt với các bệnh còi xương, suyễn xương, thiếu Vitamin D…

5. Điều trị bệnh Lơcô

  • Không có thuốc đặc trị và do tính chất bệnh xảy ra lẻ tẻ rải rác, tỷ lệ ốm và chết không cao, nên việc điều trị hổ trợ theo phương pháp hộ lý là phù hợp nhất.
  • Loại thải thường xuyên và định kỳ.
  • Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng.
  • Phải tránh những bệnh gây suy giảm miễn dịch và suy giảm sức đề kháng khi nuôi gà con và gà giò.

6. Phòng bệnh Lơcô

Các phương pháp đang áp dụng trên thế giới.
  • Tiêm vacxin nhưng chưa được áp dụng rộng rãi vì chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế.
  • Loại bỏ các bệnh gây suy giảm miễn dịch và giảm sức đề kháng cho đàn gà làm giống trong quá trình nuôi gà con và gà giò.
  • Loại thải định kỳ và thường xuyên những gà kém phẩm chất làm giống.
  • Không được lấy trứng ấp cho những lứa gà làm giống sau này, khi trong đàn gà có bệnh Lơcô.
  • Loại bỏ túi Fabricius khi gà được 3 – 4 tháng tuổi nhưng phương pháp này không thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất đại trà.
  • Thường xuyên vệ sinh dụng cụ thiết bị lò ấp…
Tổng hợp: Vetshop VN



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y