Một Số Bệnh Truyền Nhiễm Chính Do Virus Trên Mèo
- Do herpès virus chỉ truyền giữa loài mèo thông qua chất tiết mắt, mũi, hầu họng.
- Mèo con thường mắc đầu tiên do miễn dịch phòng vệ chứa hiệu quả.Chảy nhiều nước mũi, ho, sốt, suy sụp, bỏ ăn hay chán ăn là những biểu hiện thướng gặp hơn cả.
- Bệnh tích ở mắt thường được ghi nhận, bắt đầu từ viêm kết mạc mắt, dần dần viêm và lở loét mống mắt, có thể dẫn đến mù ;
- Điều trị và phòng ngừa: phải can thiệp nhanh, nhằm tránh thiệt hại không lường trước, tuy nhiên việc phòng ngừa bằng việc tiêm chũng là vũ khí tối ưu.
2) Bệnh do calicivirus (Calicivirose féline)
- Bệnh truyền lây thông qua nước bọt, chất thải, chất tiết từ mèo mắc bệnh.
- Virus rất đề kháng với môi trường bên ngoài, những nhân tố truyền lây trung gian đóng vai trò véc tơ mang truyền và gây nhiễm giữa mèo với nhau.
- Suy sụp, sốt, chảy nhiều nước mũi, hắt hơi là những biểu hiện thường thấy đầu tiên. Việc hình thành những vết lở loét trên lưỡi và vòm miệng gây đau đớn và khiến méo khó lấy thức ăn và dễ dẫn đến chảy nhiều nước miếng.
- Chỉ có phương cách duy nhất là tiêm chủng vacxin.
3) Bệnh giảm thiểu bạch cầu nghiêm trọng ở mèo (Panleucopénie)
- Rất lây giữa meo với nhau.
- Căn bệnh là parvovirus sống dai dẵng môi trường bên ngoài, tạo cơ hội gây nhiễm, tái nhiễm. Bệnh lây chủ yếu qua phân.
- Mèo bệnh có biểu hiện: bỏ ăn, nhiệt độ tăng (40-41°C), suy yếu dần, ói mữa, tiêu chảy nhiều thường với xuất huyết, nhanh chóng dẫn đến chết do mất quá nhiều nước. Số lượng bạch cầu giãm nghiêm trọng. Có thể gây sảy thai trên mèo có mang.
- Điều trị : Thể cấp tính thất bại trong điều trị là khó tránh khỏi. Thể bán cấp tính, hiệu quả điều trị bấp bênh, nhờ tiêm thuốc trợ lực, trợ sức, chống phụ nhiễm vi trùng.
- Chưa có vắcxin phòng hữu hiệu bệnh này.
4) Bệnh Lơcô [Leucémie virale féline ( FeLV )]
- Đây là bệnh được xác định gây chết mèo nhà tỷ lệ cao nhất. Bệnh không lây cho người.
- Bệnh truyền qua nước mắt, nước bọt, chất tiết từ mũi, phân, nước tiểu, máu. Việc lây giữa mèo chủ yếu qua vết cắn, liếm, qua phối giống. Khi ra bên ngoài, virus dễ bị hũy hoại bởi sự khô hạn, do vậy cách lây gần như duy nhất là lây trực tiếp do tiếp xúc trực tiếp giữa mèo bệnh với mèo.Mèo mẹ mắc bệnh có thể truyền virus qua phôi (qua nhau thai) hay mèo con (qua sữa). Mèo con có thể nhiễm mà không xuất hiện triệu chứng bệnh.
- Người ta khó phát hiện mèo mang trùng, mặc dù chúng nhiễm bệnh, những biểu hiện lâm sàng rất biến đổi và rất khó khẳng định.
- Virus có thể sống thầm lặng trong ba năm trước khi nổ bệnh với sự xuất hiện ung thư độc cùng với thiếu máu trầm trọng cùng với những vết lở loét rộng lớn ở miệng,....
- Để đấu tranh chống lại bệnh chỉ có vũ khí duy nhất là phòng bệnh bằng vaccin. Tiến hành loại thải những mèo cho phản ứng dương tính.
- Triệu chứng thường xuất hiện giữa 6 tháng và 3 năm
- Nếu hệ thống miễn dịch không hiệu quả hoặc con vật còn non (dưới 1 năm tuổi), virus ở trong máu và trở nên nguy hiểm, khi hoàn tất giai đoạn nhân lên của nó. Triệu chứng xuất hiện trên mèo giữa 6 tháng đến 2 hay 3 năm tuổi: bất dưỡng hung tuyến (atrophie du thymus) và chậm tăng trưởng ở mèo con, ung thư hạch bạch huyết (lymphosarcomes), thiếu máu, sảy thai trên mèo có mang, suy giãm miễn dịch (xuất hiện bọng mũ, sổ mũi mãn tính).
- Việc chữa trị mang tính tạm thời (palliatif), người ta buộc lòng phải « hy sinh » mèo, để chúng đở đau đớn.
- Chẩn đoán bệnh, người ta phải thực hiện phản ứng tìm kháng thể trong máu mèo ( ELISA , trung hòa)..
5) Bệnh viêm xoang bụng truyền nhiễm [Péritonite infectieuse féline (FIPV)]
- Virus gây bệnh là một coronavirus biến dị về di truyền, thường gây nhiễm đường ruột mèo, rất lây đặc biệt khi khi quần thể mèo tăng về mật độ.Virus dễ bị hũy hoại bởi các chất sát trùng thông thường (như nước Javel), sống không quá 6 tuần ở môi trường bên ngoài.
- Trong nhiều trường hợp sự hiện diện của coronavirus, thường không gây bệnh nghiêm trọng: chúng xâm lấn đường ruột mà không gây vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, mèo có thể mang virus trong nhiều năm mà không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp như stress (thay đổi chủ, phẩu thuật, tạo lập đàn,...), virus tăng mật độ cùng lúc với sự suy giãm sức đề kháng của mèo, virus gây viêm xoang bụng, ngực và dẫn đến tử vong, nhất là mèo con, với hệ thống miễn dịch non yếu hay trên mèo già suy giảm về miễn dịch: sốt (có thể lên đến trên 40 °C) từng hồi trong vài ngày đến vài tuần, đề kháng với kháng sinh, gầy yếu, mất nước, thường là triệu chứng rõ nhất.
- Bệnh thường biểu hiện dưới 2 thể: thể ướt (forme humide) và thể khô (forme sèche).
* Thể khô biểu hiện biến đổi tùy tác động ở cơ quan khác nhau (thận, gan, mắt, hạch bạch huyết) phát triển chậm so với thể ướt, nhưng hầu hết dẫn đến chết.
Có thể phát hiện kháng thể trong máu bằng kỹ thuật huyết thanh học ; cần nhớ rằng có con cho phản ứng dương tính nhưng không hề có biểu hiện lâm sàng và ở vài con mèo ở giai đoạn cuối của bệnh lại cho phản ứng âm tính.
- Vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh hữu hiệu.
6) Bệnh suy giãm miễn dịch ở mèo [Immunodéficience féline ( FIV )]
- Vai trò gây bệnh như virus SIDA ( HIV ) ở người, nhưng cần nhấn mạnh ngay virus này từ mèo không lây cho người, và ngược lại (vice-versa). Virus này gần gủi với virus gây bệnh lơ cô ở mèo FeLV .
- Sự truyền lây giữa mèo qua vết cắn (sâu) và vết thương. Mèo đực bị thiến không có thể gây nhiễm. Mèo mẹ mắc bệnh truyền virus qua phôi hoặc qua mèo con khi cho bú sữa ; nó có thể nhiễm virus trong thời gian có mang nhưng không đủ thời gian để tạo kháng thể - đây là tình huống dường như rất hiếm hoi.
- Ở giai đoạn đầu việc nhiễm tạo xáo trộn nhẹ như viêm kết mạc mắt, tiêu chảy, đôi khi sưng hạch (hypertrophy) cùng với sốt , nhưng thường nhất là thầm lặng, khó thấy triệu chứng. Thầm lặng này kéo dài qua nhiều năm cho đến lúc có sự suy giãm miễn dịch (virus tấn công và hư hại tế bào lympho T), sự xuất hiện một bệnh khác hay một yếu tố gây stress nào đó, virus sẽ biểu hiện bằng sự tấn công tất cả các cơ quan, dẫn theo sốt, suy nhược, gầy yếu cùng với viêm phổi, viêm miệng, xóa trộn thị giác, xáo trộn thần kinh vận động, bệnh lý da và xuất hiện khối ung (ung thư máu).
- Chẩn đoán từ 6 tháng trở đi Triệu chứng thường biến đổi : sốt, gầy yếu, viêm lợi, viêm miệng, tái nhiễm (bọng mũ ở da, sổ mũi mãn tính,..), tiêu chảy mãn tính và viêm móng mắt; vài mèo xáo trộn thần kinh, vận động (mất ngũ, co giật, viêm nảo), ung thư máu (giai đoạn cuối). Có thể phát hiện kháng thể trong máu, tuy nhiên người ta không xét nghiệm trên mèo con trước 6 tháng tuổi bởi vì có thể nó đã nhận kháng thể từ mẹ, như vậy dẫn đến dương tính giả (faussement positifs).
- Điều trị : Chưa có thuốc đặc trị. Người ta dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng thứ phát ở miệng. Một khi triệu chứng bệnh xuất hiện, hiếm có mèo nào khỏi bệnh.
- Cho tới ngày nay vẫn chưa có vắc xin tạo miễn dịch tốt.
7)Bệnh thương hàn truyền nhiễm (Le typhus chez le chat)
- Đây là bệnh do virus rất trầm trọng, rất lây và thường dẫn đến cái chết ở mèo con dưới 1 năm tuổi.
- Triệu chứng lâm sàng: sốt, ói mữa, kế đến là tiêu chảy, mất nước rất nhanh, thân nhiệt hạ sau đó.
- Đặc điểm bệnh lý: Số lượng, tỷ lệ bạch cầu rất thấp. Tỷ lệ chết cao trên mèo con.
- Vắcxin phòng bệnh cho mèo ngay lúc còn non, được xem như phương thức tốt nhất.
- Việc điều trị: cung cấp nước chất điện giải (do mất nước nhiều), thuốc chống co thắt (antispasmodiques) và kháng sinh (chống phụ nhiễm).
8) Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Le coryza chez le chat)
- Bệnh sổ mũi truyền nhiễm, rất lây, thường thấy trên mèo sống thành nhóm, bầy đàn, nuôi nhốt chung chuồng. Kết hợp một số virus gây bệnh ( Herpesvirus , Calicivirus,Reovirus) và vi trùng. Herpesvirus không lây cho người.
- Biểu hiện bệnh: Thời gian nung bệnh 2-5 ngày.Viêm màng kết mạc mắt (mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt), sưng hầu (chảy nhiều nước miếng, lạc hay mất tiếng kêu), cảm cúm (chảy nhiều nước mắt, nước mũi), viêm phế quản (ho và thở khò khè - sifflements), xuất hiện vết đốm đỏ ở miệng. Hiếm khi phát triển thành viêm phổi, hoại tử ở xương, ở mũi dẫn đến chết.Vài mèo có thể lướt qua,biểu hiện sổ mũi mãn tính, mũi thường xuyên chảy nước mũi.
- Ba virus gây bệnh có thể tạo nên triệu chứng khác nhau :
- Herpes virus gây nhiễm ở mũi, đường hô hấp và mắt. Triệu chứng thay đổi tùy theo tuổi và tình trạng sức khỏe của mèo.Trên mèo con thường ho, hắt hơi, chảy nhiều nước mắt, nước mũi, viêm kết mạc mắt, suy yếu thể trạng (do sốt, bỏ ăn). Trên con trưởng thành, thường chỉ thấy viêm kết mạc mắt nghiêm trọng với sự lở loét giác mạc. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây chết trên thú yếu.
- Calicivirus có thể tạo nên sốt và suy yếu, chảy nước mắt- mũi và gây lở loét miệng (tạo vết đỏ trên lưỡi hay trên nướu răng), vật đau đớn chảy nhiều nước miếng và bỏ ăn.
- Reovirus gây bệnh lý đường mũi - miệng. Sự phụ nhiễm vi trùng (nhất là Chlamydia ) trên thú yếu sẽ dẫn đến tạo mũ ở mắt và mũi, nhất là ở mèo con.Mèo lướt qua coryza trở thành vật mang trùng trong thời gian dài.
- Điều trị bao gồm rửa mắt mũi, dùng kháng sinh chống phụ nhiễm vi trùng. Kích thích mèo ăn.
- Người ta khuyên nên tiêm vắcxin phòng bệnh, mặc dù vắcxin không phòng vệ 100%, nhưng tránh được một bệnh sổ mũi trầm trọng..
Receive articles via Email!