Chất Kích Thích Tăng Trưởng Thường Sử Dụng Trong Chăn Nuôi | Vetshop.VN


Chất Kích Thích Tăng Trưởng Thường Sử Dụng Trong Chăn Nuôi

Đăng bởi: | ngày: 7.11.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Heo biếng vận động do được cho  ăn chất kích thích tăng trưởng.
Heo biếng vận động do được cho
ăn chất kích thích tăng trưởng.
Tổng quan về các hợp chất β-Agonist
Vấn đề sử dụng một số chất tăng trọng thuộc họ β-Agonist (Beta-Agonist) trong chăn nuôi đã từng xuất hiện ở nước ta từ rất lâu, và mới đây vừa được đưa ra xem xét trong những ngày giáp Tết Tân Mão 2011 khi có thông tin cho rằng "ở Trung Quốc, người chăn nuôi sử dụng Clenbuterol (bột thịt nạc) để trộn vào thức ăn cho heo" - theo báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 27/01/2011. Bài viết dưới đây hi vọng mang đến cho các bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất về một số hợp chất β-Agonist.

1. Họ β-agonist

1.1 Giới thiệu chung

Họ β-agonist là các hợp chất tổng hợp phenethanolamine được sử dụng như là một tác nhân dùng để trị các bệnh về hô hấp trong y học.

Tác dụng làm giãn phế quản của các hợp chất β-agonist.
Tác dụng làm giãn phế quản của các hợp chất β-agonist.
Các hợp chất này có cấu trúc tương tự với các dẫn xuất amine của catechol (Hình 1.1) bao gồm dopamine, norepinephrine (noradrenaline), và epinephrine (adrenaline) . Chúng còn có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, kích thích tăng trưởng nhờ quá trình chuyển hóa hàm lượng mỡ tích tụ thành các mô cơ ở vật nuôi. Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi tiêu thụ những thức ăn có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm các chất này, gây ra những vụ ngộ độc thực phẩm do sự tích tụ trong gan, các bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương…Sở dĩ như vậy là do các hợp chất này được sử dụng như là một chất kích thích tăng trưởng, phân phối lại dưỡng chất trong vật nuôi một cách quá mức và bất hợp pháp.

Việc lạm dụng các hợp chất β-agonist có thể gây ra các bệnh về tim mạch.
Việc lạm dụng các hợp chất β-agonist có thể gây ra các bệnh về tim mạch.
Catechol và các dẫn xuất amine
Catechol và các dẫn xuất amine

1.2 Cách thức hoạt động của họ β-agonist

β-agonist làm gia tăng sự phát triển của mô cơ và hạn chế sự phát triển của các mô mỡ. β-agonist tác động gián tiếp làm thay đổi các quá trình trao đổi chất đặc trưng trong tế bào mô cơ và mô mỡ, tăng cường dưỡng chất cần thiết cho sự gia tăng hàm lượng mỡ. Quá trình cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp đến các mô quan trọng là một quá trình trao đổi chất bình thường. Quá trình này diễn ra thường trực và được điều khiển bởi các nội bào. Ở các cá thể động vật đang phát triển, như lợn chẳng hạn, dưỡng chất được chuyển hóa thành nạc hơn là mỡ; tuy nhiên ở các cá thể trưởng thành, một tỉ lệ lớn dưỡng chất lại được chuyển hóa thành mỡ hơn. Ảnh hưởng của các hợp chất β-agonist đến quá trình phân phối dưỡng chất ở vật nuôi được miêu tả ở Hình 1.2

Ảnh hưởng của β-agonist đến quá trình phân phối dưỡng chất đến mô cơ và mô mỡ ở vật nuôi khi có (sơ đồ bên phải) và không có (sơ đồ bên trái) β-agonist
Ảnh hưởng của β-agonist đến quá trình phân phối dưỡng chất đến mô cơ và mô mỡ ở vật nuôi khi có (sơ đồ bên phải) và không có (sơ đồ bên trái) β-agonist
Khi các hợp chất β-agonist kết hợp với những thụ thể beta đặc trưng (β-adrenergic receptors) trên màng tế bào sẽ phát đi các tín hiệu sinh hóa bên trong tế bào kiềm hãm quá trình tổng hợp và thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo, nghĩa là sự tích tụ mỡ sẽ diễn ra chậm hơn. Kết quả thu được là sự gia tăng thực sự tốc độ tổng hợp và tích tụ protein để tạo mô cơ. Do đó quá trình tổng hợp mô cơ diễn ra nhanh hơn quá trình tổng hợp mô mỡ. Kết quả là vật nuôi tiêu thụ thức ăn hiệu quả hơn và cho hàm lượng nạc cao hơn.

1.3 Phân loại

Họ β-agonist gồm:
  • Nhóm β1-agonist: như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol, Epinephrine…có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều trị sốc tim, suy tim cấp tính.
  • Nhóm β2-agonist: như Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Epinephrine…làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính.
Một số chất khác chưa thống nhất trong phân loại như Arbutamine, Ractopamine, Zilpaterol,…


Hình 1.3 : Cấu trúc của một số β-agonist

1.4 Tính chất Clenbuterol và Salbutamol (Albuterol)

Trong những chất kể trên, Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ở nước ta do Bộ NN&PTNT ban hành năm 2002. Trong đó hai chất đầu gần như cả thế giới đều cấm, riêng với Ractopamine lại có đến 24 nước chấp nhận sử dụng (2002), trong đó có cả những nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc , Brazin, Mehico, Thái Lan…Tuy nhiên cũng có rất nhiều nước cấm, đứng đầu là Liên hiệp châu Âu, Trung Quốc, Malayxia, vùng lãnh thổ Đài Loan. Do đó việc kiểm soát hàm lượng các chất thuộc nhóm β-agonist trong các chế phẩm dùng trong chăn nuôi trở thành một yêu cầu cấp thiết của xã hội. Bài viết này chỉ xin lấy hai chất Clenbuterol và Salbutamol làm ví dụ:

Salbutamol, Clenbuterol là chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ở nước ta.

DMCA.com



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y