Nghiên Cứu Thực Hành Ấp Nở - Ảnh Hưởng Của Dinh Dưỡng | Vetshop.VN


Nghiên Cứu Thực Hành Ấp Nở - Ảnh Hưởng Của Dinh Dưỡng

Đăng bởi: | ngày: 30.5.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Ảnh minh họa.
Trong bài báo thứ 10 trong loạt bài này, TS. Steve Tullett - cố vấn cho Công ty Aviagen chuyên về ấp nở trứng và khả năng sinh sản- phác thảo những tác động của dinh dưỡng đến thiểu năng sinh sản, tỷ lệ phôi chết và khả năng nở. Bài báo này là một phần tạp chí của trường Kỹ thuật Ross, tiêu đề là "Điều tra thực hành ấp nở".

Ảnh hưởng của sự thiếu hụt vitamin và chất khoáng đến tỷ lệ chết phôi và dị tật đã được dẫn chứng bằng tư liệu hóa hoàn chỉnh. Kiến thức đại cương về nhu cầu bổ sung khẩu phần ăn cho con giống được trình bày rất đạt và sự thiếu hụt vitamin và chất khoáng là tương đối là hiện tượng không bình thường trong thời nay vì các premix vitamin và khoáng thường có đủ nếu nhận được từ các nhà cung cấp có cấp chứng chỉ ISO, HACCP và GMP. Tuy nhiên, các vấn đề mang tính ngẫu nhiên phát sinh và phát hiện chính từ các nghiên cứu dinh dưỡng và theo dõi được nêu dưới đây. 

Khả năng sinh sản kém có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin A, vitamin E hay selen, đặc biệt là trong các khẩu phần ăn cho con trống. 

Phôi chết sớm có thể liên quan đến thiếu hụt vitamin A (không xẩy ra sự phát trỉển hệ tuần hoàn), vitamin E (không xảy ra chức năng hệ tuần hoàn), biotin, niacin, axit pantothenic, đồng, selen hay thiamin. Quá nhiều nguyên tố Bo và molypden có thể làm tăng tỷ lệ chết sớm.

Phôi chết ở giai đoạn giữa liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B12, vitamin B2, photpho và kẽm.


Chết ở giai đoạn từ giữa đến cuối liên quan đến thiếu vitamin B12, niaxin, pyridoxin, axit pantothenic và vitamin B2.


Chết phôi giai đoạn cuối liên qian đến thiếu vitamin B12, vitamin D, vitamin E, vitamin K, axit pantothenic, vitamin B2,axit folic, biotin, canxi, mangan, magie, photpho, kẽm, iot và thiamin. Qúa nhều selen có thể tăng tỷ lệ chết ở giai đoạn cuối. 

Qúa nhiều iot và vitamin D có thể gây tỷ lệ mất phôi cao. 

Việc đạt được mức bổ sung selen tốt nhất có thể rất khó vì có nhiều mức selen khác nhau trong đất phụ thuộc vào vị trí địa lý. Trong một số trường hợp, việc sử dụng selen hữu cơ có thể làm khả năng sinh sản và ấp nở được cải thiện. 

Trong trường hợp thiếu vitamin B12 bị kéo dài, số phôi chết có thể thay đổi từ giai đoạn đầu đến cuối quá trình ấp, và từ phôi chết cuối đến đầu tiên trong tình trạng thiếu vitamin B2 kéo dài. Niacin có thể được hình thành từ tryphotpho, vì vậy sự thiếu hụt thường là kết quả của sự đối lập với các thành phần ăn hàng ngày khác. Sự thiếu hụt axit linoleic có thể ảnh hưởng đến phôi thai ở tất cả các giai đoạn. 

Nhu cầu bổ sung cho sản xuất trứng và ấp nở khác nhau. Sản lượng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt năng lượng, axit amin cần thiết, vitamin A, B6, B12, magie, mangan, natri, iod và kẽm, trong khi thiếu vitamin D, canxi, photpho hay kẽm có thể ảnh hưởng đến khả năng ấp nở thông qua ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng. 

Quá nhiều protein thô có thể giảm khả năng sinh sản và tỷ lệ protein năng lượng thấp trong khẩu phần ăn có thể giảm khả năng ấp nở. 

Sự nhiễm bẩn của khẩu phần ăn gà giống với thuốc chống cầu trùng (từ thức ăn nghiền) hay nấm mốc mycotoxin (từ nguyên liệu thô) cũng có thể dẫn đến giảm khả năng ấp nở.


Một số dị tật đặc biệt ở phôi thai giai đoạn cuôi liên quan đến thiếu các chất:

  • Vitamin B12 (mỏ ngắn, cơ chân phát triển kém, perosis, gà con chết sơm). 
  • Vitamin D (còi cọc, mềm xương, mỏ ngắn) 
  • Vitamin E (xuất huyết gà con sau khi nở) 
  • Vitamin K (tỷ lệ chết giai đoạn cuối cao, nội tạng lệch và xuất huyết giai đoạn cuối) 
  • Biotin (chân cong yếu, bàn chân và cánh yếu, mỏ cong vẹo-mỏ vẹt) 
  • Niacin (bề ngoài không bình thường, thiếu mỏ) 
  • Axit Pantothenic (xuất huyết dưới da, bộ lông khác thường) 
  • Vitamin B2 (còi cọc, móng cong, phù nề, lông tơ cứng) 
  • Iod (cuống rốn không đầy đủ, thời gian ấp kéo dài) 
  • Sắt (thiếu máu, hệ tuần hoàn kém) 
  • Mangan (xương chân mềm, dây chằng kém, mỏ cong, chết từ 18-21 ngày, đầu hình cầu, cánh ngắn, bụng lồi, phù nề) 
  • Kẽm (xương sống, chân và đầu không bình thường, mắt nhỏ) 
Quá nhiều chất Bo, như từ thuốc trừ sâu sử dụng để xử lý phân, dẫn đến ngoại hình biến dạng và thừa selen có thể dẫn tới chết giai đoạn cuối, móng chân bị vẹo, cánh ngắn và mỏ ngắn hoặc không có. 

Mất hoạt động của vitamin có thể xảy ra nếu hỗn hợp vitamin được bảo quản không thích hợp.
Xử lý nhiệt thức ăn trong quá trình và làm viên có thể làm mất một số loại vitamin. Các nghiên cứu phục hồi lượng vitamin nên được tiến hành ở thức ăn bột để xác định lượng mất đi xảy ra trong quá trình xử lý nhiệt. Việc này sẽ có thể cho phép mức bổ sung được điều chỉnh để đảm bảo rằng thức ăn cuối cùng chứa những vitamin mong muốn. 



Người dịch: nguyễn Thanh Hoài
Nguồn: vcn.vnn.vn



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y