Bệnh Lao Trên Bò (Bovine Tuberculosis) | Vetshop.VN


Bệnh Lao Trên Bò (Bovine Tuberculosis)

Đăng bởi: | ngày: 21.5.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Nốt lao trên phổi bò. Ảnh minh họa.
Nốt lao trên phổi bò. Ảnh minh họa.

1. Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis bovis. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu trên trâu bò nhưng cũng có thể gây bệnh cho người (nhất là trẻ em), dê, heo cừu, mèo và các loài động vật hữu nhũ khác.

Trực khuẩn Gram+, không hình thành nha bào và giáp mô nhưng có tính kháng toan, kháng cồn.
 

2. Sức đề kháng của vi khuẩn

Vi khuẩn có sức đề kháng mạnh nhất là chỗ thiếu ánh sáng và được làm khô. Trong phân gia súc, đờm, chỗ tối thì vi khuẩn có thể sống hàng tháng. Ánh sáng mặt trời có khả năng làm mất độc lực vi khuẩn sau 8 giờ.  formol 1%, NaOH 2% tiêu diệt mầm bệnh trong 12 giờ...

3. Phương thức truyền lây

Các loài động vật máu nóng, máu lạnh, gia súc, thú rừng, người đều mắc bệnh. Có thể xếp thứ tự cảm nhiễm như sau: người, bò, gà, heo, chó, mèo, trâu. xâm nhập vào cơ thể theo các con đường sau:
  • Đường hô hấp: phổ biến nhất là ở bò và người, mầm bệnh từ cơ thể bệnh bài xuất ra ngoài qua đường hô hấp hay qua phân, mầm bệnh có trong không khí, gia súc khỏe hít vào mắc bệnh.
  • Đường tiêu hóa: thông thường qua bú sữa, thức ăn, nước uống có mầm bệnh.
  • Ngoài ra có khi lây lan qua núm nhau, đường sinh dục, đường phối giống.

4. Triệu chứng

  • Nhóm lao phổi: ho khan, sau to hơn có âm ran, về sau ho ướt ho có đờm, vật ốm, đờm lúc đầu loãng sau đặc dần có thể có mủ máu. Thời gian sau là rối loạn hô hấp, thở hắt nhiều, niêm mạc mũi có thể xuất huyết, phổi có âm ran ướt. 
  • Nhóm lao hạch: hạch sưng cứng, bề mặt hạch không trơn, hạch cứng lồi lõm, không di động được, các hạch dưới hàm, vai, hạch vú, hạch trước vai đều bị sưng.
  • Nhóm lao vú: chủ yếu ở bò sữa năng suất cao, vú sưng, núm vú bị biến dạng, hạch vú sưng to ghồ ghề, sản lượng sữa giảm.
  • Nhóm lao đường tiêu hóa: ít gặp, thường gặp các ổ lao ở ruột có thể ở gan, gia súc tiêu chảy, gầy dần, rối loạn tiêu hóa, niêm mạc đường tiêu hóa bị phá hủy, hạch màng treo ruột bị thoái hóa dạng bã đậu.

5. Bệnh tích

Có thể nghi ngờ bệnh khi có bệnh tích casein hóa hoặc calci hóa.

Các hạt lao chủ yếu có ở phổi, màng treo ruột và hạch lamba, xương hay khớp.

Các bệnh tích lúc đầu gồm các hạt nhỏ có casein hoặc calci hóa trong hạch lamba vùng hầu, ngực và đôi khi ở hạch màng treo ruột về sau chúng gồm rất nhiều hạt to, cứng, màu trắng xám ở khu vực màng phổi và màng bụng (hạt có màu xám), kích thước hạt thay đổi từ  đầu đinh ghim tới hạt phỉ. Trong thể lao hạt kê, các hạt lao có rất nhiều ở phổi, gan lách và các cơ quan khác, chúng thường có màu xám vàng.

(a)(b)(c)
(d)(e)(f)(g) (h)

Hình 1: Test dị ứng bằng Tuberculin 
(a) ; Hạt lao phổi giống như ngọc trai trên màng phổi trong xoang ngực
(b) ; Hạt lao màu vàng trắng trên gan 
(c) ; Hạt lao trên gan 
(d) ; Các hạch phổi to lên rõ và có các hạt màu vàng trắng ngà 
(e) ; Thoái hóa dạng bả đậu ở hạch màng treo ruột 
(f) ; Tế bào khổng lồ trong u hạt hạch phổi và tế bào kháng axit trong bào tương 
(g) ; khuẩn lạc Mycobacterium bovis nuôi cấy 8 tuần ở 37oC trong môi trường Herold.

 6. Chẩn đoán

 Có nhiều phương pháp
  • Chẩn đoán bằng phản ứng quá mẫn muộn (phản ứng dị ứng bằng Tuberculin).
  • Phương pháp chẩn đoán lấy mẫu bệnh phẩm xác định vi khuẩn gây bệnh.
  • Chẩn đoán bằng phương pháp mổ khám kiểm tra hạch, phổi tìm ra những triệu chứng điển hình bệnh lao.
Phương pháp chẩn đoán bằng phản ứng quá mẫn muộn:
Phản ứng lao với Tuberculin là cơ sở để chẩn đoán bệnh lao ở thú sống. Ở trâu bò, có thể chỉ dùng tuberculin của bò và của gia cầm cùng 1 lúc ở 2 vị trí khác nhau thì cho biết được phản ứng đặc hiệu và không đặc hiệu.


Ở trâu bò, PPD chứa 2000 đơn vị, được dùng tiêm trong da với liều 0,1 ml hoặc 0,2 ml vào khoảng 1/3 giữa cổ. Chổ tiêm phải được cắt lông trước và không có dấu hiệu gì lạ. Khoảng cách giữa 2 chổ tiêm là 10-15 cm. Độ dày da được đo bằng thướt kẹp trước và sau khi tiêm 72-77 giờ.


Kết quả: Dương tính nếu độ dày da có tăng lên 3mm hoặc nếu chỉ có một vùng phù thũng phân tán dưới da không kể bề mặt da.

7. Phòng bệnh

Không tiến hành điều trị cho gia súc bị bệnh lao mà phải loại thải chúng vì mầm bệnh lây cho người.

Không dùng vaccin cho trâu bò để phòng bệnh lao vì rất khó khăn để chẩn đoán bệnh.

Các biện pháp thực hiện đối với trại chăn nuôi trâu bò
  • Kiểm tra thường xuyên các đàn thú nuôi trong đàn bằng phản ứng quá mẫn muộn với Tuberculin mỗi năm 2 lần vào mùa khô và mùa mưa.
  • Đối với những thú mới chuẩn bị nhập đàn thì phải nhốt riêng và trong vòng 15 ngày phải kiểm tra với Tuberculin, nếu dương tính thì loại ra, âm tính thì mới cho nhập đàn.
  • Định kỳ kiểm tra bệnh lao cho công nhân trong trại chăn nuôi, vì bệnh lao có thể lây qua từ  bò cho người và ngược lại.
  • Đàn thú bệnh thì phải cách ly và phải được giết chậm nhất trong vòng 1 tháng sau đó. Sau khi giết phải tiến hành tiêu độc, sát trùng chuồng trại.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y