Bệnh Giun Tim Trên Chó, Mèo: Góc Nhìn Khoa Học
1. Căn nguyên bệnh giun tim
2. Dịch tễ bệnh giun tim
2.1. Vùng phân bố
2.2. Sự truyền lây
2.3. Vòng đời
3. Cách sinh bệnh giun tim
4. Triệu chứng lâm sàng bệnh giun tim
5. Chẩn đoán bệnh
6. Điều trị bệnh giun tim
7. Phòng ngừa bệnh
2. Dịch tễ bệnh giun tim
2.1. Vùng phân bố
2.2. Sự truyền lây
2.3. Vòng đời
3. Cách sinh bệnh giun tim
4. Triệu chứng lâm sàng bệnh giun tim
5. Chẩn đoán bệnh
6. Điều trị bệnh giun tim
7. Phòng ngừa bệnh
1. Căn nguyên
Bệnh giun tim trên chó, mèo có nguyên nhân do giun tròn Dirofilaria immitis, chúng thuộc họ giun tròn, bộ giun chỉ. Giun tim trên chó được mô tả lần đầu tiên ở Italia vào năm 1626 và ở Mỹ vào năm 1847 và bệnh giun tim ở mèo lần đầu tiên được phát hiện ở Braxin trong 1921 và ở Mỹ 1922. Loài chó là ký chủ thực sự của giun tim nhưng loài ký sinh trùng này cũng đã được tìm thấy ở trên 30 loài động vật khác, bao gồm mèo nhà, mèo hoang, linh miêu, hải cẩu, sư tử biển và con người... Đã có một ca nhiễm giun tim trên chim được ghi nhận. (xem thêm: Bệnh giun tim trên chó lây nhiễm qua người)
Hình 1: Dirofilaria immitis trong tim chó |
2. Dịch tễ học
Vùng phân bố
Giun tim hiện hữu ở vùng Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, quần đảo Caribe; vùng duyên hải châu Phi, Nam Âu, Nhật Bản, Indonesia và Úc... Ở Mỹ, tỷ lệ ca bệnh giun tim hàng năm trên chó không ngừng gia tăng mặc dù đã có nhiều liệu pháp điều trị bằng dược phẩm. Tỷ lệ bệnh gia tăng đáng chú ý ở miền tây nước Mỹ trong suốt 30 năm qua. Có hai yếu tố gây bệnh chủ yếu: (1) chó nhiễm bệnh giun tim được di chuyển từ vùng bệnh tới vùng phía tây (do con người) và vì thế thiết lập một nguồn lây bệnh, (2) môi trường sống của muỗi (vectơ lây truyền) đã được tạo ra từ kết quả việc di cư và phát triển đàn chó.
Sự truyền lây
Vòng đời tự nhiên và sự lây truyền của giun tim đòi hỏi nguồn lây nhiễm, vectơ lây truyền và điều kiện khí hậu thuận lợi. Chó nhà chó hoang được xem là vật chủ.
Hơn 70 loài muỗi được cho là có khả năng lây truyền bệnh giun tim, 22 loài muỗi đã được chứng minh là vectơ quan trọng nhất (Aedes albopictus, Aedes aegypti, Aedes sierrensis, Culex spp). Phòng thí nghiệm cũng đã nghiên cứu ra rằng nhiệt độ tối thiểu cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng giun tim ở giai đoạn L3 là 57 độ F.
Vòng đời
Những hiểu biết về vòng đời của giun tim rất quan trọng giúp ta phòng ngừa và đưa ra những liệu pháp điều trị thích hợp. Vòng đời của D. immitis kéo dài từ 7 đến 9 tháng (210 đến 270 ngày). Muỗi cái hút máu có ấu trùng giun tim ở chó vào bụng. Ấu trùng ở trong bụng muỗi sau đó trải qua quá trình biến đổi thành ấu trùng giai đoạn 1 (L1). L1 sẽ trải qua 2 lần biến thái mất 2 đến 4 tuần, phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình môi trường xung quanh, khi đó chúng trở thành ấu trùng lây nhiễm L3.
Khi muỗi cái chích kí chủ, L3 theo dòng máu định vị ở những giọt huyết tương trong da. Ấu trùng L3 đi xuyên qua vết chích vào mô đưới da, tại đây hầu hết ấu trùng L3 biến thái sang L4 trong vài ngày. Ấu trùng L4 di hành ở mô dưới da và mô cơ hướng về ngực, và sau khoảng 50-70 ngày sau khi nhiễm ấu trùng L4 chúng biến thái lần cuối và phát triển thành giun non, quá trình phát triển và lây nhiễm của ấu trùng giun tim được trình bày như hình dưới đây.
Những con giun non này sau đó xâm nhập vào mô cơ và thậm chí vào cả hệ tuần hoàn. Ở đây chúng chưa trưởng thành và cần tới vài tháng sau đó để trở thành giun trưởng thành. Sau khi đi vào tĩnh mạch ngoại vi, dòng máu mang những con giun non này đi qua tim và vào động mạch phổi. Sau 120 ngày tất cả giun non đều tập trung ở hệ mạch máu phổi. Cuối cùng chúng thành giun trưởng thành và việc giao phối diễn ra ở mạch máu phổi. Ấu trùng được sinh sản ra, thông thường khoảng 180-210 ngày (nhưng có thể 270 ngày), hoàn thành vòng đời. Giun đực trưởng thành dài khoảng 15-18cm và giun cái dài từ 25-30cm và có thể sống được từ 5 đến 7 năm.
3. Cách sinh bệnh
Việc nhiễm giun tim ở phổi căn bản sẽ làm tổn thương động mạch phổi và phổi. Khi giun non vào mạch máu phổi, chúng khởi phát sự gia tăng bạch cầu ái toan và gây viêm phổi. Giun trưởng thành là nguyên nhân gây tổn thương màng trong mạch máu phổi, tăng sinh tế bào lông nhung và sự xâm nhập của bạch cầu trung tính ở thành mạch. Cộng sinh với giun tim thường là Rickettsia.
Mức độ nghiệm trọng của bệnh chịu ảnh hưởng của số lượng giun tim và thời gian chúng kí sinh, và sự vận động của chó. Trong khi giun tim sống có thể gây viêm động mạch và triển dưỡng lớp cơ thành tiểu động mạch, chủ yếu là ở phần đuôi của động mạch phổi, triệu chứng bệnh có thể thay đổi do ảnh hưởng của việc giun tim bị chết. Giun tim chết có thể do như nguyên nhân tự nhiên hoặc là kết quả của việc dùng thuốc adulticidal, chúng bị phân hủy. Những mảnh xác giun tim cư trú trong động mạch phổi, và mao mạch trong phần sau của động mạch phổi, chúng ngăn chặn dòng máu. Những mảnh xác giun cùng với các chất gây viêm chúng gây ra chứng ngưng kết tiểu cầu, dẫn đến huyết khối gây tắc phổi.
Xem thêm:
Trong suốt giai đoạn tăng hoạt động hoặc tập thể dục của chó, lượng máu đến các mao mạch bị tắc tăng mạnh là nguyên nhân các mao quản bị vỡ, kết quả là xuất huyết phổi và chứng xơ hóa. Chứng xơ hóa, cùng với việc phóng thích chất hoạt mạch của giun tim, dẫn đến việc tăng sức kháng mạch máu phổi và sau đó là chứng tăng huyết áp. Di chứng để lại là việc tâm thất trái bị phù và tâm thất phải có khả năng bị suy (có thể chẩn đoán bệnh khi dùng tai nghe).
Xem thêm:
Trong suốt giai đoạn tăng hoạt động hoặc tập thể dục của chó, lượng máu đến các mao mạch bị tắc tăng mạnh là nguyên nhân các mao quản bị vỡ, kết quả là xuất huyết phổi và chứng xơ hóa. Chứng xơ hóa, cùng với việc phóng thích chất hoạt mạch của giun tim, dẫn đến việc tăng sức kháng mạch máu phổi và sau đó là chứng tăng huyết áp. Di chứng để lại là việc tâm thất trái bị phù và tâm thất phải có khả năng bị suy (có thể chẩn đoán bệnh khi dùng tai nghe).
Những bệnh tích bất thường khác, như việc giun tim đi lạc vào trong mắt, thần kinh trung ương, xoang bụng và hệ thống tuần hoàn. “Hội chứng Caval” xảy ra ở một số ít trường hợp, các kết quả từ việc giun tim định vị ở tĩnh mạch chủ sau và bên phải van ba lá gây rối loạn các chức năng. Chứng huyết khối xâm lấn kết quả của hiện tượng tiêu huyết do hồng cầu bị tổn thương hàng loạt, góp phần vào sự phát triển của bệnh lý suy tim.
Ở mèo, giai đoạn đầu tiên bắt đầu ngay sau khi sự xuất hiện của giun non trong các động mạch phổi ở phần sau 75 ngày. Có một phản ứng viêm cấp tính các mạch máu và nhu mô , sau đó hầu hết giun trưởng thành chết sau khoảng 90 ngày.
4. Triệu chứng lâm sàng
Trên chó:
Nhiều chó bị nhiễm giun tim nhưng không có dấu hiệu lâm sàng, bởi vì chó có thể chịu đựng và chung sống với giun tim rất tốt, đặc biệt với những chú chó ít hoạt động. Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện lâm sàng ban đầu là do mối quan hệ giữa số lượng giun tim hiện diện với kích thước của chó (giống lớn hoạc nhỏ), thời gian nhiễm bệnh, đáp ứng của vật chủ đối với kí sinh trùng, và quan trong nhất là mức độ vận động của chó. Triệu chứng lâm sàng thường phát triển dần dần, với ho nhẹ được là dấu hiệu phổ biến nhất.Mức độ bệnh cũng có thể phát triển thành dạng cấp tính (kết quả là cái chết do sự tan rã của của giun dẫn đến phổi bị tắc nghẽn mạch máu). Khi bệnh diễn biến, bệnh lý trên phổi nặng hơn, những dấu hiệu liên quan đến chức năng tim liên quan đến sự bất thường khi nghe âm tim và xuất hiện hiện tượng ứ nước.
Trên mèo:
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất quan sát thấy ở mèo là ho hoặc khó thở (64%).
- Nôn gián đoạn không liên quan đến ăn uống (38%).
- 28% con mèo bị nhiễm bệnh không có triệu chứng lâm sàng. Phần lớn mèo không có triệu chứng có lẽ do lối sống ít vận của nhiều mèo
- Chứng ứ nước, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, mất điều hòa, động kinh, ngất xỉu và đã được báo cáo ở mèo, nhưng không phổ biến
- Hội chứng cấp tính: chứng suy hô hấp, mất điều hòa, co giật, ho ra máu, hoặc tử vong đột ngột đôi khi có thể xảy ra mà không có cảnh báo.
5. Chẩn đoán
Chụp X-quang: là phương pháp hiệu quả để đánh giá tình trạng tim phổi, trước khi có xét nghiệm huyết thanh, đó là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh giun tim. Hình ảnh rọi xuất hiện đảo ngược “D” và phần đuôi động mạch phổi rộng hơn, quanh co, và thường ngắn hơn.
Hình 3: X quang tim phổi trong chẩn đoán bệnh giun tim |
Chẩn đoán lâm sàng nâng cao
Kết quả xét nghiệm những triệu chứng lâm sàng bất thường diễn ra những không chỉ để chẩn đoán duy nhất bệnh giun tim. Kết quả bao gồm bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu trung tính tăng, chứng thiếu máu không phục hồi và giảm tiểu cầu. Đánh giá hoạt động enzyme của gan, chứng tăng urê huyết, và chứng tăng bilirubin máu có thể được ghi nhận sau kết quả xét nghiệm huyết thanh và protein niệu có thể được phát hiện khi phân tích nước tiểu.
Phát hiện ấu trùng giun tim: Ấu trùng có thể được nhận dạng khi soi dưới kính hiển vi bằng giọt máu tươi chứa chất kháng đông. Với kỹ thuật sử dụng màng lọc lỗ siêu nhỏ, hoặc sử dụng phương pháp ly tâm Knott’s. Ấu trùng giun tim có thể không phát hiện được trong khoảng 80% trường hợp chó nhiễm bệnh.
Xét nghiệm huyết thanh học: thực hiện bằng cách sử dụng một trong những bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên thương mại có sẵn. Hệ thống xét nghiệm tìm kháng nguyên dựa trên nguyên lý phương pháp xét nghiệm miễn dịch enzyme. Phương pháp này nhạy cảm lên đến (95% đến 100%)
Phương pháp phát hiện di truyền phân tử để sử dụng trong chẩn đoán nhiễm trùng giun tim và phương pháp này đang xem là quan trọng trong việc xác định độ nhạy đối với các tác nhân nhiễm khuẩn do vi sinh vật. Phản ứng PCR đã được phát triển và có thể phát hiện và phân biệt D. immitis hoặc D. repens.
6. Điều trị
Hình 4: Thuốc và liệu trình điều trị bệnh giun tim |
Macrocyclic lactones: Sản phẩm phòng ngừa giun tim thành phần có ivermectin, milbemycin và moxidectin. Do melasomine không có hiệu quả chống lại giun tim nhỏ hơn 4 tháng tuổi, điều này đã tạo ra một khoảng hở điều trị (chó có thể bị nhiễm giun tim dưới 1 tháng tuổi đến 7 năm tuổi). Khoảng hở này có thể loại bỏ bằng cách tiêm macrocyclic lactones ngừa trong giai đoạn 2 tháng tuổi trước khi tiêm melarsomine.
Doxyxyclin: được sử dụng trong điều trị ấu trùng giun tim. Kết quả của một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi dương tính với giun tim được điều trị trước với ivermectin và doxycylin sau đó mới điều trị thêm với melarsomine, so với việc điều trị bằng melarsomine mà trước đó không điều trị gì hết thì bệnh tích phổi ít hơn.
Prednisone: Huyết khối là một hậu quả điều trị của bất kỳ giun tim, các mảnh vỡ với viêm quanh mạch liên quan đến cục máu đông. Lựa chọn phương pháp điều trị để giúp giảm phản ứng viêm là prednisone. Liều thông thường là 0,5 mg/kg, hai lần một ngày trong tuần đầu tiên; 0,5 mg/kg, một lần mỗi ngày trong tuần thứ hai; và 0,5 mg/kg cho những ngày khác 1-2 tuần cuối cùng.
Bổ trợ: khi thấy chó có biểu hiện hô hấp kém do giun chui vào trong phổi cần kết hợp các thuốc hỗ trợ hô hấp như Ephedrine cho uống với liều 1 -2mg/kg TT.
7. Phòng ngừa
- Liệu pháp điều trị tốt nhất là phòng giun tim cho chó/ mèo trước khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh giun tim bằng các dược phẩm.
- Dùng thuốc phòng giun tim ngăn ngừa ấu trùng phát triển thành giun tim trưởng thành. Có nhiều loại thuốc phòng giun tim, trong đó Advocate của công ty Bayer là giải pháp hiệu quả và an toàn cao. Hầu hết các loại thuốc phòng giun tim được dùng theo liệu trình hàng tháng. Thực hiện chương trình phòng bệnh ổn định và phù hợp sẽ ngăn ngừa nhiễm giun tim thành công.
- Hạn chế việc thú cưng bị muỗi đốt. Đây là việc hết sức khó khăn để phòng ngừa rủi ro bị nhiễm giun tim trên thú cưng. Thú cưng của bạn ít bị muỗi đốt nghĩa là ít nguy cơ bị nhiễm giun tim. Điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh thông thoáng rất quan trọng nhằm hạn chế không gian cho muỗi cư trú.
- Định kỳ mang chó đi tới bác sỹ thú y để kiểm tra sự hiện diện của ấu trùng giun tim cũng như xác định tình trạng sức khỏe của thú. Khống chế sự tồn tại của muỗi, muỗi là ký chủ trung gian truyền bệnh nên hãy cách ly chúng với các con vật cưng. Việc diệt muỗi phải tiến hành thường xuyên.
- Dùng Ivermectin với liều 0.6 mcg/kg cho uống mỗi tháng 1 lần theo mùa có muỗi, ở vùng nhiệt đới như nước ta có muỗi quanh năm thi phải cho uống quanh năm.
Receive articles via Email!