Sử Dụng Thóc, Gạo Trong Chăn Nuôi Heo Và Gia Cầm | Vetshop.VN


Sử Dụng Thóc, Gạo Trong Chăn Nuôi Heo Và Gia Cầm

Đăng bởi: | ngày: 18.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Sử dụng thóc, gạo trong thức ăn chăn nuôi.
Sử dụng thóc, gạo trong thức ăn chăn nuôi.
Trong 10 năm gần đây chăn nuôi nước ta phát triển mạnh, với tốc độ tăng trưởng hàng năm 6 %, hiện nay đàn lợn đã đạt 28,5 triệu con, đàn gia cầm đạt 350 triệu con và đàn trâu bò đạt 9,5 triệu con. Với số lượng gia súc gia cầm như trên, khối lượng thịt hơi các loại bình quân cho một nhân khẩu đã tăng từ 24kg năm 2000 lên 45 kg năm 2010.

Tuy nhiên, với số lượng gia súc, gia cầm như trên thì một lượng lớn thức ăn đã được sử dụng, Tổng lượng thức ăn tinh sử dụng cho chăn nuôi năm 2011 đã lên tới con số 8.930 ngàn tấn, tăng gần 3 lần so với năm 2006. Tổng lượng ngô, hạt mì, khô đậu tương sử dụng cho chăn nuôi lần lượt là 8.600, 1.500 và 2.420 ngàn tấn (theo Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012). Trong số các nguyên liệu trên chỉ có 80% sản lượng ngô là do nguồn nội địa cung cấp còn hạt mì và khô đỗ tương hầu như phải nhập 100%.

Thật là một nghịch lý khi Việt Nam là một nước nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm đạt khoảng 3,7 tỷ USD thì kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi lại gần bằng con số này (3 tỷ USD).

Vì nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu, giá nguyên liệu TACN đã tăng không ngừng (giá ngô, cám, sắn lát, khô đỗ tương  năm 2011 tăng 2,5 – 3 lần so với năm 2006). Giá nguyên liệu TACN tăng chủ yếu là do giá xăng dầu, do thiên tai, nhưng cũng không loại trừ do sự chi phối của các nhà phân phối và nhập khẩu trong và ngoài nước.

Riêng về thiên tai, thì vụ khô hạn cuối năm 2011 và đầu năm 2012, một vụ khô hạn chưa từng có trong 25 năm qua ở Mỹ đã làm cho 61% diện tích đất trồng trọt bị ảnh hưởng và làm sản lượng ngô, đỗ tương giảm đáng kể. World Bank cảnh báo rằng khô hạn sẽ còn tiếp tục diễn ra ở Mỹ, Nga và Ấn độ trong vụ hè tới và điều này làm cho giá ngô tăng lên 2 lần (300 USD/tấn) so với năm 2010; giá đỗ tương cũng sẽ tăng lên 2 lần ( trên 600 USD/tấn) trong 5 năm tới. FAO nói rằng sự tăng giá hạt và ngô, tăng giá  đường vào tháng 8 năm nay sẽ kéo theo sự tăng chỉ số giá thực phẩm lên 6% (dẫn theo www.wattagnet.com/153878.html).

Thật là một thảm họa nếu ngành TACN cứ bị chi phối bởi nguyên liệu nhập khẩu.Và như vậy, việc khai thác nguồn liệu trong nước để chủ động sản xuất và cung cấp thức ăn cho chăn nuôi đang là một yêu cầu bức thiết.

Một trong các giải pháp quan trọng cho yêu này là sử dụng thóc, gạo và phụ phẩm của ngành chế biến thóc để thay thế cho việc sử dụng ngô, hạt mì cũng như các nguồn nguyên liệu giàu năng lượng nhập khẩu khác.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THÓC GẠO


Thóc và phụ phẩm của ngành chế biến thóc gạo bao gồm (sơ đồ 1):
  1. Trấu (husk, 20%)
  2. Gạo lật (brown rice, 80%)
  3. Cám bổi (polard, 11%)
  4. Cám mịn (Rice polishing, 8%)
  5. Cám thô (bran, 3%)
  6. Tấm (crack rice, 2%)
  7. Gạo trắng (white rice, 67%)
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo lật và ngô được đánh giá ở các chỉ tiêu năng lựợng, protein thô, chất béo, chất chiết không nitơ, chất xơ, chất khoáng (bảng 2). So với ngô, gạo lật có các chỉ tiêu trên không chênh lệch nhau đáng kể, đặc biệt giá trị năng lượng dạng tiêu hóa (biểu thị bằng TDN trên lợn, bò), dạng trao đổi (biểu thị bằng TDN trên gia cầm) hầu như tương đương nhau. Chỉ có giá trị năng lượng tiêu hóa của thóc là kém của gạo lật hay ngô khoảg 15-20%. Điểm yếu của gạo lật so với ngô là nghèo chất béo hơn (2% so với 4%) và không có sắc chất vàng (xanthophille và criptoxanthine…).

Một phụ phẩm chủ yếu của ngành chế biến thóc gạo là cám gạo thì cám gạo có hàm lượng protein tương đương, nhưng lại có giá trị TDN hay ME cao hơn TDN và ME của cám mì, trừ cám gạo chích ly (bảng 2).

Thành phần axit amin thiết yếu của gạo lật và ngô có sự chênh lệch nhau, lysine và methionine của gạo lật thấp hơn của ngô, nhưng hàm lượng threonine và tryptophan lại cao hơn của ngô  và tổng 16 axit amin của gạo lật cao hơn ngô gần 4% (bảng 3).

Hàm lượng chất béo của gạo lật tuy chỉ bằng 2/3 của ngô nhưng tổng axit béo chưa no thấp hơn của ngô, tỷ lệ axit béo chưa no/axit béo no của gạo lật thấp hơn của ngô (USFA/SFA gạo lật = 0,45 còn của ngô = 0.69) (bảng 4). Điều này giúp cho mỡ thân thịt của gia súc, gia cầm vỗ béo cứng hơn và dễ chế biến hơn khi con vật ăn khẩu phần chứa gạo lật so với ăn ngô.

Bảng 1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo lật và ngô
(Nguồn: Kiyomi Kosaka, 1990)

 
Gạo lật
Thóc
Ngô
STFC*
Arbolio**
STFC*
Arbolio**
STFC*
Hàm ẩm  %
Protein thô  %
Béo thô  %
Chiết chất khg nitơ (NFE)%
Xơ thô
Tro thô
TDN bò
TDN lợn
ME gia cầm Mcal/kg)
 
13,8
7,9
2,3
73,7
0,9
1,4
81,3
82,5
3,29
14,2
8,1
2,1
74,3
0,9
1,4
-
-
3,35
13,7
8,9
2,2
61,2
8,6
5,4
66,3
63,4
2,64
14,0
7,1
1,9
65,0
7,0
5,0
-
-
2,85
13,5
8,8
3,9
70,7
1,9
1,2
79,9
80,7
3,27

*STFC: Srandard Tables of Feed Composition in Japan, 1987
** Arbolio: Một chủng thóc của Ý, chi tiết từ Yamzaki et al., 1988

Bảng 2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo và cám mì

 
Cám mì đặc biệt
Cám mì thường
Cám gạo
Cám gạo chích ly
Hàm ẩm  %
Protein thô  %
Béo thô  %
Chiết chất khg nitơ (NFE)%
Xơ thô
NDF  %
Tro thô  %
TDN bò  %
TDN lợn  %
ME gia cầm Mcal/kg)
13,3
14,0
  2,9
62,9
  4,2
  4,8
  2,7
75,9
68,5
2,26
 
13,0
15,4
  4,1
53,4
  9,1
12,5
  5,0
62,9
58,9
1,94
12,0
14,8
18,5
38,2
  7,7
-
  8,8
80,5
75,5
2,79
13,1
17,7
  1,9
47,1
  8,5
11,5
11,7
55,9
52,4
1,65

(Nguồn: Srandard Tables of Feed Composition in Japan, 1987)

Bảng 3: Thành phần axit amin của gạo lật và ngô hạt

 
 
Ngô hạt
 
Gạo lật
  Hàm ẩm %
  Protein thô %
 
  Axit amin %:
   Aspartic acid
   Threonine
   Serine
   Glutamic acid
   Glycine
   Alanine
   Valine
   Methionine
   Isoleucine
   Leucine
   Tryptophan
   Phenylalanine
   Histidine
   Lysine
   Arginine
   Cystine
   Tổng axit amin
11,8
7,93
 
 
0,64
0,26
0,27
1,28
0,38
0,49
0,46
0,24
0,31
0,60
0,35
0,40
0,27
0,31
0,60
0,57
7,46
 
11,7
8,0
 
 
0,53
0,30
0,37
1,55
0,30
0,62
0,34
0,17
0,28
1,03
0,38
0,47
0,28
0,25
0,35
0,49
7,75

(Nguồn: X.S. Piao và cs., 2002)

Bảng 4: Thành phần axit béo của ngô và gạo lật

 
 
Ngô
 
Gạo lật
Axit béo no
     C14:0
     C16:0
     C18:0
     Tổng
 
Axit béo chưa no
- Monounsatured
     C16:1
     C18:1
- Polyunsatured
     C18:2
     C18:3
     Tổng
- Tổng axit béo chưa no
 
Tỷ lệ axit béo chưa no/no
 
-
1,3016
0,0824
1,3840
 
 
 
-
0,5226
 
0,4087
0,0286
0,4373
0,9599
 
0,6936
 
 
-
1,8931
0,1139
2,0070
 
 
 
-
0,1169
 
0,7643
0,0243
0,7886
0,9055
 
0,4512

(Nguồn: X.S. Piao và cs., 2002)

KHẢ NĂNG THAY THẾ NGÔ CỦA THÓC VÀ GẠO


Các nghiên cứu của Nhật

  • Một thí nghiệm trên gà đẻ trứng cho ăn 4 khẩu phần iso-energy và iso-protein chứa thóc (rough rice) ở các tỷ lệ 0, 35, 50 và 60% đã thấy không có sự sai khác có ý nghĩa đối với các chỉ tiêu như sản lượng trứng, khối lượng trứng, thu nhận thức ăn, tỷ lệ sống và tăng trọng của gà trong thời gian thí nghiệm. Chỉ có chỉ tiêu đậm độ màu lòng đỏ thì giảm khi tỷ lệ thóc trong khẩu phần tăng.
  • Một thí nghiệm khác trên gà broiler kéo dài 8 tuần với các khẩu phần chứa 0, 35, 50 và 60% thóc, giai đoạn 4 tuần đầu gà ăn khẩu phần chứa 20% protein và 2790 kcal ME/kg, giai đoạn 4 tuần sau đó gà ăn khẩu phần chứa 16% protein và 2990 kcal ME/kg. Kết quả ở bảng 5 chỉ ra rằng: tăng trưởng của gà ăn thóc tốt hơn so với gà ăn ngô. Đối với 3 nghiệm thức cho ăn thóc với các tỷ lệ nêu trên không thấy có sai khác về tăng trưởng và thu nhận thức ăn. Chỉ có đậm độ mầu của da chân thì giảm khi khẩu phần chứa nhiều thóc.
  • Một thí nghiệm kéo dài 15 tuần trên 64 con lợn lai vỗ béo (75 ngày tuổi) với các khẩu phần chứa 0, 35, 50 và 65% thóc đã nghiền nhỏ. Thức ăn thí nghiệm gồm ngô, thóc, khô đỗ tương. TDN của các khẩu phần được điều chỉnh bằng cám gạo, cám mì và mỡ vàng để đạt 70%; protein thô của khẩu phần 8 tuần đầu là 15% và của 7 tuần sau là 13%. Kết quả thí nghiệm cho biết, lợn ăn khẩu phần chứa thóc có tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ thịt xẻ tốt hơn so với khẩu phần đối chứng ăn ngô, tuy nhiên độ dày mỡ lưng của lợn ăn thóc thì cao hơn của lợn ăn khẩu phần ăn ngô (2,88m/m so với 2,53m/m) (bảng 6).
Bảng 5: Khẩu phần và năng suất chăn nuôi của gà broiler finisher nuôi bằng thóc so với ngô

 
 
0% thóc
 
35% thóc
 
50% thóc
 
60% thóc
Công thức thức ăn %
   Ngô
   Thóc tẻ
   Khô đậu tương
   Cám gạo chích ly
   Mỡ vàng
   Bột cá
   Ca carbonate
   Ca phosphate
   Chất khoáng
   Phụ gia
   Protein thô  %
  ME kcal/g
 
71,65
0
11,9
8,7
2,0
3,0
1,36
0
0,45
0,94
16
2,99
 
 
35,71
35,0
15,0
3,7
4,9
3,0
1,07
0,23
0,45
0,94
16
2,99
 
20,43
50,0
16,3
1,5
6,1
3,0
0,95
0,33
0,45
0,94
16
2,99
 
9,65
60,5
17,2
0
7,0
3,0
0,86
0,4
0,45
0,94
16
2,99
 
Thể trọng tăng  (kg)
Thức ăn thu nhận (kg)
Thức ăn/tăng trọng
Tỷ lệ nuôi sống  (%)
Đậm độ mầu chân*
 
2,00a
4,887a
2,45a
96,5
5,08
 
2,189b
5,148b
2,36ab
95,5
3,38
 
2,231b
5,148b
2,31b
89,5
1,48
 
2,201b
5,038ab
2,29b
92,8
<1
 

(a≠ b với P<0,05)(Nguồn: Japan Scientific Feed Association, 1978 - Dẫn theo Kiyomi Kosaka, 1990)

Bảng 6: Năng suất chăn nuôi của lợn nuôi bằng khẩu phần chứa thóc với các tỷ lệ khác nhau 

 
Thóc
 
0%
 
35%
 
50%
 
65%
Tăng trọng sau 15 tuần  (kg)
TA thu nhận (kg)
Thức ăn/tăng trọng
Tỷ lệ thịt xẻ  (%)
Dày mỡ lưng  (cm)
 
68,1a
253,5
3,75a
64,7
2,53
79,1b
271,1
3,43b
67,5ab
2,93
79,6b
263,4
3,32b
67,6b
2,83
81,1b
264,1
3,27b
67,9b
2,88

(a≠ b với P< 0,05)(Nguồn: Japan Scientific Feed Association, 1978 – Dẫn theo Kiyomi Kosaka, 1990)

Chương trình nghiên cứu của Nhật về giá trị dinh dưỡng của thóc và khả năng thay thế  thóc cho các loại hạt khác trong thức ăn chăn nuôi bắt đầu thực hiện từ năm 1970, khi mà thóc đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên trong điều kiện sản xuất của nhật giá 1tấn thóc lên tới 600 USD, trong khi giá 1 tấn ngô nhập khẩu ở thời điểm đó chỉ có 286 USD. Mặc dù chương trình này không khả thi nhưng các nhà khoa học Nhật cho rằng các kết quả nghiên cứu của họ sẽ có ích cho các nước châu Á khác có điều kiện khí hậu và đất đai thuân lợi cho việc trồng lúa, đảm bảo năng suất lúa cao và giá thành hạ hơn ngô.

Các nghiên cứu của Trung quốc

Các nghiên cứu gần đây của X.S. Piao và cs., (2002) ở trường Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh đã tập trung vào việc đánh giá tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của gạo lật và của ngô nhằm xem xét khả năng thay thế ngô của gạo lật trong khẩu phần nuôi lợn thịt giai đoạn sinh trưởng (thể trong đầu thí nghiệm 44 kg).

Kết quả thí nghiệm của Piao cho thấy: tất cả các lợn ăn khẩu phần chứa gạo lật (60% gạo lật) đều có tỷ lệ tiêu hóa tốt hơn khẩu phần ngô (60% ngô) về các chỉ tiêu năng lượng thô (GE), chất khô (DM) và protein (CP). Tỷ lệ tiêu hóa GE, DM và CP của khẩu phần chứa gạo lật lần lượt là 87,7; 81,7 và 78,5% trong khi các chỉ tiêu này của khẩu phần ngô lần lượt là: 80,5; 80,2 và 75,2%.

Giống như kết quả của Piao, trước đó He và cs., (1994) cũng báo cáo rằng: tỷ lệ tiêu hóa protein và tỷ lệ  ME/GE của gạo lật lần lượt là 73,71 và 65,03% trong khi các chỉ tiêu này của ngô lần lượt là 69,17 và 59,89%.

Kết quả nghiên của Piao còn cho biết: hàm luợng urê (BUN) và glucose (TG) huyết thanh của lợn ăn khẩu phần gạo lật đều thấp hơn của lợn ăn khẩu phẩn ngô. Hàm lượng BUN có tương quan nghịch với sự cân bằng axit amin khẩu phần, BUN của khẩu phần gạo lật thấp chứng tỏ gạo lật có cân bằng axit amin tốt hơn ngô (BUN của lợn ăn khẩu phần gạo lật/ngô là 21/23 mmol/dl). Hàm lượng đường glucose huyết thanh của lợn ăn khẩu phần gạo lật thấp hơn của khẩu phần ngô cũng chứng tỏ lợn ăn gạo lật có đáp ứng insulin tốt hơn so với ăn ngô (TG của lợn ăn khẩu phần gạo lật/ngô là: 137,5/151,6 mg/g).

Các kết quả nghiên cứu của X.L. Li và cs., (2006) về khả năng tiêu hóa của gạo lật và ngô trên lợn giai đoạn sinh trưởng (thể trọng đầu thí nghiệm 24 kg) cũng cho những kết luận rằng: hầu hết các chất dinh dưỡng của gạo lật Trung quốc (Chinese Brown Rice) đều có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn ngô, năng lượng trao đổi (ME) của gạo lật tương đương với ngô.

Các kết quả nghiên cứu trên đây đã giúp nhóm các nhà khoa học của Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh kết luận, gạo lật có thể thay thế 100% ngô trong khẩu phần lợn đang sinh trưởng.

Một nghiên cứu khác của Vicente và cs., (2008) trên lợn cai sữa 25 ngày tuổi nhằm đánh giá tỷ lệ tiêu hóa và năng suất chăn nuôi của lợn cho ăn khẩu phần chứa tấm gạo (broken rice*) và ngô được xử lý nhiệt ở các mức độ khác nhau cũng đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Động vật của Hội Khoa học Động vật Hoa kỳ.

Thí nghiệm đựợc thực hiện trên 4 khẩu phần gồm: ngô cán dẹt (đối chứng) và 3 khẩu phần chứa tấm gạo với các phương pháp chế biến khác nhau. (Gạo thuộc Japonica variety; 80% Senia, 20% Tainato cultivars Oryza sativa L.)

Ngô hạt được nấu chín ở 117±3oC trong 60 phút rồi được cán dẹt (độ gelatin hóa tinh bột là 84%). Tấm gạo chia 3 nhóm và từng nhóm được chế biến như sau: (1) tấm gạo nghiền thô qua mắt sàng 2,5m/m (độ gelatin hóa tinh bột là 11%); (2) hấp chín ở 105±3oC trong 60 phút (độ gelatin hóa tinh bột là 52%) và (3) hấp chín ở nhiệt độ 120oC trong 90 phút rồi cán dẹt (độ gelatin hóa tinh bột là 76%).

Thành phần nguyên liệu các khẩu phần thí nghiệm được ghi ở bảng 7. Các khẩu phần được điều chỉnh để có NE, CP, các axit amin lysine, methionine, threonine, tryptophan và Ca, P, Na như nhau.

Kết quả thí nghiệm cho biết: các khẩu phần ngô được thay bởi tấm gạo đã cải thiện được rõ rệt tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng khẩu phần. Xử lý nhiệt tấm gạo cải thiện được tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở lợn 29 ngày tuổi nhưng không có lợi ở lợn có tuổi 39 ngày hay 53 ngày. Tăng độ gelatin hóa tinh bột bởi hấp chín hay cán dẹt làm giảm tỷ lệ tiêu hóa GE, DM và CP ở lợn độ tuổi 29 ngày, nhưng không có ảnh hưởng bất lợi đối với các chỉ tiêu này ở lợn có tuổi lớn hơn.

Về năng suất chăn nuôi, lợn từ 25 đến 53 ngày tuổi ăn tấm gạo có thu nhận TA, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng TA tốt hơn so với lợn ăn ngô (ADG g/ngày: 466g và 407g; tăng trọng g/kg thức ăn: 685 và 662 lần lượt đối với khẩu phần tấm gạo và ngô). Tuy nhiên chỉ số tiêu chảy (DI: Diarhea Index) của lợn ăn tấm gạo cao hơn chút ít so với ăn ngô (3,1% so với 1,8%), tuy nhiên các lô ăn tấm gạo chỉ số này không bị ảnh hưởng bởi độ SG của tấm gạo.

Như vậy, dùng tấm gạo thay thế ngô đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các DM, OM và CP và tốc độ tăng trưởng của lợn. Tấm gạo nghiền thô (SG: 11%), hấp chín (SG: 52%) và hấp chín

* Broken rice: theo định nghĩa của Patil broken rice là hạt gạo sản xuất thủ công hay bằng máy có kích thước hạt nhỏ hơn ¾ hạt nguyên nhưng không lớn hơn ¼ hạt nguyên.

rồi cán dẹt (SG 76%) có sai khác về tăng trọng nhưng không có ý nghĩa thống kê (ADG g/ngày lần lượt của khẩu phần tấm gạo SG 11%, SG 52% và SG 76% lần lượt là 459, 482

và 456). Xử lý nhiệt nặng (SG 76%) theo như yêu cầu công nghiệp chế biến ngô và hạt mì không những không cải thiện năng suất chăn nuôi mà còn gây nguy hại cho tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng của tấm gạo.

Từ thí nghiệm này có thể suy ra rằng tấm gạo nghiền thô rồi viên (nhiệt độ ép viên 70-75oC) hoàn toàn thích hợp với lợn con sau cai sữa.

Bảng 7: Thành phần nguyên liệu các khẩu phần thí nghiệm

 
 
%
   Ngũ cốc1
   Bột đậu tương nguyên dầu
   Khô đậu tương (47% CP)
   Bột cá (72% CP)
   Whey khô
   Dầu đậu tương
   DL. Methionine (99%)
   L. Lysine HCl (78%)
   L. Threonine (98%)
   L.Tryptophan (99%)
   Calcium carbonate
   DCP
   Premix khoáng-vitamin
   Celite
50
4,39
12,76
7,70
21,00
1,05
0,24
0,39
0,23
0,06
0,57
0,51
0,50
0,60
 

1. Hạt cốc khác nhau theo vơi các khẩu phần: ngô nấu chin cán dẹt (SG: 85%),  gạo nghiền (SG: 11%), tấm gạo hấp chin (SG: 52%), tấm gạo hấp chin cán dẹt (SG: 76%). (SG: Starch gelatinization = Tinh bột gelatin hóa)
2.  Celite: Acid-washed diatomaceous earth (Celite, Ceca, Saint Bautizile, France)

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO VỀ VIỆC SỬ DỤNG THÓC GẠO THAY THẾ NGÔ TRONG CHĂN NUÔI LỢN VÀ GIA CẦM

  1. Tiếp tục thu thập thông tin trên thế giới về giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo và phụ phẩm của nhà máy chế biến thóc, gạo và khả năng sử dụng chúng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  2. Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo và phụ phẩm của nhà máy chế biến thóc, gạo của Việt Nam; các phương pháp chế biến thích hợp cho chăn nuôi và khả năng sử dụng cho lợn, gia cầm các loại.
  3. Xây dựng chiến lược sản xuất và sử dụng thóc gạo trong chăn nuôi đảm bảo thóc, gạo rẻ hơn ngô và các loại hạt cốc khác.
  4. Xét về mặt dinh dưỡng, khả năng sử dụng gạo (gạo lật: brown rice) thay thế ngô trong chăn nuôi lợn là hoàn toàn khả thi. Ở đây chỉ còn vấn đề tương quan về giá của ngô và gạo.
  5. Nếu theo thời giá hiện nay, 1kg thóc giá 6200 VNĐ (giá mua vào của Công ty TACN), tỷ lệ gạo lật/thóc = 80% thì giá 1 kg gạo lật là 7750 VNĐ (chưa tính chi phí xay sát), đắt hơn ngô 7,63% (1kg ngô giá 7200 VNĐ). Nếu 1kg thóc chỉ có giá 4200 VNĐ (giá chỉ đạo của Hiệp hội Lương thực Việt nam VFA trong chương trình mua thóc tạm trữ năm 2009) thì giá 1 kg gạo lật chỉ còn là 5400 VNĐ (đã tính thêm 150VNĐ/kg cho phí xay sát), rẻ hơn ngô 25%.
  6. Chiến lược sản xuất thóc gạo và sử dụng thóc gạo trong chăn nuôi, bao gồm quy hoạch về diện tích, về chủng giống, về điều tiết lượng thóc gạo xuất khẩu, cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để có năng suất cao và đảm bảo giá thóc gạo sản xuất ra rẻ hơn ngô khoảng 10%.
  7. Chiến lược cần đặt mục tiêu trong 2-3 năm tới, hàng năm ngành thức ăn công nghiệp không phải nhập 1 triệu tấn ngô và  một nửa triệu tấn hạt mì dùng cho chăn nuôi.

KẾT LUẬN

Xét về mặt dinh dưỡng và về mặt giá cả, thóc gạo hoàn toàn khả thi trong việc thay thế ngô hay hạt mì trong khẩu phần thức ăn cho lợn và gia cầm. Nếu Nhà nước có chiến lược và tập trung chỉ đạo vấn đề này thì sự phụ thuộc của ngành thức ăn chăn nuôi vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu sẽ giảm mạnh; người nuôi, người sản xuất-chế biến thức ăn và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi rõ rệt đối với chiến lược này.

 

  TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

 

1.  Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012: Đề án nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2013-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Bản dự thảo lần 1

2.  Ffoulkes D., 1998: Rice as a livestock feed. Agnote, 1998, No J22 Agdex No: 121/10

3.  Kiyomy Kosaka, 1900: Feed grain substitutes and non-conventional feedstuffs for poultry and livestock in Japan. Extension Bulletin (ASPAC/FFTC) 1990 No. 308 pp. 15 pp. (www.cabdirect.org/abstracts/19916775375.html;jsessionid=E3F9245DEADDCA5013DAB65AFF33155A)

4.  He R.G., Y.L Ma, Y.Q. Wang, J.Y. Zhao and H.X. Wang, 1994: Study of the brown rice nutritional value by the pigs digestion and metabolism trial. J. of Center –China Agricultural University. 13(3): 268-273

5.  Li X.L., S.L. Yuan, X.S. Piao, C.H. Lai, J.J. Zang, Y.H. Ding, L.J. Han and In 6.  K.Han, 2006: The nutritional value of brown rice and maize for growing pigs. Asian-Aust. J. Anim. Sci. 2006, Vol 19, No. 6: 892-897

6. Patil R.T.: Rice Terminologies – Pos-Harvest Technology of rice (www.rhmp.co.in)

7.  Piao X.S., Defa Li, In K. Han, Y. Chen, J.H. Lee, D.Y. Wang, J.B. Li, D.F. Zhang, 2002: Evaluation of Chinese brown rice as an alternative energy source in pig diets. Asian-Aust. J. Anim. Sci. 2002, Vol 15, No. 1: 89-93

8.  Vicent, B., D. G. Valencia, M. Perez-Serrano, R. Lazaro and G.G. Mateos, 2008: The effect of feeding rice in substitution of corn and the degreeof starch gelatinization of rice on digestibility of dietary components and productive performance of young pigs. J. Anim. Sci. 2008, 86: 119-126

9.  World Bank: Global corn, soybean prices at all-time highs (www.wattagnet.com/153878.html)


Hà nội ngày 10 tháng 9 năm 2012

(Bài đã đăng trong proceeding của Hội thảo “Sử dụng thóc gạo thay thế ngô trong chăn nuôi” do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức ngày 4.10.2012 tai Hà Nội)



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y