Phòng Chống Dịch Bệnh, Tổn Thất Cho Heo Con Theo Mẹ | Vetshop.VN


Phòng Chống Dịch Bệnh, Tổn Thất Cho Heo Con Theo Mẹ

Đăng bởi: | ngày: 12.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Thế nào là heo con theo mẹ khỏe mạnh?
Thế nào là heo con theo mẹ khỏe mạnh? 
Thế nào là heo con theo mẹ khỏe mạnh? Heo con theo mẹ sẽ ngủ trong khu vực đèn úm. Nếu heo con không ngủ trong khu vực đèn úm, có thể là nhiệt độ quá nóng hoặc có khả năng heo mắc bệnh.

Heo con khi bú phải theo sát vú mẹ. Nếu heo con khi bú, không bám sát vào vú mẹ thì trường hợp này có thể heo con bú quá nhiều, tuyến vú heo mẹ có vấn đề, hoặc có khả năng heo mắc bệnh. Để biết chính xác nguyên nhân cần kiểm tra trên heo con.

Heo có ngoại hình đẹp, lanh lợi: 

Nếu da heo con bị dơ, heo không có sức lực, hoặc heo con quá ốm nổi xương ở vùng lưng. Có thể trong trường hợp này heo có thể bú không đủ sữa hoặc mắc bệnh. Nếu heo con mắc bệnh phải lập tức điều trị.

Lông mượt, linh hoạt, không tiêu chảy, không mắc bệnh ngoài da:

Da sần sùi, lông dựng đứng, heo không linh hoạt, có thể nghi ngờ heo mắc bệnh. Nếu tuyến sữa heo nái có vấn đề thì heo con sẽ bị ốm yếu.

Da hồng hào:

Nếu da trở nên trắng bệt có thể heo bị thiếu sắt hoặc mắc bệnh. Kiếm tra lại quá trình tiêm sắt. Nếu mắc bệnh nhanh chóng điều trị.

Tứ chi khỏe mạnh, tự do vận động:

Nếu heo con chân yếu có thể bị mẹ đạp. Xem xét heo có mắc bệnh viêm khớp hoặc vấn đề móng. Nếu cần thiết có thể điều trị bằng kháng sinh.

Rốn phải nông và khô:

Sau khi sinh nếu tiến hành cắt rốn cần đảm bảo vệ sinh sát trùng rốn cẩn thận. Nếu rốn bị sưng phải điều trị bằng kháng sinh.

Không bị sa ruột:

Heo có khả năng mắc bệnh sa ruột. Khi đẻ cần giữ khô chuồng trại.
Phải 4 ngày sau mới được sử dụng thuốc sát trùng. Sau khi sinh phải sử dụng cồn iot. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh cần điều trị bằng kháng sinh với sự tham khảo ý kiến của bác sĩ..

Việc bài tiết bình thường, không gặp vấn đề về ruột và bao tử:

Xem xét xem triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có khả năng truyền nhiễm rất cao, không được di chuyển heo nhiễm bệnh, người đi vào chuồng đó không được qua chuồng khác... Cần quan sát kĩ xem chỉ có một con mắc bệnh hay toàn bầy bị mắc. Nếu toàn bầy bị mắc tiêu chảy cần kiểm tra xem nái có vấn đề gì khi tiết sữa không. Khi heo bị tiêu chảy mất nước rất nhanh vì thế phải cung cấp nước đầy đủ cho heo. Nếu có khả năng nên cung cấp nước điện giải và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đầu luôn giữ thẳng:

Nếu đầu heo luôn lúc lắc có thể nghi ngờ heo mắc viêm màng nhĩ. Nếu một bên tai bị sưng có thể là do mạch máu bị vỡ. Việc điều trị bằng kháng sinh thường không mang lại hiệu quả.

1. Phương pháp kiểm tra heo:

  • Quan sát từng con một
  • Đánh giá thể trạng
  • Đáng giá da, lông heo
  • Quan sát hành động của heo, kiểm tra kĩ khớp và rốn.
  • Quan sát đầu heo có lúc lắc nhiều không
  • Quan sát bụng heo con trong toàn đàn. Nếu có thể nên ấn thử vào bụng heo.

2. Điều trị

Các biện pháp điều trị trong nông trại khi xây dựng cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y của trại.

Trước khi điều trị phải phán đoán mức độ hồi phục. Giả sử nếu không có khả năng hồi phục nên đào thải. Giả sử sau khi đã điều trị, heo không hồi phục cần phải xem xét xem nên điều trị tiếp hay đào thải.

Heo bị nhiễm bệnh cần phải giữ ấm, bổ sung nước uống. Nếu cần thiết cần lắp thêm đèn úm. Trong chuồng trại cần phải bổ sung thêm chổ chứa nước sạch.

3. Các nguyên nhân làm bệnh trở nặng

  • Điều trị trễ,
  • Số lần điều trị không đủ,
  • Di chuyển heo mắc bệnh,
  • Thiếu chuẩn bị thiết bị sưởi, thông gió cho heo bệnh.
Nguyên nhân chết heo con thời kỳ theo mẹ nhiều nhất là bị mẹ đè. Lượng sữa của nái giảm sút khiến thể trạng heo con không tốt dẫn tới tình trạng heo con bị nái đè gia tăng. Chính vì lý do này heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ để tăng khả năng vận động, đề kháng.

Nguyên nhân chết heo con thời kỳ theo mẹ nhiều nhất là bị mẹ đè. Sau đây là số liệu của một cuộc điều tra. Tỷ lệ heo chết do mẹ đè chiếm 55,3 % tổng số heo con chết trong vòng 3 ngày đầu, trong 10 ngày đầu chiếm 47,3 %, trong 20 ngày đầu chiếm 42,9 %, trong 30 ngày đầu chiếm 32 %, bình quân chiếm 44,4 %.

Tỷ lệ heo chết do mẹ đè theo ngày tuổi là: ngày 1 là 36 %, ngày 2 là 25 %, ngày 3 là 18 %, ngày 4 là 7 %. Tổng cộng trong vòng 4 ngày đầu chiếm tới 86 %.

Lượng sữa của nái giảm sút khiến thể trạng heo con không tốt dẫn tới tình trạng heo con bị nái đè gia tăng. Chính vì lý do này heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ để tăng khả năng vận động, tăng sức đề kháng.

Vào những tháng nóng do năng lực cho sữa của nái thường bị giảm sút và heo con nằm gần mẹ nên dễ bị đè.

Vào những tháng mát mẻ heo được bú sữa đầy đủ, nằm trong lồng úm cách xa mẹ nên hạn chế được vấn đề nái đè.

Chính vì vậy vào những tháng nóng cần bổ sung chất béo trong khẩu phần cho nái và tạo không khí mát mẻ cho chuồng.

Cũng theo tài liệu nghiên cứu, người ta chia cơ thể nái thành 3 phần mông, eo, ngực thì phần mông đè chết heo con chiếm 70 %; eo 15,2 %; ngực 14,8 %.

Ngoài lý do mẹ đè, heo con còn chết do những lý do như hạ đường huyết, tiêu chảy. Heo con sơ sinh đẻ ra thông thường chỉ số đường huyết 100 mg/dl. Nếu liên tục 2 ngày dưới 10mg/dl thì heo sẽ yếu dễ dẫn tới chết. Chính vì vậy heo con mới sinh cần được sưởi trong lồng úm và trong vòng 12 tiếng phải được bú sữa đầu đầy đủ.

Để khắc phục tình trạng hạ đường huyết, 2 tuần trước khi nái đẻ, cần cho nái ăn mỗi ngày khoảng 300 g cám trộn chất béo để heo con sinh ra tăng lượng glucogen, đồng thời tăng lượng chất béo sữa.

Sữa đầu sau khi sinh 1 tiếng, nếu uống 40~60 g, thì lượng globubin miễn dịch sẽ được truyền qua heo con cao (trong vòng 6 tiếng đầu được hấp thụ cao nhất). Nếu heo bú sữa đầu trong vòng 12 tiếng sẽ tăng lượng kháng thể trong máu giúp đề kháng các loại dịch bệnh.

Đặc biệt, những heo con có trọng lượng nhỏ nếu không được bú sữa đầu đầy đủ thì tỷ lệ chuyển sang nuôi thịt sẽ bị sụt giảm.

Nếu áp dụng cho bú phân chia, thì những con heo lớn khỏe mạnh ta để trong lồng úm, cho heo nhỏ và yếu bú trước.

Áp dụng biện pháp này một ngày 4 lần, cách hai tiếng lại cho bú, trong vòng 2 ngày giúp heo con bú sữa đầu đầy đủ và tăng tỷ lệ chuyển sang nuôi thịt.

Về nguyên nhân tiêu chảy, đa số là vi khuẩn gây viêm ruột kết. Các loại khuẩn này thường có trong phân dưới nền chuồng nên cần thiết phải duy trì nền chuồng sạch sẽ.

Khi heo con ngủ úp bụng xuống thường dẫn đến tỷ lệ tiêu chảy cao, nên ta cần quan tâm việc lắp đèn úm. Nếu tiêu chảy do thiếu sữa mẹ cần sử dụng các loại sữa bổ sung. Khi phát sinh tiêu chảy có thể sử dụng kháng sinh để điều trị.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y