Các Vấn Đề Về Tiêu Hóa Thường Gặp Ở Giai Đoạn Heo Con Sau Cai Sữa | Vetshop.VN


Các Vấn Đề Về Tiêu Hóa Thường Gặp Ở Giai Đoạn Heo Con Sau Cai Sữa

Đăng bởi: | ngày: 3.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Nuôi dưỡng và chăm sóc heo con ở giai đoạn sau cai sữa tốt là điều cần thiết và rất quan trọng vì không những giúp cho việc nuôi dưỡng heo thịt ở những giai đoạn sau phát triển nhanh, ít bệnh tật, mà còn gia tăng được hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi...

Các vấn đề thường gặp ở heo con sau cai sữa

Các vấn đề liên quan đến tiêu hóa:

Việc chuyển đổi thức ăn từ sữa mẹ (lỏng, dể tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng) sang thức ăn thô (khô cứng, khó tiêu hóa) sẽ gây ra các vấn đề sau:
Cơ thể bị mất kháng thể: Do trong sữa mẹ có chứa hàm lượng kháng thể cao. Sau cai sữa, kháng thể không còn được cung cấp, đường tiêu hóa vẫn còn mẫn cảm với bệnh dẫn đến hệ thống miễn dịch trở nên kém hơn.

Thức ăn thô cứng làm hệ thống ruột bị tổn thương: Dinh dưỡng được hấp thu tại ruột non qua nhung mao dài. Tuyến tụy và các đầu của nhung mao trong ruột non cũng sinh ra các enzyme tiêu hóa. Khi cai sữa, thức ăn thô, cứng làm các nhung mao ngắn lại, diện tích hấp thụ và khả năng tiêu hóa của nhung mao ruột giảm đi sẽ làm sự tiêu hóa thức ăn giảm.

Sự phát triển đường ruột của heo con trước và sau cai sữa
Sự phát triển đường ruột của heo con trước và sau cai sữa
Sự tiết Axit lactic bị gián đoạn vì bị cắt nguồn sữa dẫn đến dịch vị trong dạ dày không đủ, mặt khác sự tiết HCl của cơ thể kém đã làm giảm độ axit trong dạ dày làm cho pH tăng làm sự thay đổi mật độ vi khuẩn trong đường ruột, điều này đã tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Trong thức ăn có một số nhân tố đối kháng với dinh dưỡng gây phản ứng dị ứng và phản ứng đối kháng làm cho lớp nhung mao trong đường ruột teo lại và rụng đi dẫn đến bộ máy tiêu hóa của heo con bị tổn thương. Khả năng ăn vào kém do cơ thể chưa thích ứng kịp thời với việc thay đổi thức ăn mới.

Các vấn đề khác

Stress: Sau khi cai sữa heo con được chuyển từ chuồng đẻ sang chuồng heo cai sữa, khi đó môi trường sống thay đổi làm cho heo con chưa kịp thích nghi với điều kiện sống mới sẽ làm cho heo bỏ ăn trong vòng 1 – 2 ngày đầu. Nhưng 2 – 3 ngày sau vì đói nên heo ăn quá no, các chất dinh dưỡng trong đường ruột tiêu hóa không kịp dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Lây nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: Khi cai sữa, do phát sinh nhiều phản ứng stress làm sức đề kháng trong cơ thể heo con giảm xuống tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại thừa cơ hội xâm nhập vào cơ thể làm cho heo con dễ mắc bệnh.

Thích nghi kém: Do môi truờng sống thay đổi đột ngột.

Tóm lại: Ở giai đoạn sau cai sữa, khả năng tăng trưởng của heo con tăng trưởng và khả năng mắc bệnh tiêu chảy cao. Chính vì vậy giai đoạn này cần cung cấp cho heo con khẩu phần ăn sao cho phù hợp với đặc điểm tiêu hóa và khả năng hấp thu.

Cách nhận biết sự hiện diện của Anti –Tripsin trong Đậu Nành:

Bằng cách kiểm tra sự hiện diện của men Urease (là men chuyển Urea thành NH3). Do Urease và Anti –Tripsin đều bị khử ở cùng mức nhiệt độ như nhau nên khi kiểm tra trong mẫu đậu nành nếu không phát hiện Urease thì chứng tỏ mẫu không có Anti –Tripsin.

Để phát hiện sự có mặt của Urease người ta cho dung dịch urea với một chất chỉ thị màu (Phenol red) vào mẫu đậu nành cần kiểm tra. Sự có mặt của Urease trong mẫu (nếu có) sẽ làm urea chuyển thành NH3  làm tăng pH của mẫu, làm dung dịch thử chuyển màu (vàng -> đỏ nhạt). Tùy theo mức độ đậm nhạt của màu đỏ cho thấy sự có mặt của nhiều hay ít Urease, điều này chứng tỏ Anti –Tripsin còn hiện diện nhiều hay ít.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y